Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Khi người trẻ khởi nghiệp, đâu chỉ là đam mê

Thanh Phê: Thứ bảy 03/08/2024, 10:19 (GMT+7)

Mấy năm gần đây, khởi nghiệp không còn là cụm từ xa lạ với nhiều người. Ngày càng nhiều người dám thử, dám thất bại để nhận về “trái ngọt”.

Điểm chung ở họ đó là không nỗ lực vì giải thưởng, hay để được giàu có mà chính là dám bước ra khỏi vùng an toàn, tạo ra sản phẩm có ích, lan tỏa tinh thần và cảm hứng sáng tạo cho nhiều người. Câu chuyện của những nhân vật mà Cảm hứng Mekong chia sẻ ngay sau đây sẽ cho chúng ta thấy phần nào bức tranh khởi nghiệp của người trẻ đồng bằng, thành công đâu chỉ là đam mê.

Trước tiên, cùng đến với mô hình làm giàu từ nuôi ếch của anh Nguyễn Ngọc Giàu tại Hậu Giang qua cuộc trao đổi sau đây.

Chào anh Giàu. Từ đâu mình chuyển sang nuôi ếch vậy anh?

Trước đó, anh cũng chăn nuôi mà chăn nuôi những con vật khác như là rắn hổ hành, rắn hổ hèo, nuôi cút, nuôi gà rồi nuôi ếch. Mình nuôi các loại con để coi con nào mình phát triển được.

Hồi đó, mua ếch về làm mồi cho những con rắn, rồi mình mới để thử coi nó đẻ đặng mình làm con ếch con cho nó ăn, đỡ tốn tiền mua mồi. Đầu tiên đẻ thử trên mấy bể xi măng, 1 bể hà, rồi thấy làm được nhân rộng ra từ từ. Rồi hướng về nó luôn.

Đầu tiên, mới bắt đầu ra là làm chỉ có 4 con ếch nái thôi. Rồi làm được 1 năm, qua năm sau mới nhân lên nhiều lên, mở rộng ra thêm. Tại vì lúc đầu còn non nớt quá, kinh nghiệm mình cũng chưa có đầy đủ quá, dày dặn quá thành ra cũng không dám làm nhiều.

Mô hình nuôi ếch của anh Nguyễn Ngọc Giàu

Mô hình nuôi ếch của anh Nguyễn Ngọc Giàu

Lúc mới bắt đầu làm, mình có gặp những khó khăn nào khiến mình có suy nghĩ bỏ cuộc không?

Bỏ cuộc thì không có bỏ cuộc, khó khăn thì không có khó khăn nhưng mà quyết tâm mình làm rồi là không muốn bỏ cuộc. Nó rất là khó khăn. Giai đoạn đầu tiên, chân ướt chân ráo mới bước vô mà thì phải gặp khó rất là nhiều điều. Thí dụ như nòng nọc, nước nôi, rất là nhiều, mình đâu có biết tập tính nó sống sao đâu. Rồi từ từ mình mới rút ra kinh nghiệm làm lên.

Lúc đầu làm mình có đi học ở đâu không?

Không, tự mày mò mình ên chứ không có đi học. Học bạn bè thì có, thí dụ như anh em đi uống cà phê tập trung lại trao đổi qua trao đổi lại vậy đó. Thằng này ý này, thằng kia ý kia rồi mình góp nhiều ý lại.

Trong thời buổi hiện nay, anh có chia sẻ gì với những bà con nông dân để làm nông thành công?

Cái này thì anh cũng không biết sao tại vì mỗi người mỗi ý. Như bản thân anh thì anh muốn nuôi con vật nuôi này, nhưng mà những người khác thì người ta không muốn nuôi. Mình trao đổi người ta, ai muốn nuôi thì nuôi chứ mình không bắt buộc người ta được.

Trước đây, em thấy một thời gian Hậu Giang phát triển rất mạnh việc nuôi lươn, khi thấy giá cao, lươn hút hàng thời điểm đó thì nhiều người ùn ùn nuôi lươn, còn anh thì bám theo nuôi ếch thôi. Hướng đi mình không giống những người còn lại. Anh thấy sao?

