Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Quay trở lại tuyến quốc lộ 63 đoạn khu vực cầu Cái Bé, huyện Châu Thành (Kiên Giang) sau một khoảng thời gian VOV Giao thông phản ánh về tình trạng ô nhiễm không khí bởi những nhà máy sản xuất bột cá; hiện khu vực này ngày qua ngày vẫn còn nồng nặc mùi hôi tanh mỗi khi các nhà máy tại đây hoạt động.
Đứng trên cầu Cái Bé, dễ dàng nhìn thấy 2 màu khói trắng - đen từ các nhà máy bột cá thải ra môi trường bay khắp nơi kèm theo mùi hôi ngột ngạt.
Ông Nguyễn Văn Út, người dân tại đây cho biết, mùi hôi và khói từ các nhà máy bột cá sẽ càng thêm phức tạp vào thời điểm những ngày mưa. Cứ thế, qua thời gian, tình trạng ô nhiễm không có dấu hiệu thuyên giảm. Người dân nơi đây đành bất lực chịu trận: “Bây giờ ai ở đây mà không nói, mà nói thì nói nhưng đâu thấy có ai giải quyết gì đâu.”
Ngoài tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực huyện Châu Thành, hiện nay, tại tỉnh Kiên Giang còn nhiều bãi rác đang “tắc nghẽn”. Đó là những bãi tập kết rác thuộc huyện Gò Quao và huyện Giồng Riềng trên tuyến quốc lộ 61.
Hàng trăm tấn rác tồn đọng, chất đống ngổn ngang chưa thể xử lý được vì…chờ nhà máy đốt rác hoạt động. Nhà máy xử lý rác duy nhất của 3 huyện: Gò Quao, Giồng Riềng và Châu Thành chưa thể vận hành do còn vướng nhiều thủ tục và hiện ngành chức năng đang tích cực gỡ khó.
Bà Phạm Thị Hoàng, một người dân sống gần bãi rác trên quốc lộ 61 cho biết, tình trạng rác thải nằm chờ nơi xử lý cứ thế kéo dài và ngày một nhiều hơn, có khi quá tải tràn xuống đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân lân cận: “Ban đêm là ngủ không được, hôi lắm. Cả xóm phải đóng cửa sổ thì mới ngủ được chứ mở cửa sổ ra là hôi ghê lắm.”
Bãi rác ở khu vực xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất cũng rơi vào cảnh quá tải tương tự. Theo tìm hiểu, bãi rác tại đây tồn đọng lên đến trên 200.000 tấn là vì nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa gặp sự cố phải tạm ngưng hoạt động một thời gian. Hiện nhà máy đã khắc phục sự cố và được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận cho lắp đặt tăng cường 2 lò đốt với công suất 500 tấn/ngày nhằm xử lý số rác tồn đọng và phát sinh mới hằng ngày.
Sống gần núi rác, ông Danh Lô chỉ biết lắc đầu ngao ngán và mong chờ hướng giải quyết tốt hơn từ đơn vị quản lý có liên quan để môi trường sống được đảm bảo.“Hôi cũng phải chịu chứ biết sao giờ, cũng không biết phải đối phó như thế nào, hôi thì hôi chứ làm sao bây giờ. Sống ở đây khó lắm, giờ không biết đi đâu.”
Một “điểm nóng” ô nhiễm khác nằm trong bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cũ, khi có gần 200 tấn rác thải y tế nguy hại, chất đống chưa được xử lý. Nguyên nhân bởi lò đốt rác thải y tế cũ bị hư, còn lò đốt rác thải y tế mới ở huyện Châu Thành khi hoạt động thử nghiệm thì vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân bởi gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Không có phương án xử lý, bãi rác gần 200 tấn trong bệnh viện Đa khoa cũ ngày một phình to vì mỗi ngày có khoảng 1 tấn rác thải y tế mới phát sinh cộng vào. Ông Danh Thế, người dân sống cạnh lò đốt rác thải y tế mới đặt tại huyện Châu Thành cho biết: “Mùi như là đốt vải quần áo, rồi giống mùi thuốc sâu hôi khó chịu lắm. Lúc đốt là bụi bay đầy sân hết, rớt mấy hạt li ti đen kịn tới lúc mưa là mấy hạt đó nở ra đen thui giống nhớt vậy đó, lau lâu sạch lắm. Hôi như vậy chịu sao nổi. Nếu nhà nước cho hoạt động thì dân cũng đâu ép được nhưng phải lo cho dân di dời đi nơi khác, hay như thế nào cho ổn định.”
Yếu tố quan trọng ở một đô thị phát triển là tiêu chí Xanh – Sạch – Đẹp. Vì thế những “điểm đen” ô nhiễm cần sớm được xoá để tránh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, đảm bảo đời sống người dân.
Để làm được như vậy, rất cần sự quan tâm hơn nữa từ những người làm công tác quản lý để phát triển tỉnh Kiên Giang theo hướng xanh và bền vững.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.