Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Hệ thống chống ngập nghìn tỷ bất lực "nhìn" Cần Thơ ngập nặng

Kim Loan: Thứ tư 04/06/2025, 10:55 (GMT+7)

Nhiều năm nay, người dân đang sinh sống tại đô thị TP. Cần Thơ rất ngán ngẫm khi phải đối mặt với tình trạng ngập lụt trong suốt mùa mưa.

Cứ mỗi một cơn mưa lớn trút xuống thì hàng loạt các tuyến đường bị ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại, mất ATGT, ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sinh hoạt. Cần Thơ đã đầu tư nhiều công trình “siêu lớn” tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng để kiểm soát ngập lụt, tuy nhiên, thành phố vẫn ngập.

“Ở trung tâm thành phố được bảo vệ bởi hệ thống kè, còn kênh rạch thì được bảo vệ bởi hệ thống ngăn triều. Khi có mưa hoặc nước lớn thì kích hoạt hệ thống bơm, mở cửa các cống cho nước thoát từ trong ra ngoài”.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Tho - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án ODA – đơn vị làm Chủ đầu tư các công trình chống ngập nội thị ở Cần Thơ, cung cấp vào năm 2024. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Cần Thơ vẫn ngập lênh láng trong mỗi trận mưa.

Cứ mỗi một cơn mưa lớn trút xuống thì hàng loạt các tuyến đường bị ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại, mất ATGT, ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sinh hoạt

Cứ mỗi một cơn mưa lớn trút xuống thì hàng loạt các tuyến đường bị ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại, mất ATGT, ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sinh hoạt

Anh Võ Hoài Phương, ngụ tại quận Ninh Kiều cho biết, cơn mưa chiều ngày 27/5 kéo dài hơn một tiếng đồng hồ đã “nhấn chìm” nhiều tuyến đường, gồm: Cách Mạng Tháng Tám, Trần Việt Châu, Mậu Thân, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ nối dài, Phan Văn Trị, Ngô Văn Sở, Trương Định, Trần Đại Nghĩa, Trần Ngọc Quế, 30/4, 3/2:

“Mỗi lần ngập là coi như xe máy chạy không được, chỉ thấy mỗi ô tô mà họ chạy cũng nhanh lắm tại sợ chết máy giữa chừng, chạy kiểu đó nước tạt vô nhà hết. Giờ cái nền nhà tôi cũng không nâng lên được thêm chút nào, nước ngập là coi như cái nhà như cái sông”.

Nước ngập, người dân chỉ biết lắc đầu hỡi ôi vì chạy xe thì chết máy, mà không chạy thì đành ngồi hàng tiếng đồng hồ chờ nước rút. Mưa xuống, đường xá thì không đi đứng nổi, còn người ở trong nhà cũng chẳng bán buôn gì được cho ai. Nước thoát không kịp, người dân buộc phải dựng bờ tạm, lắp máy bơm trong nhà để ngăn nước tràn, bảo vệ tài sản. 

"Thấy bất tiện dữa lắm, bà con đi lại khó khan lắm, phải làm sao cho hết tình trạng này."

"Thấy ở đây cứ sửa ống cống hoài mà sao nước không có thoát được, càng sửa lại càng ngập nhiều hơn."

"Chết máy dắt xe đi bộ, sinh viên đi làm thêm hơi khó khăn. Người dân đi làm trở ngại."

Theo cách lý giải của đại diện Ban ODA, do lượng mưa lớn quá và chưa vệ sinh miệng hố thu nước nên nước thông chậm, gây ngập cục bộ

Theo cách lý giải của đại diện Ban ODA, do lượng mưa lớn quá và chưa vệ sinh miệng hố thu nước nên nước thông chậm, gây ngập cục bộ

Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc TW và là đô thị lớn nhất ĐBSCL với hơn 1,2 triệu dân. Do nằm phía hạ lưu sông Mekong, địa hình thấp, nên đô thị này luôn bị ngập lụt vào mỗi mùa triều cường hoặc mưa lớn. Thời gian qua, TP.Cần Thơ đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực để cải tạo hạ tầng giao thông, giải quyết tình trạng ngập úng và nâng cấp đô thị trung tâm. Tiêu biểu là Dự án Phát triển TP.Cần Thơ và nâng cao khả năng thích ứng đô thị (gọi tắt là Dự án 3), được phê duyệt năm 2016 và điều chỉnh năm 2021, với tổng mức đầu tư gần 9.200 tỉ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Trong Dự án 3 có các hạng mục quan trọng, gồm: Cải tạo 32 tuyến đường; xây dựng 2 trạm bơm cục bộ; xây dựng 1 âu thuyền Cái Khế để phục vụ điều tiết nước và chống triều cường. Các hạng mục “đinh” này tiêu tốn nguồn vốn đầu tư khá lớn, cụ thể: hạng mục cải tạo 32 tuyến đường trên địa bàn quận Ninh Kiều và 2 trạm bơm có tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng, âu thuyền Cái Khế tiêu tốn 400 tỷ đồng. Thế nhưng, sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành thì tác dụng lại tréo ngoe. Những tuyến đường vừa được nâng cấp trong khuôn khổ dự án vẫn xảy ra tình trạng ngập nặng khi mưa lớn, như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Ngô Văn Sở, Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, Điện Biên Phủ…

Lý giải tại sao đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ cho dự án chống ngập mà thành phố vẫn ngập, ông Nguyễn Văn Tho - Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP.Cần Thơ (Ban Quản lý dự án ODA) cho biết:

“Tôi khẳng định, hiện nay hai trạm bơm vẫn hoạt động bình thường khi đủ nước, trạm bơm được cài đặt tự động, đủ nước là bơm. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn quá và chưa vệ sinh miệng hố thu nước nên nước thông chậm, gây ngập cục bộ. Miệng thu nước đang bị rác chắn nhiều, nước không chảy xuống cống để về trạm bơm được. Mặt khác, những nhà thầu đang thi công vỉ hè khiến cát chảy xuống hố gây bít hố. Chúng tôi đang cho vệ sinh miệng hố lại”.

Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt con đường được nâng cấp… những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai để khắc chế triều cường, nhưng thành phố vẫn phải đối mặt với ngập lụt

Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt con đường được nâng cấp… những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai để khắc chế triều cường, nhưng thành phố vẫn phải đối mặt với ngập lụt

Theo cách lý giải của đại diện Ban ODA thì các miệng cống thu nước “thất thủ”, làm lượng nước tràn trên mặt đường và dâng cao. Trong khi phía dưới cống không gom đủ nước nên 2 trạm bơm không thể kích hoạt.

Vấn đề rác thải ý ứ đọng tại các cống thoát nước không phải là chuyện mới. Hằng năm, trong kế hoạch khơi thông cống rãnh trước mùa mưa lũ, ngành chuyên môn TP. Cần Thơ đều triển khai kế hoạch dọn dẹp miệng cống để giúp nước tiêu thoát nhanh. Nhưng mỗi khi thành phố ngập lụt thì nguyên nhân chính đều xuất phát từ miệng cống đầy rác. Hệ thống chống ngập tiêu tốn hàng nghìn tỷ lại phải “bất lực” vì rác vướng đường nước chảy, làm cho thành phố chìm lút trong mỗi trận mưa cũng cho thấy năng lực của đơn vị điều hành hệ thống chống ngập ở Cần Thơ còn khá bị động.

Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt con đường được nâng cấp… những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai để khắc chế triều cường, nhưng thành phố vẫn phải đối mặt với ngập lụt. Điều này đòi hỏi đơn vị được giao nhiệm vụ vận hành hệ thống chống ngập cho thành phố phải nâng cao giải pháp để ngăn triều hiệu quả hơn nữa. Mùa mưa kéo dài và đợt cao điểm triều cường tháng 9 năm nay sẽ tiếp tục là “phép thử” cho hệ thống chống ngập nghìn tỉ của thành phố này.

Âu thuyền Cái Khế tiêu tốn 400 tỷ đồng để điều tiết nước và ngăn triều

Âu thuyền Cái Khế tiêu tốn 400 tỷ đồng để điều tiết nước và ngăn triều

Hiện, Cần Thơ tiếp tục đề xuất dự án chống ngập, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu kết hợp với chỉnh trang đô thị của TP.Cần Thơ, với diện tích chống ngập vùng nội ô thành phố khoảng 2.770 hecta. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2025 - 2030, với tổng mức đầu tư 4.500 tỉ đồng.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn