Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chiều 22/8, Đội 7 – Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Đống Đa và Đội Quản lý thị trường số 17 – Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hà Nội triệt phá thành công một kho kinh doanh trái phép khí N2O tại nhà 16, ngõ 316 Đê La Thành, phường Thổ Quan, quận Đống Đa.
Tại thời điểm kiểm tra, Đ. Q. V (Sinh năm 1989; trú tại quận Đống Đa, TP Hà Nội) là chủ kho đã không xuất trình được hoá đơn chứng từ hợp pháp; giấy phép kinh doanh hoá chất theo quy định và giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổ công tác thu giữ khoảng 70 bình khí N2O các loại (tổng trọng lượng khí N2O là 140kg). Tổng trị giá hàng hoá vi phạm là 18.900.000 đồng.
Đ. Q. V khai số bình khí N2O trên được thu mua trôi nổi trên mạng xã hội với giá từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, sau đó, bán lại với giá từ 600.000 đồng đến 700.000 đồng để hưởng chênh lệch.
Mặc dù nhận thức được hành vi của mình là vi phạm nhưng do lợi nhuận lớn nên Đ. Q. V vẫn bất chấp để kinh doanh trái phép.
Đặc biệt, tại hiện trường, tổ công tác thu giữ nhiều vali, giỏ nhựa chở hàng cùng bạt phủ. Đây là những vật dụng được Đ. Q. V sử dụng để ngụy trang các bình khí N2O khi đi giao cho khách, tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Thiếu tá Vũ Trung Kiên, đại diện Đội 7 – Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội nhận định, thủ đoạn của Đ. Q. V khá tinh vi khi lựa chọn nhà kho tập kết nằm trong ngõ sâu, vắng người qua lại, sau đó lắp đặt cửa sắt và camera giám sát để tránh sự chú ý từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các bình khí N2O được Đ. Q. V cất giấu tại nhiều vị trí trong nhà, từ phòng vệ sinh, cho đến tủ bếp.
Thời gian qua, các đối tượng kinh doanh khí N2O trái phép đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vinh, lựa chọn địa điểm đặt kho ở những khu vực ít người qua lại hòng né tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó, các đối tượng cũng lợi dùng tình hình khan hàng để đẩy giá bán lên cao hòng kiếm lời. Do vậy, phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra nhằm xử lý triệt để tình trạng trên./.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.