Mình không có nên chạy theo phong trào là đúng. Nếu mà anh chạy theo phong trào là anh nuôi con lươn từ năm 2017 tới giờ lận. Tại vì hồi đó anh có nuôi lươn chứ không phải không có. Nuôi 1 năm, anh thấy không được rồi anh mới nghỉ, chuyển qua cất nhà nuôi gà. Mình làm con nào mình phải quyết tâm về con đó

PV: Cảm ơn anh Giàu với những chia sẻ vừa rồi.

Sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi và chí thú làm ăn đến nay anh Nguyễn Ngọc Giàu, ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã có trong tay khoảng 1.500m2 đất với 27 hồ nuôi ếch. Dẫn chúng tôi tham quan những hồ nuôi ếch sau nhà, anh Giàu kể, ban đầu gia đình nuôi ếch chỉ với ý định lấy ếch con làm thức ăn cho rắn hổ hành... loài vật nuôi chính của gia đình thời điểm đó.

Thế nhưng, sau thời gian thử nghiệm, gia đình nhận thấy ếch lớn nhanh, năng suất cao lại có giá, vậy là từ chỗ “vai phụ”, ếch đã vươn lên thành “vai chính”, được gia đình dồn lực tập trung phát triển.

Đi lên từ gian khó nên khi thành công, anh Giàu sẵn sàng chia sẻ cách nuôi ếch với những hộ có nhu cầu: "Mình cũng chia sẻ cho người ta làm chứ mình đâu có giữ nguyên để làm gì. Thí dụ như ai muốn học. Ở đây anh bán trứng luôn, người ta muốn học, anh nói ừ, kỹ thuật ương thì anh vẫn chỉ nhưng mà anh chỉ hỗ trợ được 7 ngày thôi nha, tại vì anh không có đứng trực tiếp. Khi nào anh đứng trực tiếp mới hỗ trợ được con ếch lên chân".

Bộ sản phẩm của Mr Mướp mang lại cho người dùng sự tiện lợi, độ bền cao và thân thiện môi trường. Ảnh: Kinh tế đô thị

Bộ sản phẩm của Mr Mướp mang lại cho người dùng sự tiện lợi, độ bền cao và thân thiện môi trường. Ảnh: Kinh tế đô thị

Còn tại Đồng Tháp, là người gầy dựng thương hiệu Mr. Mướp, anh Đỗ Đăng Khoa đã biến xơ mướp thành vật dụng thân thiện với môi trường. Với nền tảng gia đình có xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ nên anh Khoa quyết định đứng lên đưa sản phẩm quê nhà vươn ra thế giới. Trung bình mỗi héc-ta đất trồng, công ty của anh sản xuất được 80.000 sản phẩm.

Mướp khô sau khi thu mua được công nhân vệ sinh sạch, tách vỏ, phơi khô, đưa vào máy cán để định hình trước khi đưa vào dập khuôn mẫu theo từng mẫu sản phẩm khác nhau như: sản phẩm dành cho thú cưng, sản phẩm chùi rửa nhà bếp, bộ sản phẩm bông...

Sản phẩm của anh hiện xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. Anh cũng xây dựng vùng trồng mướp lên 20 ha. Năm ngoái, anh đạt giải nhất cuộc thi dự án khởi nghiệp xanh do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh tổ chức.

Anh Đỗ Đăng Khoa kể: "Mình tập trung làm ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, ứng dụng vào đời sống, được làm từ những nguyên liệu là xơ mướp, một loại nông sản rất gần gũi với bà con, người Việt Nam mình. Trái mướp mình để già để xơ, sau đó, mình xử lý qua các công đoạn, quy trình để mình tạo ra các bộ sản phẩm: bông tắm xơ mướp, miếng rửa chén và đồ chơi cho thú cưng để xuất khẩu đi thị trường Nhật và Hàn Quốc.

