Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Khu dân cư giữa trung tâm thành phố nhưng thiếu điện, thiếu nước sạch

Khoa Nam: Chủ nhật 17/12/2023, 14:33 (GMT+7)

Nhiều thính giả phản ánh về việc một khu dân cư dù nằm ngay giữa trung tâm TP Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) nhưng gần 30 năm nay không có nước sạch sử dụng mà phải dùng nước giếng đào nhiễm phèn, dùng điện kéo từ các khu dân cư khác sang với giá cao.

Tình trạng thiếu nước sạch và phải sử dụng điện với giá cao đã khiến những hộ dân vốn chỉ là những công nhân, người buôn bán tự do với điều kiện kinh tế thấp gặp rất nhiều khó khăn. 

Gần 30 năm nay, người dân sinh sống tại tổ 10, khu phố 2, phường Tam Hiệp, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, mong mỏi, khát kháo được sử dụng nguồn nước sạch nhưng mãi đến nay ước mơ này vẫn chưa thể thành hiện thực.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước khi những hộ dân đầu tiên về vùng đất này sinh sống đến nay khu vực này đã phát triển thành khu dân cư lên đến hơn 60 hộ dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, phụ hồ, làm công nhân trong các xí nghiệp và buôn bán tự do với điều kiện kinh tế không cao.

Các hộ dân tổ 10, khu phố 2, phường Tam Hiệp, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai phải khoan giếng để lấy nước phục vụ việc tắm giặc nhưng nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm gây ảnh hưởng sức khỏe

Các hộ dân tổ 10, khu phố 2, phường Tam Hiệp, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai phải khoan giếng để lấy nước phục vụ việc tắm giặc nhưng nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm gây ảnh hưởng sức khỏe

Điều đáng nói là trong suốt thời gian gần 30 năm nay gần như toàn bộ các hộ dân này vẫn chưa được sử dụng nguồn nước sạch của nhà nước mà thay vào đó phải dùng nước sông, nước giếng không đảm bảo vệ sinh.

Chị Ngân bức xúc cho biết gia đình chị về vùng đất này sinh sống từ năm 1996 đến nay cũng đã hơn hai mưới mấy năm gần 30 năm, giờ con cái cũng đã thành gia lập thất nhưng vẫn chưa được sử dụng nguồn nước sạch mà phải dùng nước giếng và câu điện nhờ từ nhà khác.

“Chị nghĩ là từ khi về đây ở từ năm 1996 đến nay cũng gần 30 chục năm rồi mà nhiều khi chị nghĩ những nơi ở vùng sâu vùng xa mà còn có điện có nước mà xài mà mình ở ngay giữa trung tâm mà không có, chỉ có mấy năm nay mới lấy điện lấy nước của người ta để xài đỡ”.

Theo nhiều hộ dân sống tại đây cho biết, dù các hộ dân này chỉ sống cách đường điện, đường ống dẫn nước vài trăm mét, nhưng hàng chục năm qua, người dân phải dùng nước sông, nước giếng, câu nhờ điện để sinh hoạt. Cuộc sống vốn đã khó khăn nhưng hàng tháng mỗi hộ phải chi một khoản tiền không nhỏ để mua nước sạch, trả tiền điện giá cao.

Nước sống, nước khoan giếng ô nhiễm nên nhiều hộ dân phải mua bình nước về để dùng cho việc ăn uống

Nước sống, nước khoan giếng ô nhiễm nên nhiều hộ dân phải mua bình nước về để dùng cho việc ăn uống

Cô Nguyễn Thị Ngân Hải đã sinh sống tại đây hơn 25 năm mệt mỏi cho biết, điện nước ở đây xin rất khó khăn. Các hộ dân như cô Hải muốn có điện nước để sử dụng phải nhờ vào các hộ dân có điều kiện ở nơi khác gắn ở ngoài rồi xin cho kéo vào với gia cao.

“Một khối nước là 16 ngàn, điện thì 4 ngàn 2 mà điện th  mỗi nhà 10 kg điện hao. Như tôi 1 mình thì còn vậy chứ mấy nhà mà nhiều thì 1 tháng phải cả triệu bạc, nhiều lúc thì 5 - 700 công nhân người ta làm không đủ trả. Giờ bà con chỉ mong có nước để đỡ được phần nào thôi”.

Có cùng nổi khổ tâm là gia đình cô Ngô Thị Hằng hiện có 6 người con đã thành gia lập thất và xây nhà ở riêng tại cùng khu vực nhưng đều chung 1 tình cảnh là sống trong cảnh không điện không nước mà ohari câu nhờ từ những khu dân cư khác với giá cao nên lúc nào cũng trong tâm thế không dám sử dụng.

“Xưa thì nhà tôi sử dụng nước sông, nhưng sau ô nhiễm quá tôi phải đi mua cái bình nước 10 ngàn để ăn. Tháng không dám xài gì hết, nhà có mỗi cái ti vi với cái giếng bơm nước lên để giặc đồ, thế mà tháng nhà tôi cũng hết cả triệu. Nhà gần cái rạch nên nhà phải dẫn nước từ rạch vào giếng để nước lắn xuống trong lại để xài, cũng phải dùng để tắm ghẻ ngứa hết nè”.

Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã gặp cô Đinh Thị Cẩm Dung là Tổ trưởng tổ 10, phường Tam Hiệp, TP Biên Hoà và được cô cho biết các hộ dân tại tổ 10 thuộc dự án quy hoạch đường ven sông Cái nên không thể kéo đường dây điện, đường ống dẫn nước về và các hộ dân ở đây đa số thuộc diện chưa nhận được bồi thường để thu hồi đất thực hiện dự án.

“Đã có làm danh sách kiến nghị lên phường trong đó có 65-66 hộ chưa có điện nước xài, cũng có lên phường qua lại nhưng lâu quá cũng chưa thấy bên phường phản hồi lại. Thành ra ba con ở đây họ cũng rất là nóng lòng”.

Đường điện câu kéo từ các khu dân cư khác kéo vào tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Đường điện câu kéo từ các khu dân cư khác kéo vào tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, tính đến hết quý I-2023, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên địa bàn đạt gần 84%. Tuy nhiên, tại một số đô thị, tỷ lệ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp tập trung (nước máy) dưới 50%, bình quân tỷ lệ hộ dân sử dụng nước máy của toàn tỉnh mới đạt khoảng 34%

Hiện nguyện vọng của hơn 60 hộ dân sống tại tổ 10, khu phố 2, phường Tam Hiệp chỉ là trong khi chờ thu hồi đất, di dời làm dự án đường ven sông Cái, ngành chức năng TP Biên Hòa cần có giải pháp phù hợp để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của bà con nơi đây, cụ thể là được cấp điện, nước để sinh hoạt, đây là 1 yêu cầu vô cùng chính đáng.

 

Khoa Nam/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn