Cái kết đắng cho tài xế leo vỉa hè giữa giờ cao điểm
Những người điều khiển xe máy cố tình leo vỉa hè, bất chấp mức phạt đã tăng cao… Và khi gặp cảnh sát giao thông, thì luồn lách với ý định “thông chốt”.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Một ngày đầu tháng 6 vừa qua, anh Phạm Văn Toàn (35 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng gia đình có 1 chuyến du lịch tại thành phố biển Nha Trang bằng xe ô tô cá nhân. Chuyến đi sẽ trọn vẹn nếu như hành trình lái xe quay trở lại TP.HCM không gặp sự cố đèn chiếu sáng khiến anh và những người trên xe được phen thót tim:
"Tôi lái xe từ Nha Trang vào lúc cuối giờ chiều, khi vào đến Vĩnh Hảo thì trời chập choạng tối, cứ ngỡ là do đặc thù của đoạn này là thiếu ánh sáng nhưng khi bất ngờ phát hiện 1 chiếc xe khác ở rất gần phía trước thì tôi đã giật mình phanh gấp. Khi cho xe vào trạm dừng nghỉ để kiểm tra thì mới biết đèn xe đã bị hỏng 1 bên làm giảm khả năng chiếu sáng, từ đó đến lúc về tới nhà tôi buộc phải tập trung cao hơn để đảm bảo an toàn cho cả nhà".
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Phạm Minh Quân – admin group Ôtô Sài Gòn Trên Đường Thiên Lý, quản trị viên trang An toàn giao thông – Văn hoá giao thông cho biết tình trạng này không phải là hiếm, nhất là đối với những người không thường xuyên lái xe.
Ông Phạm Minh Quân cho biết thêm: "Các hư hỏng thường thấy của các phương tiện khi đi trên cao tốc là sôi két nước, lỗi động cơ, bó máy, nổ lốp hay nhẹ hơn là bị đá văng nứt kính thậm chí là hết nhiên liệu do chủ quan không kiểm tra trước khi xe lên cao tốc. Theo tôi thì đa số tài xế tại nước ta lười và chủ quan, xem nhẹ việc kiểm tra xe trước khi khởi hành, đặc biệt là trước khi vào cao tốc".
Từ thực tế quản lý vận hành các tuyến cao tốc từ TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức Long Thành, ông Bùi Xuân Kiên - Đội phó đội vận hành công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (Vec E) cho biết không ít các trường hợp phương tiện hư hỏng trên cao tốc do người lái quên kiểm tra trước khi xuất hành, việc này tuy nhỏ nhưng nếu bị bỏ qua có thể dẫn đến những nguy cơ lớn không chỉ cho người lái và những người ngồi trên xe mà còn gây mất an toàn giao thông chung cho cả tuyến cao tốc:
"Theo tôi, một số tài xế không có thói quen kiểm tra phương tiện trước khi lên đường cao tốc là do tính chủ quan, đánh giá thấp rủi ro về các sự cố có thể gặp phải. Ngoài ra, một số tài xế chưa trang bị một số kiến thức cơ bản về xe để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng như: kiểm tra tình trạng lốp xe, nước làm mát, dầu máy, hệ thống phanh... Các hư hỏng nêu trên có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho việc lưu thông, không chỉ với bản thân người điều khiển phương tiện mà còn đối với các phương tiện khác. Khi phương tiện gặp các hư hỏng sẽ dẫn tới việc di chuyển bị chậm trễ lại, một số trường hợp làm ùn tắc giao thông nếu không được cứu hộ xử lý kịp thời hoặc gây ra tình trạng mất an toàn giao thông khi dừng đỗ trên đường cao tốc mà không có đặt đầy đủ các cảnh báo".
Ông Bùi Xuân Kiên cho rằng ciệc thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật đối với phương tiện trước khi lên cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng phương tiện tham gia giao thông và đơn vị vận hành các tuyến đường cao tốc:
"Kiểm tra phương tiện giúp cho việc phòng tránh các sự cố kỹ thuật về xe đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách; Ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn trên cao tốc, việc kiểm tra phương tiện giúp giảm thiểu tình trạng trên; Tránh được các tình huống xe bị chết máy, hết nhiên liệu hoặc hư hỏng giữa đường và đỡ phải mất thêm chi phí cứu hộ, sửa chữa; Tạo được thói quen cho người tham gia giao thông, thể hiện ý thức và văn hóa giao thông an toàn, văn minh".
Liên quan đến nội dung này, ông Bùi Xuân Kiên - Đội phó đội vận hành công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (Vec E) có 1 số khuyến cáo như sau:
"Một số khuyến cáo về việc kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường cao tốc: lái xe nên kiểm tra định kỳ trước mỗi chuyến đi: lốp xe, phanh, đèn chiếu sáng – tín hiệu, gương và kính chắn gió, nước làm mát, dầu máy, bình ắc quy, nhiên liệu...;Bảo dưỡng định kỳ theo các khuyến cáo từ nhà sản xuất: bảo dưỡng nhỏ thường từ 5.000-10.000km, bảo dưỡng lớn từ 20.000-50.000km, không nên để xe quá thời gian bảo dưỡng; Luôn luôn mang theo các thiết bị hỗ trợ và cảnh báo cũng như thông tin về các đơn vị cứu hộ trên đường cao tốc".
Những người điều khiển xe máy cố tình leo vỉa hè, bất chấp mức phạt đã tăng cao… Và khi gặp cảnh sát giao thông, thì luồn lách với ý định “thông chốt”.
Được thông xe vào năm 2023, tuy nhiên, từ đó đến nay, hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) đã nhiều lần ngập sau mưa. Mặc dù chủ đầu tư đã nhiều lần cam kết se khắc phục tình trạng này nhưng chỉ là lời hứa.
Khoảng 2.700 điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương cắt giảm. Cổng dịch vụ Công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện từ ngày 01/7/2025…
Sau 5 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, đông đảo người dân cả nước đã dần quen thuộc với việc thực hiện các giao dịch số không có sự xuất hiện của tiền mặt.
Trưa ngày 6/6, Đoàn tàu chở cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (nhiệm vụ A80) đã tới ga Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang triển khai thi công nhiều công trình, dự án trọng điểm nhằm phục vụ phát triển hạ tầng đô thị. Để đảm bảo tiến độ, các ngành chức năng đã cấp phép, cấp phù hiệu cho các phương tiện chuyên chở đất, bùn và nguyên vật liệu phục vụ thi công.
Đúng đợt cao điểm kiểm tra, phòng chống hàng giả, hàng nhái cũng như chuyển đổi số hộ kinh doanh, nhiều cửa hàng, ki-ốt trên phố cổ Hà Nội đồng loạt đóng cửa.