Xu hướng tiêu dùng và hành vi tiêu dùng của mọi người cũng bắt đầu thay đổi. Mọi người bắt đầu quan tâm về vấn đề sức khỏe, về vấn đề môi trường nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội để dự án của Mr Mướp truyền thông đến mọi người việc sử dụng những sản phẩm thân thiện môi trường, góp phần bảo vệ môi trường".

Không chỉ có nam giới mà nữ giới cũng mạnh dạng khởi nghiệp và gặt hái được nhiều thành công. “Cô Nấm” là biệt dành mọi người dành cho cô gái trẻ 9X Trần Mai Ril ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Văn hóa - Du lịch tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2017. Mai Ril đi làm công việc liên quan đến ngành Du lịch tuy nhiên 2 năm sau, cô gái trẻ quyết định chuyển hướng sang trồng nấm. Phát huy những thành công ban đầu với 200 phôi nấm bào ngư xám sau đó nhân lên hàng chục loại nấm như: bào ngư, hồng ngọc, hoàng kim, sò trắng, mối đen, hoàng đế, chân dài và linh chi…cung cấp cho thị trường.

Cô gái trẻ 9X Trần Mai Ril, chia sẻ: "Thứ nhất mình thích công việc này, trồng nấm mình thấy vui. Thứ hai là tìm hiểu thị trường mình thấy là ở quê cũng chưa có người làm cái mô hình này cũng còn mới. Sản phẩm này nó cũng tốt cho sức khỏe nữa. Với lại xu hướng mà ăn chay, ăn thực dưỡng cũng là xu hướng. Em thấy thị trường tiềm năng nên là em vô khởi nghiệp luôn. Hiện tại, đang có 6 nhà trại. Mỗi nhà sức chứa khoảng 5 ngàn đến 6 ngàn phôi".

Trần Mai Ril, cô gái Cà Mau, sở hữu nông trại nấm khủng, thu về 70 triệu đồng mỗi tháng. Ảnh: Thương hiệu sản phẩm

Trần Mai Ril, cô gái Cà Mau, sở hữu nông trại nấm khủng, thu về 70 triệu đồng mỗi tháng. Ảnh: Thương hiệu sản phẩm

Bắt nhịp với xu thế của thời đại, Mai Ril tham gia các trang mạng xã hội với nickname “Cô Nấm” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa nguồn hàng đến với người tiêu dùng cả nước. Mai Ril tự đặt mục tiêu phấn đấu cho mình sắp tới là tiếp tục mở rộng thêm nhà trại để tăng quy mô sản xuất, thành lập doanh nghiệp, đăng ký chỉ dẫn địa lý…

Mai Ril, nói thêm: "Em bán online thì em bán những cái phôi nấm, xuất đi xa, bán toàn quốc được thì lượng khách hàng lớn, khỏe hơn so với mình trồng. Sắp tới thì em cũng muốn mở rộng cái mô hình ra, tăng sản lượng cung cấp lên. Muốn làm cái gì ban đầu thì mình phải tìm hiểu thật kỹ và mình cố gắng, kiên trì mà mình làm".

Anh Giàu, anh Khoa hay Mai Ril là 3 trong số nhiều người trẻ chọn khởi nghiệp thay vì đi làm công ăn lương. Tuy xuất phát điểm khác nhau nhưng điểm chung ở họ là đều thể hiện sự bản lĩnh, đám đương đầu với những khó khăn, thách thức nhất là đối với một người trẻ khi bước ra khởi nghiệp. Đó không chỉ là đam mê mà còn là cách để đam mê ấy phát triển lên, trở thành doanh nghiệp, giúp khẳng định bản thân, làm giàu cho gia đình và đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội.

Khởi nghiệp sẽ giúp người trẻ có cơ hội phát triển bản thân một cách toàn diện. Nhờ quá trình vận hành, phát triển doanh nghiệp sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng sống. Và khi khởi nghiệp thành công sẽ mang lại sự tự do tài chính, giúp tự chủ về kinh tế và sống hết mình với đam mê…

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.