Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID
Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đang thí điểm thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu điện tử phục vụ thủ tục sang tên xe trên VNeID. Đây là một bước tiến mới, nhằm hướng tới lợi ích của người dân.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Không ít người thản nhiên dừng sai vạch, lấn làn, vượt đèn đỏ… gây mất an toàn và tạo hình ảnh lộn xộn ngay giữa lòng Thủ đô. Mới đây, Công an TP. Hà Nội đã triển khai đồng loạt thêm thiết bị ghi hình chuyên dụng, có độ phân giải cao, để ghi nhận các hành vi vi phạm ngay tại hiện trường.
7h sáng, tại nút giao Trần Phú – Điện Biên Phủ (Hà Nội), lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Cùng với đó, là hàng dài xe máy dừng chờ đèn đỏ lấn vạch kẻ, thậm chí dừng đỗ xe lấn luôn sang cả phần đường ngược chiều để được đứng trước các phương tiện khác. Mỗi lần đèn đỏ bật sáng, làn đường bị chặn kín, các phương tiện không thể rẽ vào phần đường của mình.
Tình trạng này không còn hiếm gặp bởi nhiều người tham gia giao thông đã dần hình thành tâm lý bất chấp phạm luật để có thể “nhanh hơn người khác một chút”.
Ghi nhận vào giờ cao điểm sáng ngày 26/5, chỉ 1 giờ đồng hồ, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý 6 trường hợp vi phạm. Thế nhưng, điều đáng nói là toàn bộ hành vi vi phạm của người tham gia giao thông đều được ghi lại bằng hình ảnh qua hệ thống camera chuyên dụng. Cán bộ CSGT với máy ảnh được trang cấp sẽ ghi hình tại vị trí chốt trực.
Sau khi phát hiện vi phạm, sẽ thông báo cho cán bộ khác trong tổ tiến hành dừng phương tiện để xử lý. Trường hợp không dừng được phương tiện thì chuyển dữ liệu hình ảnh về tổ xử lý “phạt nguội” theo quy định.
Anh T, tài xế xe ôm công nghệ bị lực lượng CSGT xử phạt cho biết: “Hôm nay tôi cũng được xem hình ảnh mình vi phạm và lần sau sẽ rút kinh nghiệm. Mình cũng vội quá mà khách giục nên cũng lấn làn 1 chút. Cũng biết là gây nguy hiểm nhưng cũng tiến lên trên để cho nhanh, mình cũng biết đi lấn làn như thế sẽ gây ảnh hưởng đến người khác và cả bản thân”.
Còn tại tuyến đường Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng... Đây là 1 trong những tuyến đường cửa ngõ thủ đô nên lượng phương tiện tham gia giao thông rất đông, nhất là vào những khung giờ cao điểm trong ngày.
Ghi nhận tại Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) trong những ngày vừa qua, rất nhiều người dân đến giải quyết thủ tục xử lý vi phạm hành chính từ thông báo phạt nguội, phần lớn là người điều khiển phương tiện xe máy. Những người vi phạm này này vẫn thường có tâm lý chủ quan, nghĩ không bị phạt nguội do khó xác định chủ phương tiện và người điều khiển có hành vi vi phạm.
Song song với xử phạt trực tiếp, bằng biện pháp phạt nguội, mỗi ngày lực lượng CSGT Thủ đô đã xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm giao thông, với các lỗi cố ý như: vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, dừng đỗ sai quy định…
Anh Nguyễn Văn Nam (trú tại Hà Đông), mội tài xế bị lực lượng CSGT xử lý phạt nguội cho biết: “Mình mắc lỗi dừng đỗ ở nơi cấm dừng cấm đỗ. Bị xử lý thế này thì CSGT cũng cho mình xem trực tiếp hình ảnh vi phạm, mình cũng công nhận lỗi của mình, xử lý thế này rất minh bạch và khách quan”.
Theo Thượng úy Trần Đức Vinh, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2 cho biết, hiện nay ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân đã được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận người dân cố tình vi phạm, đặc biệt là khi không có mặt lực lượng CSGT tại các nút giao thông. Do đó, dùng camera để ghi hình các trường hợp vi phạm có thể nói là biện pháp giúp nâng cao ý thức của người tham gia giao thông:
“Chúng tôi xác định rõ đối tượng trọng tâm là người điều khiển các phương tiện như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông hay không chấp hành chỉ dẫn vạch kẻ đường. Đó là những hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao, trực tiếp gây mất giao thông đô thị. Việc sử dụng camera sẽ được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch để tạo răn đe cho người tham gia giao thông”.
Hiện Hà Nội hiện có hơn 600 camera giao thông tại các tuyến phố chính. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Những chiếc camera cơ động mới được triển khai đang là bước đi tiếp theo để không một hành vi vi phạm nào lọt khỏi “mắt thần” của CSGT.
Theo Phòng CSGT Hà Nội, lực lượng chức năng sẽ tập trung xử lý các hành vi như: không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; đi không đúng phần đường, làn đường quy định; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; điều khiển xe đi trên vỉa hè; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định; điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chở hàng cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.
Vi phạm các quy định về biển số (không gắn biển số; gắn biển số không rõ chữ, số; dán chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc của biển số xe…) Kế hoạch trên triển khai thực hiện từ ngày 26/5 đến hết ngày 14/10, tại 20 nút giao, 8 tuyến trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội./.
Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đang thí điểm thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu điện tử phục vụ thủ tục sang tên xe trên VNeID. Đây là một bước tiến mới, nhằm hướng tới lợi ích của người dân.
Camera ghi hình các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ tại các nút giao thông trọng điểm, nơi thường xuyên xuất hiện vi phạm sẽ góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A được khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2017 theo hình thức BT nhưng chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Số ca mắc COVID-19 đang gia tăng tại Việt Nam, nhưng số ca nặng không tăng. Bộ Y tế đưa ra nhận định và 5 khuyến cáo tới người dân trong việc phòng tránh COVID-19 trong dịp nghỉ hè sắp tới.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương mở đợt cao điểm truy quét hàng giả, trong bối cảnh hàng trăm tấn sữa giả, thực phẩm giả, thuốc giả đã bị phát hiện chỉ trong những tháng đầu năm.
Sau hơn 4 năm thực hiện Luật Giáo dục, một số quy định trong Luật còn một số bất cập, các cấp học của của hệ thống giáo dục quốc dân chưa được xác định rõ; hoạt động phân luồng học sinh chưa hiệu quả, các trường trung cấp nghề gặp khó khăn trong tuyển sinh…
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục phải bán ngoại tệ để giảm sức ép tỉ giá thì có những đối tượng trục lợi kiếm bạc tỉ nhờ chiêu thu đổi USD trong ngân hàng thương mại, bán ra thị trường chợ đen ăn chênh lệch tỉ giá.