Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Thách thức khi tách làn trên quốc lộ

Nguyễn Yên: Thứ năm 05/06/2025, 15:10 (GMT+7)

Đề xuất nghiên cứu tách làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ của UB ATGTQG nhằm cải thiện ATGT đang nhận được sự chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng khi áp dụng phân làn xe trên các tuyến quốc lộ sẽ giúp giảm TNGT.

Song với điều kiện hiện nay sẽ gặp những khó khăn, thách thức khônghề nhỏ, thậm chí có thể lặp lại thất bại như phân làn trong đường đô thị. Vậy, những thách thức nào cần nghiên cứu, tính toán trước khi quyết định triển khai tách làn trên quốc lộ?

Quốc lộ 32 đoạn qua đường Hồ Tùng Mậu, thuộc địa bàn quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đây là đoạn tuyến nối quốc lộ 32 vào trung tâm thành phố, có mật độ giao thông rất đông và các loại hình phương tiện giao thông khác nhau đi lẫn lộn trên đường. Quốc lộ 32 ở khu vực này hiện có 3 làn xe mỗi bên, hoàn toàn đủ độ rộng để phân làn.

Nếu triển khai tách làn xe cơ giới và thô sơ trên tuyến quốc lộ này, theo người dân nơi đây, nó là giải pháp vừa giúp ngăn chặn tai nạn vừa giảm tránh cảnh lộn xộn trên đường:

"Nếu như phân làn xe máy, ô tô thì tai nạn giảm rất nhiều luôn, không còn cảnh trà trộn giữa làn xe máy, ô tô lẫn lộn nữa, người dân dần dần sẽ vào nề nếp hơn".

"Nếu làm được như thế thì đi nó an toàn hơn nhưng đường này đông lắm nên làm thế hơi khó, có khi còn ùn tắc hơn".

Các phương tiện di chuyển lộn xộn trên quốc lộ 32 đoạn qua đường Hồ Tùng Mậu

Các phương tiện di chuyển lộn xộn trên quốc lộ 32 đoạn qua đường Hồ Tùng Mậu

Trong khi đó, dù ủng hộ khi tách làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn giao thông, tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông bày tỏ băn khoăn về cách thức triển khai:

"Phân làn theo dải phân cách cứng hay mềm, sẽ áp dụng với các tuyến quốc lộ như thế nào, các lối mở hay hệ thống cầu vượt cho xe cơ giới khi chuyển hướng không ảnh hưởng dòng xe khách thì những nơi mình đi qua hầu như chưa đáp ứng được".

"Khó khăn về giải phóng mặt bằng, tiền đầu tư, người ta đang di chuyển thành thói quen giờ bắt đi xa thêm mới được vòng quay đầu cũng khó nhưng sẽ thành thói quen, người dân sẽ chấp hành thôi, như ở Hải Phòng đi làn nào ra làn nấy"

"Đường 5 bây giờ làn đường xe máy gần như làn hỗn hợp, cả ô tô và xe máy, rất nguy hiểm. Lưu lượng quá đông, đường tắc quá, ô tô phải lấn vào để giảm phương tiện đằng sau, cứ mãi như thế'.

thach_thuc_tach_lan_quoc_lo (3)

Trên tuyến quốc lộ 5, hiện có một số đoạn đã xây dựng làn đường riêng dành cho xe máy để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, qua thực tế, ông Trịnh Phan Thịnh, Phó giám đốc Ban Quản lý Quốc lộ 5 đánh giá, với đặc thù tuyến quốc lộ này thường xuyên quá tải lưu lượng, nhiều xe có trọng tải lớn, nhiều điểm mù, lưu thông cùng với các phương tiện có kích thước nhỏ như xe máy và xe thô sơ thì nguy cơ tai nạn rất cao; việc phân làn sẽ giúp tạo nên trật tự, an toàn và giao thông thông suốt.

Tuy nhiên, để triển khai toàn tuyến giải pháp này, theo ông Thịnh sẽ gặp nhiều thách thức: "Thách thức về hạ tầng, quốc lộ 5 có nhiều đoạn bám sát khu dân cư, không gian hai bên đường rất hạn chế, việc mở rộng đường để bố trí làn riêng cho xe máy và xe thô sơ không dễ thực hiện, chi phí lớn, tác động đến đời sống người dân địa phương. Thứ hai là mật độ cao, đặc biệt là lưu lượng xe máy ở các khu công nghiệp, thách thức về mật độ là rất lớn".

Nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông do chưa thể tách làn phương tiện trên quốc lộ 5

Nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông do chưa thể tách làn phương tiện trên quốc lộ 5

Với đặc thù các tuyến quốc lộ hiện nay, ông Vũ Đức Hạnh, Phó Giám đốc sở Xây dựng Hải Dương cho rằng, giải pháp phân làn phương tiện nếu làm không phù hợp sẽ dẫn tới ùn tắc trên các đoạn tuyến có mật độ cao, mặt khác cần phải rà soát đóng các đấu nối trực tiếp ra quốc lộ:

"Tôi cho rằng chúng ta cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường gom hoặc đường bên hai tuyến quốc lộ 5 để dành riêng cho xe máy, xe thô sơ lưu thông, còn lại quốc lộ 5 dành cho các phương tiện cho hành trình dài. Chúng ta phải nâng cấp quốc lộ, mở rộng ra hoặc xây đường trên cao như Vành đai 3. Chúng ta cần căn cứ vào tình hình thực tế, tình trạng mặt đường và lưu lượng để phân làn cho phù hợp"

PGS.TS Doãn Minh Tâm, chuyên gia giao thông cũng chỉ ra rằng, để hiện thực hóa đề xuất phân làn phương tiện trên quốc lộ phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện:

"Tổ chức giao thông dựa vào quy hoạch, dựa vào ý nghĩa, chức năng của từng tuyến đường để tổ chức cho hợp lý. Việc phân làn, tách làn xe trên quốc lộ là ý tưởng chung, nếu dừng lại như vậy thì chưa triển khai được vì hiện nay chúng ta có quốc lộ 2 làn xe, 4 làn xe. Tổ chức như thế nào là vấn đề khoa học, trước khi tổ chức cần sự chuẩn bị các nguyên tắc, phương án, giải pháp để thực hiện cho tốt".

Ông Vũ Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải nhấn mạnh, để thực hiện giải pháp này cần có sự tính toán lưu lượng phương tiện đi lại trên các tuyến quốc lộ và lựa chọn những tuyến đường đủ rộng, đảm bảo các yếu tố về mặt hạ tầng:

"Chúng ta cần xem xét đến phạm vi triển khai, các mô hình nào để áp dụng cho từng khu vực, từng quy mô các tuyến quốc lộ cần nghiên cứu một cách khoa học. Chúng ta không chỉ cần xem xét tổ chức giao thông trên các tuyến quốc lộ mà cần tổ chức giao thông lại ở các đoạn cửa ngõ vào đô thị là cực kỳ quan trọng trong quản lý giao thông và đảm bảo an toàn giao thông".

Cần có sự tính toán lưu lượng phương tiện đi lại trên các tuyến quốc lộ và lựa chọn những tuyến đường đủ rộng, đảm bảo các yếu tố về mặt hạ tầng.

Cần có sự tính toán lưu lượng phương tiện đi lại trên các tuyến quốc lộ và lựa chọn những tuyến đường đủ rộng, đảm bảo các yếu tố về mặt hạ tầng.

Phần lớn quốc lộ ở nước ta hiện đang tổ chức giao thông hỗn hợp giữa phương tiện cơ giới và xe thô sơ, không có sự phân tách. Việc tách riêng làn phương tiện được đánh giá sẽ giúp hạn chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc. Tuy nhiên, muốn áp dụng biện pháp này, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, các quốc lộ phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Khi nào quốc lộ mở được làn riêng?".

Giải pháp phân tách làn đường giao thông giữa các phương tện không phải là đề xuất mới. Từ nhiều năm trước, trên các tuyến quốc lộ, trong các tuyến đường nội đô đã nhiều lần thực hiện thí điểm phân làn đường dành riêng cho ô tô, xe máy và xe thô sơ. Thực tế nhiều nơi đã triển khai thành công, tuyến quốc lộ 1 đoạn cửa ngõ đi vào TP.HCM  sau khi phân làn và lắp đặt dải phân cách cứng đã không còn cảnh xe gắn máy lưu thông vào làn xe tải; tai nạn gây thương vong đã giảm hẳn.

Do đó, đề xuất tách làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ là một trong những biện pháp có ý nghĩa lớn để đảm bảo an toàn giao thông cho hệ thống các tuyến quốc lộ hiện nay.

Tuy nhiên, giải pháp này có lẽ không thể thực hiện theo một cách máy móc, mà phải căn cứ vào tình hình thực tế, nghiên cứu một cách khoa học, căn cứ điều kiện cụ thể của từng tuyến đường để chọn thiết kế, tổ chức một cách phù hợp.

