Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Kiểm định khí thải: Ô nhiễm không thể chỉ đổ tại xe máy

Huy Văn - Lê Tùng: Thứ hai 19/09/2022, 18:53 (GMT+7)

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có báo cáo kết quả Chương trình đo kiểm khí thải mô tô, xe gắn máy cũ và đề xuất lộ trình kiểm định khí thải trên địa bàn thành phố. Lập tức nội dung này đã thu hút sự chú ý của người dân với nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội, giai đoạn 2024-2025, thành phố sẽ tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt.

Sau thí điểm, từ năm 2026, xe 3 - 5 năm sử dụng trở lên phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng. Thành phố sẽ nghiên cứu áp dụng thu phí khí thải cho các khu vực theo phân vùng bảo vệ.

Theo bà Lê Thanh Thuỷ - Trưởng phòng Quản lý dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ Môi trường, đề xuất của Sở TNMT dựa trên tình hình ô nhiễm không khí đang ngày một nghiêm trọng tại Thủ đô, cũng như số lượng xe máy cũ đang chiếm đa số.

Hiện tính đến tháng 7/2022, Hà Nội có hơn 7,6 triệu phương tiện, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 6,5 triệu xe máy, mô-tô các loại và khoảng 180.000 xe máy điện. Số lượng xe máy có niên hạn trên 10 năm đang chiếm 72,58%. Dự tính đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 7,7 triệu xe máy.

Số lượng phương tiện tăng nhanh sẽ kéo theo những ảnh hưởng xấu tới bầu không khí và sức khỏe của người dân. Bà Lê Thanh Thủy cho biết: “Nếu tại các quận, huyện nồng độ bụi PM 2.5 tăng lên khoảng 28,15 đến 39,4 micro-gram/m3 thì có thể gây ra khoảng 2.855 ca tử vong; và sự gia tăng nồng độ bụi sẽ làm cho mỗi năm có khoảng 1.062 ca nhập viện.

Tình trạng phơi nhiễm từ khí thải xe máy ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và với nhu cầu cấp thiết về mặt môi trường như vậy thì cần thiết phải xây dựng và ban hành những quy định, chế tài về quản lý phát thải nói chung đối với cả các phương tiện cơ giới như là xe mô tô và xe gắn máy”.

Tính đến tháng 7/2022, Hà Nội có hơn 7,6 triệu phương tiện, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 6,5 triệu xe máy, mô-tô các loại và khoảng 180.000 xe máy điện. Số lượng xe máy có niên hạn trên 10 năm đang chiếm 72,58%. Dự tính đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 7,7 triệu xe máy

Tính đến tháng 7/2022, Hà Nội có hơn 7,6 triệu phương tiện, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 6,5 triệu xe máy, mô-tô các loại và khoảng 180.000 xe máy điện. Số lượng xe máy có niên hạn trên 10 năm đang chiếm 72,58%. Dự tính đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 7,7 triệu xe máy

Có thể thấy, đề xuất của Sở TNMT là cơ sở để có thể giúp các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Hầu hết, người dân đều đồng tình kiểm tra khí thải của xe máy, nhưng vẫn còn cân nhắc đến giá thành cho một lần kiểm định:

“Về kiểm tra khí thải của xe máy, theo ý kiến riêng của tôi thì thấy rất tốt, phí không cao. Nói chung khí thải ô nhiễm thì quá nhiều, đi đâu mà tắc đường hoặc là kẹt xe cái là khí thải nhiều không chịu nổi. Xe cũ thì nhiều quá mình không kiểm soát nổi, xe cũ chạy nhiều lắm”.

“Xét thực tế theo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam thì chưa phù hợp, ở chỗ là nếu đóng bảo hiểm tự nguyện hiện nay chỉ tầm từ 70.000 – 100.000 đồng/năm, mà bây giờ 1 năm kiểm tra khói 1 lần mà lại 50.000 đồng thì là hơi cao, có thể là 30.000 đồng thì rất nhiều người sẽ làm. Thế còn 50.000 thì có thể khoảng 25% số người sẽ làm, theo tôi hiểu là như thế”.

