Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sự nhập nhèm ấy có thể sẽ chấm dứt, nếu tiền vé được minh bạch bằng thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Giải pháp không dùng tiền mặt đã được thành phố Hà Nội tính đến, khi từ 1/5 tới đây, 100 điểm đỗ ở Thủ đô sẽ triển khai thu phí gửi xe thông qua mã QR Code.
Mời các bạn cùng VOV Giao thông tìm hiểu mô hình này tại bãi trông xe ở phủ Tây Hồ, 1 trong những bãi xe đầu tiên thực hiện thí điểm.
Bãi trông giữ xe ở Phủ Tây Hồ có hai khu vực, một là dành cho ô tô với 2 cách thanh toán: Thu phí không dừng qua thẻ VETC, hoặc quét mã QR Code với phương tiện chưa dán thẻ này; hai là khu vực dành cho xe máy ưu tiên thanh toán QR Code.
Ngồi cạnh tôi là anh Nguyễn Thế Sáu, một tài xế kinh doanh vận tải, anh đang gửi xe ở đây và chờ khách đi lễ. Chào anh, anh cảm thấy thế nào về trải nghiệm gửi xe không dùng tiền mặt?
Anh Sáu: Nói chung thu thế này thì tốt thôi. Trong quá trình thu thì đỡ nghẽn tắc. Hai là những người nào chưa có thẻ VETC, như mình là hãng khác, Epass thì quét QR nó cũng nhanh, qua tài khoản ngân hàng ấy mà.
Việc quét tài khoản để trả phí mang lại cho anh tiện lợi nào?
Anh Sáu: Thuận lợi chứ. Nó nhanh, chính xác theo đúng số giờ gửi. Gửi nhanh thì ít đi, mà gửi lâu thì thêm tiền. Cái này chắc là cũng không gian dối được. Tôi nghĩ gửi vào đây hay hơn.
Nhiều khi ở ngoài họ thu không chuẩn. Giờ giấc, họ thu bằng tay thì hay ghi số tròn. Kiểu 10 giờ hơn mà họ ghi là 11 giờ, nó không chính xác bằng ở đây.
Ở ngoài thì họ tính giờ lố lên để thu thêm phải không ạ. Còn trong này mình tin tưởng hơn?
Anh Sáu: Đúng rồi, theo tôi thì nó tránh trường hợp ùn tắc, nó rành mạch, dù nhanh hay lâu thì nó công bằng.
Nếu Hà Nội nhân rộng mô hình này, anh có ủng hộ và góp ý gì không?
Anh Sáu: Tôi ủng hộ, nên làm. Vì con người nhiều lúc không chuẩn, thì áp dụng cái này còn đỡ nhân công đi. Có cái là nhiều lúc anh em lái xe chưa biết thông tin nhiều, có bảng lạ thì chưa quen. Còn mình ở Hà Nội thì biết ngay.
Ở ngoài kia có đầy chỗ đỗ họ vẫy nhưng mình không vào gửi. Vào đây vừa gần chỗ khách xuống, đường sá lại thông thoáng, minh bạch.
Xin cảm ơn anh.
VOV Giao thông tiếp tục gặp một nhân viên vận hành thanh toán không dùng tiền mặt ở đây. Đó là anh Phùng Văn Thái, thuộc công ty VETC.
Anh cho biết hiện khách vào gửi ở bãi, tỉ lệ không dùng tiền mặt là bao nhiêu %?
Anh Thái: hực ra là gần như tất cả rồi, thanh toán ở đây là trên 90% không dùng tiền mặt. Kể cả lái xe không có tài khoản ngân hàng, người trên xe ai cũng có mobile banking nên đều có thể chuyển khoản.
Các khách hàng cao tuổi thì sao?
Anh Thái: Các cụ già ít gửi, nhưng có nhiều cụ cũng tân tiến, họ chưa biết thì chúng tôi hướng dẫn, các cụ cũng rất vui vẻ đón nhận.
Theo góc nhìn của anh, vận hành thu phí qua hệ thống ngân hàng có thuận lợi gì cho khách hàng và tổ chức trông giữ xe?
Anh Thái: Trước hết về thuận lợi, khách hàng được minh bạch về giá. Ở đây giá niêm yết rõ ràng, tính theo giờ, yên tâm hơn. Thứ hai, đỡ phải tiền mặt, có thể thuận lợi quét mã. Vấn đề trả tiền lẻ cũng mất rất nhiều thời gian cho bãi xe và cả khách hàng nữa. Thứ ba, nếu có khách hàng sử dụng dịch vụ VETC khi nâng cấp ví và nạp tiền thì qua barie sẽ tự mở.
Đặc biệt, dịch vụ này thì khi trừ thì trên hệ thống cũng báo về trên ứng dụng, họ có thể kiểm tra bị trừ bao nhiêu, có cả thời gian vào, thời gian ra, rất minh bạch.
Chúng tôi rất mong báo đài tích cực tuyên truyền cho người dân, để chúng tôi đỡ mất thời gian tiếp nhận thông tin. Đa số mọi người cởi mở tiếp thu công nghệ mới, nhưng cũng có những người trẻ, họ người này người kia, họ không muốn thanh toán chuyển khoản, chỉ dùng tiền mặt. Đây là cách làm thuận tiện cho khách hàng, chứ không phải do bãi xe ép buộc khách hàng phải thế.
Xin cảm ơn anh!
Cách đây khoảng 7 năm, Hà Nội từng thí điểm ứng dụng iParking nhằm giúp tài xế tìm chỗ đỗ và thanh toán phí gửi xe qua tin nhắn, tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, sau 3 năm thí điểm, ứng dụng này đã “chết yểu” vì thiếu tính liên thông, đặc biệt là thói quen của người dân chưa chuyển dịch sang chuyển khoản, quét mã QR hoặc ví điện tử.
Việc thành phố tiếp tục kiên trì với việc thu phí trông giữ xe qua tài khoản ngân hàng là động thái đáng khen nhằm minh bạch hóa số thu, tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với xu thế không dùng tiền mặt của người dân hiện nay. Hy vọng, việc nhân rộng mô hình thu phí bằng QR code ở hơn 100 điểm đỗ vào tháng 5 tới sẽ tạo được bước đột phá trong hạn chế tình trạng “chặt chém” giá gửi xe.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.