Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Kiểm soát khí phát thải từ nhà máy rác, làm sao để đảm bảo an toàn?

Hải Hà - TS. Trịnh Thị Thắm: Chủ nhật 14/08/2022, 05:00 (GMT+7)

Công nghệ điện rác là công nghệ hiện đại, được cho là giải pháp căn cơ để xử lý rác thải sinh hoạt ở các các đô thị hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề môi trường nếu không được kiểm soát, giám sát tốt trong quá trình thực hiện.

Là người trực tiếp tham gia Hội đồng đánh giá Báo cáo tác động môi trường (ĐTM) dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý, ông Đỗ Thanh Bái, Tổng thư ký Hội đồng trách nhiệm xã hội tự nguyện trong các doanh nghiệp hóa chất cho rằng: Mặc dù nhà máy Thiên Ý sử dụng công nghệ tốt nhất hiện nay của châu Âu và đáp ứng đúng các quy định của pháp luật hiện hành, song cá nhân ông vẫn còn nhiều băn khoăn. Đơn cử như, việc kiểm soát chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình xử lý dioxin và furan hay về vấn đề bụi.

"Theo như cam kết của ĐTM là có thể lọc bụi 99%,  1% mà chủ yếu là bụi mịn. Đây cũng là vấn đề các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư cũng phải cân nhắc làm sao tiếp tục giảm .Bởi vì trong 1% này có thể chứa các loại độc chất như dioxin/furan. Nếu chủ đầu tư sử dụng hệ thống lọc bụi như hiện nay thì phải có quy trình bảo dưỡng thiết bị rất tốt để luôn luôn duy trì hiệu suất 99%, nếu 98% hay thấp hơn nữa rất là nguy hiểm", ông Đỗ Thanh Bái nêu ý kiến.

Tiến sĩ vật lý plasma Doãn Hà Thắng cho rằng, Việt Nam nên tham khảo các bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để quản lý, giám sát hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải.

Đơn cử, năm 2020 Trung Quốc có 400 nhà máy đốt rác với tỷ lệ đốt là 47%, tăng hơn 4 lần so với 10 năm trước. Quốc gia này đang đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát ô nhiễm khí thải thứ cấp do hiệu ứng nhớ của bộ lọc khí ướt trong các nhà máy tái giải phóng khí dioxin và furan.

Khí dioxin và furan phát sinh nếu quá trình đốt không đủ nhiệt độ. Bởi vậy, theo ông Thắng, để hạn chế lượng phát thải khí độc từ các nhà máy xử lý chất thải thì Việt Nam ngoài đầu tư công nghệ đốt rác, cần quan tâm đầu tư đến công nghệ xử lý khí phát thải trong quá trình đốt: "Nếu quá trình xử lý khi được đốt 1200 độ C và làm lạnh trong 6s thì không cần đưa máy móc đắt tiền để phân tích khí đầu ra. Chúng ta chỉ cần thiết bị rất đơn giản là 1 thiết bị đo nhiệt độ 1200 độ và 1 thiết bị đo lưu lượng khí để tính được tốc độ chảy ra ngoài".

Dioxin/ furan là chất độc nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ nội tiết… Do đó, theo GS Hoàng Xuân Cơ, Giảng viên cao cấp khoa môi trường, Đại học khoa học tự nhiên, cần phải xử lý  khí này thông qua việc kiểm soát nhiệt độ buồng đốt:

"Dioxin và khí furan không phải xử lý khi nó đã phát sinh mà phải xử lý để nó không phát sinh. Khâu đốt và khâu làm nguội là 2 cái chúng ta phải khống chế, kiểm soát được nhiệt độ. Vấn đề ai kiểm soát? Nhà máy kiểm soát. Nhưng ai giám sát? Cơ quan nào giám sát? Cơ quan nào giám sát để người dân tin tưởng. Thế thì cần tính minh bạch hơn".

Empty

GS Hoàng Xuân Cơ đề xuất, trong giai đoạn mới vận hành, Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội cần phải thuê một bên thứ 3, một nhóm các nhà khoa học để kiểm tra hệ thống ghi nhận về nhiệt độ, kiểm soát quá trình vận hành của nhà máy để đảm bảo quá trình vận hành không sinh ra dioxin /furan.

TS Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, theo kinh nghiệm quốc tế, các nhà máy xử lý chất thải công suất càng lớn, càng cần phải chú ý và thắt chặt hơn đối với những quy chuẩn, tiêu chuẩn về khí thải, chất thải. Nhà máy điện rác Thiên Ý có công suất lớn, nằm ở gần trung tâm Hà Nội cần có những biện pháp kiểm sát sao hơn và huy động sự giám sát từ cộng đồng:

"Các cơ quan cũng như chủ đầu tư tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường, công khai kết quả quan trắc bảo vệ môi trường, công khai một số kết quả khác trong giai đoạn vận hành để người dân tin tưởng. Tăng cường năng lực của các cơ quan trong việc kiểm tra, giám sát vận hành các cơ sở này",TS Hoàng Dương Tùng cho biết thêm.

Tại Trung tâm điều hành, các kỹ sư sẽ điều khiển lò qua hệ thống camera.

Tại Trung tâm điều hành, các kỹ sư sẽ điều khiển lò qua hệ thống camera.

Hiện Việt Nam có 3 nhà máy điện rác hoạt động tại Cần Thơ, Bắc Ninh và Hà Nội. Các nhà máy này hiện đang thực hiện theo  các quy định Quy chuẩn Việt Nam 61 (QCVN 61) đối với những nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và theo Quy chuẩn Việt Nam 30, đối với những lò đốt công nghiệp.