“Nếu để tốt cho môi trường thì khoảng 1 năm kiểm tra định kỳ cũng là vấn đề tốt. Tôi đang sử dụng nhiều loại xe, có khi 1 năm kiểm tra đến 3 -4 lần cơ, tại vì nó liên quan đến độ an toàn, 2 là mình đi lại, sử dụng phương tiện cũng yên tâm về chất lượng sử dụng và để đảm bảo cho môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp hơn”.

Để chính sách kiểm định khí thải xe máy nhận được sự đồng thuận từ đa số người dân, không thể chỉ tính đến lợi ích về tiết kiệm chi phí xăng dầu mà còn cần quan tâm tới nhiều vấn đề khác

Để chính sách kiểm định khí thải xe máy nhận được sự đồng thuận từ đa số người dân, không thể chỉ tính đến lợi ích về tiết kiệm chi phí xăng dầu mà còn cần quan tâm tới nhiều vấn đề khác

Khi thông tin được đăng tải trên fanpage VOV Giao thông, có những phản hồi trái chiều đối với đề xuất. Trong đó, không ít phản hồi cho rằng, thông tin Sở TNMT “khảo sát trực tiếp 3.800 chủ xe máy trên địa bàn và 86 % trong số đó ủng hộ chính sách kiểm soát khí thải” là không thể hiện đúng quan điểm của người dân toàn thành phố.

Về vấn đề này, bà Lê Thanh Thủy cho biết, khảo sát trên được thực hiện trong chương trình đo kiểm, hỗ trợ bảo dưỡng đối với xe gắn máy từ ngày 12/11 - 12/12/2021 nhằm kiểm tra mức phát thải thực tế loại phương tiện này: “Trong quá trình thực hiện chương trình chúng tôi có tiến hành khảo sát khoảng hơn 3.800 người dân về độ cần thiết của việc kiểm soát khí thải xe máy.

Kết quả khảo sát cho thấy 91% người dân được hỏi cho rằng đó là việc cần phải làm để bảo vệ chất lượng không khí và khoảng 86 % người dân được hỏi trả lời là sẽ tham gia kiểm định khí thải xe máy”.

Còn đối với sự lo lắng của người dân về chi phí kiểm định và bảo dưỡng xe máy định kỳ để đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, bà Đỗ Văn Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng cho biết, việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phương tiện tốn ít nhiên liệu hơn khoảng 7% mỗi năm. Đấy là lợi ích đầu tiên về mặt kinh tế lại vừa kéo theo lợi ích về mặt sức khỏe và môi trường:

“Tính toán của các chuyên gia trong quá trình bảo dưỡng vừa rồi thì có thể nhìn thấy, nếu như người dân bỏ ra số tiền bảo dưỡng hàng năm khoảng 200.000 VNĐ, thì chi phí tiết kiệm nhiên liệu tính theo giá xăng dầu hiện nay tại Hà Nội, tiết kiệm được khoảng 238.000 VNĐ và TP.HCM khoảng 181.000 VNĐ.

Như vậy, chi phí kiểm định tiêu chuẩn khí thải sẽ không làm tăng gánh nặng cả về mặt kinh tế cho người dân, lẫn cả tăng gánh nặng kinh tế cho nhà nước”.

Tuy nhiên, theo chuyên gia giao thông, TS.Nguyễn Xuân Thủy, để chính sách kiểm định khí thải xe máy nhận được sự đồng thuận từ đa số người dân, không thể chỉ tính đến lợi ích về tiết kiệm chi phí xăng dầu mà còn cần quan tâm tới nhiều vấn đề khác:

“Quan điểm của tôi là tiêu chí để đo mức độ nhiễm của nước mình không nên lấy nguyên xi của Châu Âu vào, mà mình phải ở mức độ thấp hơn. Vì điều kiện mức sống của nhân dân còn thấp, người dân cũng phải dùng phương tiện giao thông để mà kiếm ăn.

Đối với cái chính sách đối với người dân thì phải hợp lòng dân và phải đúng với thực tiễn Việt Nam mình. Theo tôi mỗi cái xe máy mà thu đi do vi phạm khí thải, phải thu nhưng trợ giá cho người dân, mỗi xe phải trợ giá 6-10 triệu thì người ta mới mua được cái xe mới.