Trước mắt, cần nghiên cứu theo nguyên tắc hạ tầng hiện có đến đâu thì triển khai làm đến đấy. Ưu tiên thực hiện thí điểm ở các tuyến quốc lộ đoạn qua khu vực ngoài đô thị, ngoài khu dân cư được phép lưu thông với tốc độ cao lại có điều kiện sử dụng đất rộng rãi và mật độ xe không quá cao. Thí điểm trên các đoạn tuyến này sẽ không có nỗi lo gây thêm ùn tắc và nguồn lực để đầu tư cũng không quá lớn nên tính khả thi cao hơn.

Còn với các tuyến quốc lộ mà nhà dân bám sát mặt đường, đi qua các khu công nghiệp, khu chế xuất, có mật độ phương tiện thường xuyên ở mức cao, nhiều điểm đấu nối trực tiếp ra quốc lộ thì để đảm bảo mục tiêu nâng cao an toàn, giảm tai nạn cũng khó để có thêm làn đường dành riêng cho các phương tiện khác nhau. Thay vào đó, cơ quan chức năng dùng những giải pháp về quản lý tốc độ phù hợp, xây dựng thêm cầu vượt; cải tạo các nút mở, điểm đấu nối với các khu, cụm công nghiệp để giảm nguy cơ tai nạn.

Việc phân làn trên quốc lộ là một giải pháp được đề xuất nhằm đảm bảo an toàn giao thông, nhưng nếu triển khai mà không nghiên cứu kỹ sẽ khiến việc thực hiện tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao…Do đó, muốn việc phân làn giao thông trên quốc lộ đạt kết quả, cần có những tổng kết, rút kinh nghiệm từ các lần thực hiện phân làn phương tiện trước đó.

Việc tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc phân làn sẽ giúp đề ra các giải pháp tổ chức giao thông một cách hiệu quả hơn cho các tuyến quốc lộ và cả những tuyến đường nội đô, đặc biệt khi dự kiến trong tháng 6 này, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai phân làn cứng, tách riêng ôtô và xe máy trên một số tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công và cầu Nhật Tân.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Danh sách 451 ô tô bị phạt nguội tháng 5

Hà Nội: Danh sách 451 ô tô bị phạt nguội tháng 5

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) vừa thông tin danh sách 451 xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bị phát hiện qua hệ thống camera giám sát giao thông trong tháng 5/2025 (từ ngày 1-31/5/2025).

Sự thật phía sau việc giáo viên bị tố thiếu chuẩn mực tại trường Marie Curie - Long Biên

Sự thật phía sau việc giáo viên bị tố thiếu chuẩn mực tại trường Marie Curie - Long Biên

Do nghi vấn học sinh không trực tiếp thực hiện bài tập về nhà nên cô giáo tại trường Marie Curie, Long Biên, Hà Nội, đã chất vấn học sinh và quay lại clip dẫn đến tình trạng học sinh này bị hoảng loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ, phản ứng stress cấp.

Hơn 700.000 người học lái xe chưa biết bao giờ được sát hạch

Hơn 700.000 người học lái xe chưa biết bao giờ được sát hạch

Hiện cả nước có hơn 700.000 học viên đã hoàn thành việc đào tạo, nhưng chưa được sát hạch để cấp giấy phép lái xe (GPLX). Nguyên nhân chưa tổ chức thi sát hạch lái xe là do liên quan đến đấu thầu, thuê các cơ sở đủ tiêu chuẩn để tổ chức sát hạch, nên mất thêm nhiều thời gian.

Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 vượt 20.300 đồng/lít.

Lý do Công binh khẩn cấp cắt cầu phao Phong Châu

Lý do Công binh khẩn cấp cắt cầu phao Phong Châu

Vì sao cầu phao Phong Châu bất ngờ bị cắt khẩn cấp? Cùng tìm hiểu toàn cảnh sự việc và phản ứng của chính quyền địa phương.

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết cả nước có 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết cả nước có 34 tỉnh, thành phố

Sáng nay (12/6), tại Kỳ họp thứ 9, sau khi thảo luận, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.

Không để “nước ngọt” gây ra hệ quả “đắng”

Không để “nước ngọt” gây ra hệ quả “đắng”

Việt Nam đang phải đối mặt với một “dịch bệnh thầm lặng” – gây ra bởi tình trạng tiêu thụ nước giải khát có đường ngày càng tăng, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.