Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Khó đẩy lùi thực phẩm bẩn khi người dân vẫn đang tạm hài lòng với hàng hoá trôi nổi

Mai Ngọc: Chủ nhật 14/01/2024, 06:13 (GMT+7)

Ngày 1/1/2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chính thức đi vào hoạt động, đúng vào thời điểm cận Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. Nhiều kỳ vọng được đặt ra với Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước trong công tác đẩy lùi thực phẩm bẩn, tăng cường thực phẩm sạch.

PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM xoay quanh vấn đề này.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM

PV: Bà có thể cung cấp một bức tranh chung về vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.HCM hiện nay? Những vấn đề nào còn tồn tại?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, số vụ ngộ độc tập thể giảm hẳn, nhưng có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất đó là đó chỉ là những vụ ngộ độc đánh giá cấp tính, tức là trên bề mặt mà thôi; còn có những độc chất được người tiêu thụ sử dụng và tích tụ dần trong cơ thể mấy chục năm nữa mới phát ra; còn đa phố những trường hợp chúng ta phát hiện được chủ yếu là nhiễm vi sinh do bảo quản, chế biến thực phẩm không đảm bảo nên biểu hiện rối loạn tiêu hoá.... nên chưa được đánh giá hết.

Bên cạnh đó, những trường hợp ngộ độc hi hữu xảy ra, ví dụ như ngộ độc rượu lẫn methanol, rượu lẫn cồn công nghiệp có thể gây chết người; rồi ngộ độc botulinum, độc tố uốn ván... nên chưa thể kết luận được một cơ chế cụ thể sản phẩm nào đã gây ra việc đó và khi xảy ra rất nguy hiểm, không cấp cứu kịp thời, không có thuốc cấp cứu, cũng đã có những trường hợp tử vong.

Thực phẩm sạch càng ngày càng phải được tăng sử dụng thông qua các chuỗi thực phẩm an toàn, những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ban đầu đăng ký tham gia và đáp ứng các tiêu chuẩn.

Chúng tôi kiểm nghiệm các mẫu thì phải thấy số lượng mẫu lấy càng ngày càng tăng nhưng số vi phạm càng ngày càng giảm. Điều đó cho thấy, tình hình an toàn thực phẩm của TP có cải thiện nhưng chúng ta còn phải làm rất nhiều.

Bởi TP.HCM có đặc thù tiêu thụ các sản phẩm nông sản thực phẩm tươi sống chủ yếu từ các tỉnh thành lân cận. Và còn rất nhiều vấn đề sử dụng hoá chất công nghiệp thay thế cho hoá chất phụ gia đủ tiêu chuẩn thực phẩm để tiết kiệm chi phí. Điều này tạo ra mối nguy cơ.

Thành phố Hồ Chí Minh có Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trên cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh có Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trên cả nước

PV: Vậy một trong những thách thức lớn nhất là gì?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Khó khăn lớn nhất đến từ ý thức của người dân. Người dân lúc nào cũng muốn có thực phẩm an toàn nhưng hành động còn nhiều hạn chế, chưa hiểu biết kỹ, chưa ý thức được mối nguy hiểm khi sử dụng thực phẩm mất an toàn.

Và quan trọng nhất là điều kiện kinh tế. Kinh tế khó khăn, nên họ tạm hài lòng với thực phẩm trôi nổi, vỉa hè vì những thực phẩm đó không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nên tiết kiệm chi phí và rẻ hơn. Do nghèo mà ra! Thứ hai nữa là buôn bán online. 

Khó khăn nữa là nhân sự của Sở, TPHCM có ba chợ đầu mối, hiện giờ chỉ bố trí được 10 đội quản lý an toàn thực phẩm, chứ kỳ thực tôi muốn nhiều hơn. Tại sao lại không phải là mỗi quận một đội mà ba quận một đội. Chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền là có đội, còn chợ Thủ Đức không có, phải ghép đội an toàn thực phẩm số 2, vì chúng tôi không đủ người. Rất thiếu về biên chế, con người.

Mà đội an toàn thực phẩm không chỉ có mỗi việc thanh tra, đi lấy mẫu kiểm nghiệm, rồi đi giám sát nguy cơ, tuyên truyền, xử lý ngộ độc...

Nên từ thời điểm này đến Tết sẽ tập trung tăng cường kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

TP.HCM hiện có 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống, lượng nông sản cung ứng thị trường ước tính bình quân 7.600 tấn/ngày, gồm 800 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.200 tấn thủy hải sản, 5.600 tấn rau củ quả.