Chúng ta đã giám sát khí thải ô tô trong cái kiểm định rồi, vậy đối với xe máy cũng đến lúc cũng phải kiểm soát, nhưng mà phải có lộ trình, là xem quan điểm và cách thức kiểm tra như thế nào. Chúng ta không thể là một lúc kiểm tra 6 triệu xe máy”.

Không thể cho rằng xe máy là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại đô thị

Không thể cho rằng xe máy là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại đô thị

Cũng theo TS.Nguyễn Xuân Thủy, việc áp dụng kiểm định khí thải xe máy nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường là đúng đắn, cần thiết, nhưng không thể cho rằng xe máy là nguyên nhân chính.

Thay vào đó, cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới cả các loại phương tiện khác, cũng như phát triển đồng bộ hệ thống giao thông công cộng.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: Không thể chỉ đổ tại xe máy

Có thể thấy, việc kiểm định khí thải xe máy là 1 chính sách cần phải thực hiện, bởi vì nó mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nhưng ô nhiễm không khí đô thị không chỉ tới từ xe máy. Số lượng ô tô tại Hà Nội tuy chỉ có 1 triệu xe, ít hơn nhiều so với số lượng xe máy nhưng lượng khí thải mà loại phương tiện này “đóng góp” cũng không hề nhỏ.

Bên cạnh đó còn phải kể tới xe buýt. Dù đã có lộ trình thay mới hoàn toàn đội xe buýt bằng xe buýt điện từ năm 2025, nhưng hiện tại, những chiếc xe buýt cũ xả khói đen kịt chạy trên đường phố không phải là chuyện hiếm thấy.

Để giảm ô nhiễm không khí một cách hiệu quả không thể chỉ dựa vào kiểm định khí thải xe máy. Bên cạnh quản lý, kiểm định khí thải các loại phương tiện khác, cần hướng tới phát triển mạnh và đồng bộ hệ thống giao thông công cộng; để người dân từ bỏ dần xe cá nhân.

Nhưng nhìn vào hiện trạng hạ tầng giao thông công cộng ở Hà Nội hiện nay, chúng ta có gì?

Đường sắt đô thị, vốn là cốt lõi của hệ hống giao thông công cộng ở đô thị nhiều nước, thì tại Hà Nội, chúng ta mới chỉ có duy nhất tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Chỉ duy nhất 1 tuyến này sẽ không thể tạo nên một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Chưa kể, chuyện ai cũng biết, đó là tuyến Cát Linh – Hà Đông tốn quá nhiều thời gian, đội quá nhiều vốn.

Liệu ai đoán được tuyến tiếp theo sẽ tốn kém bao nhiêu thời gian, tiền của? Mà không cần phải đoán, bởi UBND TP. Hà Nội vừa đề xuất lùi thời hạn hoàn thành dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đến năm 2007, tức là lùi thêm 5 năm nữa và tăng thêm 1.900 tỷ đồng.  

Sau 5 năm nữa thì sao, liệu bao nhiêu người có niềm tin rằng 5 năm nữa dự án này sẽ hoàn thành để giảm bớt xe máy, giảm ô nhiễm, giảm ùn tắc.

Trước khi có đề xuất kiểm định khí thải xe máy, Hà Nội từng thí điểm thu hồi xe máy cũ, nát với mức hỗ trợ 4 triệu đồng/xe. Tuy nhiên, từ ngày 12/11/2021 đến tháng 3/2022 chỉ có 4 xe máy được người dân tự nguyện đồng ý thải bỏ và nhận hỗ trợ đổi xe máy mới theo quy định của chương trình. Rõ ràng, mức hỗ trợ này chưa thỏa đáng để người dân tự nguyện chuyển đổi.

Kết quả này cho thấy, kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy muốn hiệu quả nhất định phải làm từng bước, có lộ trình, dựa trên các cứ liệu khoa học thực chứng, tham vấn các cơ quan liên quan; nhất là ý kiến người dân

Và cuối cùng, các trạm kiểm định khí thải cần được quản lý chặt chẽ, tránh xảy ra những hành vi mờ ám, thiếu minh bạch.

Huy Văn - Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.