Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

"Học ngày cày đêm, nhịn ăn sáng" để ôn thi vào lớp 10 công lập

Vi Anh: Thứ sáu 19/05/2023, 07:46 (GMT+7)

Cuộc đua để giành một tấm vé vào lớp 10 công lập đang rất căng thẳng, khiến không chỉ các sĩ tử và những bậc phụ huynh cũng "mất ăn mất ngủ" để chuẩn bị cho kỳ thi.

Chỉ còn gần 1 tháng nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ chính thức diễn ra. Vậy nên, thời điểm này là giai đoạn “nước rút” quan trọng nhất của các sĩ tử. Nhiều học sinh thức khuya, bỏ bữa, tranh thủ từng chút thời gian để học bài.

Thời điểm này, các sĩ tử đang phải trải qua những ngày căng thẳng, mệt mỏi chưa từng có (Ảnh minh họa: T.P)

Thời điểm này, các sĩ tử đang phải trải qua những ngày căng thẳng, mệt mỏi chưa từng có (Ảnh minh họa: T.P)

Quên ăn quên ngủ

Ở trường từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều, rồi tranh thủ ăn uống trên đường đến lớp học thêm bắt đầu lúc 18 giờ đến 20 giờ, sau đó tiếp tục về nhà tự luyện đề đến đêm muộn. Đó là lịch trình đều đặn từ đầu học kì đến nay của em Phan Bảo Duy, học sinh lớp 9 trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10.

“Nguyện vọng một của em là trường THPT Yên Hòa, em cũng tìm hiểu từ những năm trước và được biết trường thuộc top đầu những trường có tỉ lệ chọi cao nên em rất lo lắng. Em luôn căng thẳng vì nghĩ nhỡ may thi trượt thì không biết phải làm sao nên càng tranh thủ hết thời gian vào việc học”, Phan Bảo Duy chia sẻ.

Giống như Duy và nhiều sĩ tử khác, em Trịnh Khánh Nhi, học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đang phải trải qua những ngày căng thẳng, mệt mỏi chưa từng có: “Mỗi ngày em chỉ ngủ có 3, 4 tiếng rồi lại dậy đi học vì thức khuya nên em không thể dậy sớm vào sáng hôm sau, nên khoảng thời gian này, gần như em đều nhịn bữa sáng để kịp giờ đến trường”.

Khánh Nhi cũng cho biết, cha mẹ em vẫn luôn động viên và không ép buộc, gò bó em nhưng em vẫn luôn tự tạo áp lực cho mình phải đỗ được vào trường công lập: “Nếu như không cố gắng đỗ vào một trường công thì em chỉ có thể vào trường dạy nghề, bởi gia đình cũng không có đủ điều kiện để có thể cho em học trường tư thục”.

Hiện Nhi đang đăng ký nguyện vọng vào trường THPT Quang Trung, một trong những trường có tỉ lệ chọi khá cao tại khu vực.

Để giảm áp lực thi cử cho con, ngay từ sớm nhiều phụ huynh đã chủ động trong việc đăng ký hồ sơ trường tư phòng trường hợp con không thi được vào trường công.

Để giảm áp lực thi cử cho con, ngay từ sớm nhiều phụ huynh đã chủ động trong việc đăng ký hồ sơ trường tư phòng trường hợp con không thi được vào trường công.

“Cuộc đua” khốc liệt

Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố, Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%. Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ có khoảng 55,7% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS có cơ hội được vào lớp 10 THPT công lập.

Hy vọng đỗ vào lớp 10 công lập là mong muốn của phần lớn học sinh lớp 9, nhưng nhìn vào các con số trên, không chỉ thí sinh mà nhiều phụ huynh cũng phải thấp thỏm “đứng ngồi không yên” vì lo lắng cho con cái.

Vì vậy, để giảm áp lực thi cử cho con, ngay từ sớm nhiều phụ huynh đã chủ động trong việc đăng ký hồ sơ trường tư phòng trường hợp con không thi được vào trường công.

Chị Nguyễn Thị Thu ở quận Thanh Xuân cho biết từ nhiều tháng nay chị đã dành thời gian lùng sục các fanpage, website trường ngoài công lập để nghe ngóng thời gian phát hành hồ sơ, phương thức tuyển sinh của các trường: “Tôi đã đăng ký hồ sơ vào một số trường tư như Trường THPT Lý Thái Tổ, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, … để phòng trường hợp con không đỗ trường công lập nào cả”.

Chị Thu chia sẻ thêm cũng nhờ có sự lựa chọn này nên con có thể lên lớp 10 mà không có sự áp lực thi cử như các bạn đang phải thi vào trường công.

Năm nay, cuộc cạnh tranh kiếm một “tấm vé’’ vào lớp 10 công lập ở Hà Nội nói khốc liệt cũng không sai với chỉ tỉ lệ chọi khoảng 50% như vậy. Đồng nghĩa với việc, cứ 2 em là sẽ có 1 em phải học trường tư thục, hoặc trường nghề.

Càng gần kỳ thi, áp lực vào lớp 10 công lập, nhất là khu vực nội thành Hà Nội như đè nặng hơn lên tâm lý của học sinh, phụ huynh.

Vi Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.