Ông Nguyễn Thành Yên, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý chất thải, Tổng cục môi trường cho biết, công tác giám sát hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải được thực hiện thông qua truyền dữ liệu quan trắc môi trường về Sở Tài nguyên môi trường của các địa phương, nhưng trong đó không có khí dioxin mà cần phải thực hiện riêng lẻ:

"Doanh nghiệp phải tự quan trắc dioxin ít nhất là 1 năm/lần để kiểm tra. Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, trung ương, địa phương, hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất sẽ phải so sánh với quy chuẩn", ông Nguyễn Thành Yên nói.

Ông Yên cho biết thêm, hiện Bộ Tài Nguyên và môi trường đang lấy ý kiến Bộ ngành, các địa phương và Bộ Khoa học và công nghệ về Quy chuẩn mới về khí thải công nghiệp mới, có tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc. Trong đó, các tiêu chuẩn về dioxin chặt và ngặt nghèo hơn.

Một số chuyên gia nêu ý kiến, hiện nay có một khoảng trống giữa các cam kết của chủ đầu tư các nhà máy xử lý chất thải và quá trình triển khai thực hiện.

Bởi vậy, để có thể thực hiện theo đúng những cam kết, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư và sự sát sao trong hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý môi trường với mục tiêu hướng tới là bảo vệ môi trường và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng dân cư.

9

Số lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày tại các đô thị có xu hướng ngày càng gia tăng. Vấn đề đặt ra là lựa chọn biện pháp xử lý rác thải nào phù hợp, vừa giải quyết được bài toán rác thải, vừa đáp ứng được yêu cầu kinh tế và bảo vệ môi trường?

TS. Trịnh Thị Thắm, giảng viên Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ góc nhìn với  VOV Giao thông qua bài viết: "Minh bạch kết quả quan trắc khí thải, huy động giám sát cộng đồng".

Những năm gần đây, phương pháp đốt chất thải rắn được đưa vào áp dụng để giải quyết bài toán xử lý chất thải rắn tại Việt Nam. Tuy nhiên, khí thải phát sinh trong quá trình xử lý rác bằng phương pháp đốt lại đang là một bài toán khác đặt ra cho các nhà quản lý môi trường bên cạnh xử lý tro xỉ và tro bay.

Đối với khí thải, ngoài bụi và các khí thải thông thường như NOx, SO2, CO2,…, thì Dioxin/Furan trong khí thải các lò đốt là một thông số cần được quan tâm đặc biệt do tính độc và sự bền vững của nó trong môi trường.

Đốt chất thải rắn có thành phần Clo, kim loại ở điều kiện nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để phát sinh Dioxin/Furan trong khí thải và tồn tại cả trong tro xỉ và tro bay. Vậy, giải pháp nào để kiểm soát khí thải của các nhà máy đốt chất thải rắn?

Các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và các quy định về đánh giá tác động môi trường cho thấy, để các nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động, nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, tham vấn cộng đồng và chuyên gia về báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như công khai toàn bộ báo cáo đánh giá tác động môi trường để đảm bảo tính minh bạch và sự giám sát chặt chẽ của không chỉ các nhà quản lý mà cả cộng đồng dân cư.

Về mặt kỹ thuật, hiện đang có sự chênh lệch về nồng độ lớn nhất của Dioxin/Furan trong khí thải theo Quy chuẩn 61 (0,6 ngTEQ/Nm3) so với tiêu chuẩn của Châu Âu (0,1 ngTEQ/Nm3) và nhiều nước trên thế giới. Chính mức độ tiêu chuẩn này cũng đã và đang gây nhiều sự lo lắng cho các nhà khoa học khi đánh giá ảnh hưởng của nhóm chất này trong khí thải từ nhà máy đốt rác đến sức khỏe cộng đồng

Để hạn chế các ảnh hưởng của chất thải nói chung và khí thải nói riêng của các nhà máy đốt rác, có thể thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về quan trắc và giám sát khí thải, tro xỉ và tro bay theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, theo quy định tại Nghị định số 08/2022 trong quá trình vận hành nhà máy, các chủ đầu tư ngoài việc vận hành đầy đủ các công trình xử lý chất thải  theo giấy phép môi trường, phải thực hiện báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường.

Đồng thời, cần công khai minh bạch kết quả quan trắc khí thải với sự giám sát không chỉ từ phía cơ quan quản lý mà cả cộng đồng dân cư, những người chịu tác động trực tiếp từ hoạt động của nhà máy.

Thứ ba, công tác thanh tra và kiểm tra cũng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ với chế tài xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP. Theo các Nghị định này, vi phạm về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, vi phạm về thực hiện giám sát và quan trắc môi trường, vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa thông số ô nhiễm vào môi trường với các mức xử phạt cao nhất có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Thứ tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần có những sự quan tâm nhất định để tăng cường năng lực cho các đơn vị trực thuộc Bộ có các phòng thí nghiệm môi trường để có đủ tư cách làm trọng tài trong vấn đề quan trắc và giám sát khí thải tại nhà máy xử lý rác.

Thứ năm, công tác kiểm kê khí thải cũng cần triển khai thực hiện một cách đồng bộ để có những đánh giá đầy đủ về lượng khí thải phát sinh dựa trên nguyên liệu đầu vào và công suất hoạt động của nhà máy bên cạnh kết quả quan trắc tự động liên tục và quan trắc định kỳ.

Hải Hà - TS. Trịnh Thị Thắm/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.

TP.HCM muốn khai thác tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông, cần kế hoạch tổng thể

TP.HCM muốn khai thác tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông, cần kế hoạch tổng thể

Nhằm có thêm nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng của Đảng và Nhà Nước, TPHCM đang chuẩn bị lộ trình nhằm tạo ra được tín chỉ carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.