PV: Công tác thanh tra trong thời gian tới sẽ được triển khai như thế nào?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy mạnh thanh tra đột xuất, thanh tra theo thông tin, cái đó mới có ý nghĩa. Bởi chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thực phẩm luôn luôn treo lơ lửng trên đầu thanh tra có thể đến bất cứ lúc nào. Như vậy mới không làm bậy.

Nhưng về cách thanh tra, thì xưa nay tất cả các ngành đều vậy, chỉ thanh tra những chỗ nào cấp phép thôi, chứ ví dụ như thuốc lậu chẳng hạn, họ có để chỗ khác, chứ có để chỗ vị trí cấp phép đâu!

Cho nên, bất cứ thanh tra nào muốn có hiệu quả, đặc biệt là những vụ việc phi phạm lớn chuyển qua hình sự, thì cũng phải làm như một vụ án, phải điều tra, phải nắm thông tin.

Nhưng có một điều đáng buồn là kênh thông tin người dân qua đường dây nóng, hơn phân nửa là không có căn cứ, đi xác minh rất mất thời gian, nhưng chúng tôi vẫn phải làm. Thanh tra, kiểm tra phải có mục tiêu.

PV: Nhiều áp lực của Sở An toàn thực phẩm trong thời gian tới. Bà có đề xuất gì không?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Điều tôi nung nấu là tiếp tục những nhiệm vụ của Ban An toàn thực phẩm trước đó hoàn thiện hơn. Đơn cử như kiểm nghiệm, phải “xin” được nhiều tiền hơn và tăng cường xã hội hoá vì không phải cái nào cũng đi giám sát nguy cơ, giá tiền của một mẫu kiểm nghiệm mẫu thuốc bảo vệ thực vật giá trị bằng nguyên một lô rau. Chúng ta phải có những phân tích từ năm này qua năm khác và theo mùa.

Mỗi siêu thị, mỗi chợ đầu mối phải tự chi nguồn ngân sách ra để thường xuyên, đột xuất lấy mẫu kiểm nghiệm. Vi phạm thì dễ, nhưng phát hiện không phải là dễ. Nên đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức.

Đối với những bếp ăn tập thể như các trường học, tôi phải khẳng định chưa có địa phương nào “chà xát khốc liệt” như TP.HCM. Đầu năm học có, đầu Tết có, và chưa kể đột xuất nữa. Chúng tôi cũng đề nghị phụ huynh phải tham gia vào.

Nhưng phụ huynh khi thấy có vấn đề gì thì phải phản ánh đường dây nóng của Sở, Phòng Y tế... để chúng tôi xử lý kịp thời; nhưng lại phản ánh mạng xã hội trước, nên khi đến nơi đã dẹp hết, chúng tôi không phạt được gì cả!

Chúng tôi hoan nghênh phụ huynh vào cùng theo dõi, giám sát nhưng có tin tức phải báo cơ quan chức năng để chúng tôi xử lý.

PV: Xin cảm ơn bà!

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giáng sinh màu lửa

Giáng sinh màu lửa

Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Từ giữa năm 2024, TP. Hà Nội đã thí điểm triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân và minh bạch trong thu phí trông giữ phương tiện.

Phố phường cuối năm

Phố phường cuối năm

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ sang năm mới. Bước ra phố, không khi tấp nập, vội vã, nhưng cũng mang đầy hương vị của năm mới cận kề...

Xử lý kịp thời hàng chục 'điểm đen', đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Xử lý kịp thời hàng chục "điểm đen", đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Hàng chục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã được xử lý khắc phục kịp thời, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên, xử lý cầu yếu và tăng cường chất lượng mặt đường tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc về cơ bản hoàn tất, giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Xóa bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày tại quận Hoàn Kiếm

Xóa bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày tại quận Hoàn Kiếm

Công tác xóa bỏ điểm tập kết rác ban ngày đồng thời chỉ tổ chức thu gom rác thải 1 lần/1 ngày vào sau 19 giờ đã giúp quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dỡ bỏ 45 điểm tập kết rác ban ngày, mang lại diện mạo đô thị sạch đẹp và khang trang cho khu vực trung tâm Thủ đô.

Người đàn ông 10 năm kể chuyện sử trong trường học

Người đàn ông 10 năm kể chuyện sử trong trường học

Nhắc đến Đại tá Võ Tấn Dũng, nhiều người dân ở đất Tây Đô (TP. Cần Thơ) đều biết đến, bởi ông là một cán bộ hưu trí gần gũi, dễ bắt chuyện và đang thực hiện tâm niệm: Dành trọn cuộc đời mình làm nhiều việc ý nghĩa cho đồng đội năm xưa và thế hệ trẻ hôm nay.