Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Kè “xanh” chi phí nhỏ, hiệu quả to

Mộng Toàn - Thanh Phê: Thứ bảy 04/02/2023, 15:46 (GMT+7)

Thấp thỏm lo âu là tâm trạng của nhiều bà con sống trong vùng nguy cơ sạt lở cao tại ĐBSCL. Nhiều giải pháp công trình và phi công trình đã được đưa ra để giúp bà con an tâm sản xuất, ổn định đời sống, thế nhưng, có chỗ, có nơi tình trạng này vẫn chưa thuyên giảm.

Nhà ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cũng như bao người dân địa phương, bà P. rất đỗi vui mừng khi bờ kè kinh xáng Xà No trước nhà được xây dựng và đưa vào sử dụng vừa chống sạt lở, vừa tạo mỹ quan. Thế nhưng, sau thời gian dài đưa vào sử dụng, nhiều đoạn bờ đã bị xuống cấp nặng. Có đoạn xuất hiện những hố sâu, gây huy hiểm, bên cạnh đó lan can bị mớp méo, hư hỏng.

Bà P. nói: "Từ cầu 3 Liên lên dài dài trên này sạt lỗ bự, nhiều lắm, cỡ chiếc đệm, mất tiêu cát, có chỗ thì sụp chút'.

Người dân ở khu vực cho biết, từ khi xuất hiện các hố sụt lún này, ai cũng lo vì sự mất an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Trước tình trạng này, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin: "UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện có kiểm tra để khắc phục, sửa chữa ngay những điểm lún, những đoạn mà kè bị hư hỏng, đặc biệt nhất là lan can sẽ có cái khắc phục ngay trong thời gian tới".

Ảnh minh họa: Báo An Giang

Ảnh minh họa: Báo An Giang

Tại ĐBSCL, đắp đê, xây kè để chống sạt lở thường là giải pháp đầu tiên được tính đến. Nhưng giải pháp này được cho là không mang lại hiệu quả lâu dài và rất lãng phí nguồn lực xã hội vì không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Bằng chứng là đê biển ở Cà Mau năm nào cũng đối mặt với sạt lở khi vào mùa mưa bão. Hay ở khu vực đầu nguồn, gần đây nhất chính là Dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền, khu vực chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp với kinh phí đầu tư lớn nhưng nhiều lần sạt lở.

Hay tại tỉnh Vĩnh Long vào cuối năm 2022, vụ sạt lở đã xảy ra tại bờ kè sông Măng Thít đang trong qúa trình thi công. Đoạn sạt lở có chiều dài hơn 82m, ăn sâu vào đất liền khoảng 15m, làm cuốn trôi 82,6m dài thành bờ kè đang xây dựng.

Có thể thấy, không chỉ có những bờ kè chống sạt lở đã hoàn thành và đưa vào sử dựng mà những đoạn bờ kè đang thi công cũng bị xuống cấp, thậm chí là sạt lở cuốn trôi. Vì vậy, mà giải pháp công trình đang được các địa phưng xem xét lại, trước khi đầu tư để tránh lãnh phí.

Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng sạt lở ĐBSCL hiện nay là thiếu phù sa và cát, do thủy điện chặn cát và phù sa, và do khai thác cát. Biện pháp công trình rất đắt đỏ và không hữu hiệu, bảo vệ nơi này thì sạt nơi khác và dần dần chính công trình chống sạt lở cũng sụp đổ. Do đó, không nên làm bờ kè tràn lan mà cần tính toán kỹ về giá trị kinh tế.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: "Vấn đề xây dựng công trình ở bờ sông hay là ở bờ biển tùy vào giá trị công trình đó và tùy vào mục tiêu chúng ta cần bảo vệ, những nơi chúng ta thấy phần tiền chúng ta bỏ ra ít hơn giá trị chúng ta cần gìn giữ hay có khả năng mang lại thì chúng ta phải mạnh dạn di chuyển đi nơi khác không nên cố giữ bằng mọi giá".

Dưới góc độ nhà nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng vấn đề công trình cần phải suy nghĩ và làm rất cẩn thận, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và khó lường. Vì thế cần có biện pháp đầu tư phù hợp để tránh bỏ tiền ra vô ích.

Trước thực trạng biến đổi khí hậu như hiện nay việc nghiên cứu, áp dụng mô hình thích ứng hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế là việc làm đang được nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long áp dụng.

Tại Hậu Giang, Chi Cục thủy lợi tỉnh đã nghiên cứu, thí điểm và đưa vào xây dựng mô hình kè sinh thái tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả mang lại rất tích cực. Giải pháp này không chỉ giúp chống sạt lở, mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch nông nghiệp ở địa phương.

Mỗi năm sạt lở cuốn đi khoảng 6.000m bờ sông ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm/Nông nghiệp Việt Nam

Mỗi năm sạt lở cuốn đi khoảng 6.000m bờ sông ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm/Nông nghiệp Việt Nam

Đi dọc con kênh Cái Đôi ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi những thay đổi nơi đây. Khoảng 2 năm trước, nhắc đến khu vực này, bà con địa phương đều lắc đầu ngao ngán vì tình trạng sạt lở, sụp lún cả con đường, gây gián đoạn giao thông và ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu của người dân. Nhưng, đó là chuyện của quá khứ.

Từ ngày kè sinh thái được nhà nước và nhân dân cùng làm, cây bần, cây tràm được bà con trồng dọc theo bờ kênh phát triển xanh tốt, kè sinh thái vừa giúp giữ đất vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Có nhà dọc theo tuyến đường này, bà Nguyễn Thị Tuyết Vân không giấu được niềm phấn khởi: "Trước đây khi chưa có làm lộ này lại nè, nó sụp dữ lắm. Sụp nguyên bụi tre đưa nguyên xuống sông luôn vậy đó. Làm lộ ngoài này rồi, trồng ba cái cây đó, cây thì nó tốt, từ đó đến nay không có sụp nữa".

Mô hình kè sinh thái bằng cây xanh được thực hiện thí điểm tại một số tuyến kênh cấp 1, cấp 2 có biên độ triều dưới 2m, khởi điểm là 3 mô hình với chiều dài 380m tại huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy với kinh phí khoảng 350 triệu đồng vận động từ nguồn vốn xã hội hóa. Ưu điểm của mô hình này là chi phí rẻ, dễ thực hiện, phòng chống sạt lở đất bờ sông hiệu quả.

Ông Bùi Tấn Cảnh, người dân ở huyện Phụng Hiệp, cho biết: "Tôi rất đồng tình và hưởng ứng thực hiện bờ kè sinh thái cho nó tốt đẹp. đảm bảo cái vấn đề là sau này nó không còn sạt lở nữa".

Kè sinh thái chi phí thấp, chống sạt lở hiệu quả. Ảnh: Báo TN&MT

Kè sinh thái chi phí thấp, chống sạt lở hiệu quả. Ảnh: Báo TN&MT

Mô hình kè khá đơn giản bà con nông dân đều có thể tự thực hiện. Đầu tiên là gia cố một lớp hàng rào cừ tràm, cây tre với biên độ khoảng 5 cây/m; cách bờ kênh từ 2 cho đến 3m. Sau đó tấn mê bồ, lưới cước và vét đất dưới kênh đắp vào phía trong. Trồng cây tràm, bần tại nơi tạo lớp đất đắp, và trồng hàng cây có giá trị kinh tế như cà na, dừa ở phía bên trong.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Hậu Giang đánh giá: "So với chi phí xây dựng với kè bê tông thì giảm đi rất là nhiều khoảng 15 đến 20 lần. Trong thời gian tới, ngành chuyên môn đã tham mưu cho UBND xây dựng thêm những điểm mô hình kè sinh thái cụ thể từng khu vực. Trên cơ sở đó là lồng ghép vào thực hiện chiến dịch giao thông thủy lợi và trồng cây hàng năm".

Mô hình hệ sinh thái được thiết kế bằng vật liệu có sẵn tại địa phương được đánh giá là giải pháp đúng, sáng tạo vừa có thể nhân rộng cho các địa phương có điều kiện tương tự ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương chống lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Mộng Toàn - Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.