Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

"Hà Nội phát triển ngược..."

Chu Đức: Thứ hai 04/12/2023, 09:38 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội vừa hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025. Theo phương án, trong 2 năm tới, Hà Nội phải sắp xếp lại 173 xã, phường.

Hiện 30 quận, huyện của thành phố có 579 xã, phường. Sau sắp xếp, Thủ đô còn 509 xã, phường. Bên cạnh đó, dù chưa đạt chỉ tiêu về diện tích, nhưng quận Hoàn Kiếm được đề nghị không sáp nhập.

Xung quanh những nội dung này, phóng viên có cuộc trao đổi với Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. 

PV: Thưa ông, ông có đánh giá thế nào trước thông tin Hà Nội dự kiến sáp nhập hàng loạt xã, phường không đủ tiêu chuẩn về diện tích và dân số?

Ông Ngô Doãn Đức: Về sáp nhập các xã thì liên quan quản lý hành chính nhiều. Hồ sơ, giấy tờ sẽ thay đổi. Nhưng có chủ trương rồi thì phải tính toán thôi, sao cho có tính chất đồng bộ, liên thông nhau. Vì địa bàn trước kia là chia tách, bây giờ nhập vào thì ảnh hưởng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, cơ quan nhà nước.

Đặc biệt có những khu vực cần quản lý chặt, như nội đô mở rộng, các vành đai, hành lang xanh, vành đai xanh, rồi nêm xanh.

Việc này cần được nêu và làm rõ trong khi quy hoạch, các nhà làm chính sách cần cụ thể hóa trên nhiều phương diện, dựa trên ý kiến phản biện của các nhà chuyên môn, những người quan tâm, để tránh áp đặt.

Một góc hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: NLĐ)

Một góc hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: NLĐ)

PV: Thành phố Hà Nội đã đề xuất giữ nguyên, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, dù quận chưa đủ chỉ tiêu về diện tích. Ông có đồng tình với đề xuất này?

Ông Ngô Doãn Đức: Hoàn Kiếm là một khu vực trung tâm lâu đời, gắn liền với nhiều sự tích, câu chuyện, đi sâu thẳm vào đời sống xã hội, trong các trang viết lịch sử. Bây giờ chúng ta sáp nhập, đổi tên đi thì sẽ đánh mất thương hiệu đặc biệt. Nó là dấu ấn, là trí nhớ đô thị, không gian tinh lọc, một hòn ngọc chứa đựng nhiều giá trị vật chất và tinh thần, cùng với giá trị lịch sử, kinh tế, thương mại.

Nó có nhiều ý nghĩa, không đơn thuần về mặt hành chính là cộng trừ. Hoàn Kiếm có nhiều thứ vô tận về chiều sâu văn hóa và lịch sử. Nhiều người cũng có ý kiến, nhưng tôi ở bất cứ đâu, nếu có điều kiện chia sẻ, tôi vẫn luôn cho rằng cần thận trọng, và mong muốn thuận theo ý kiến số đông là không nên sáp nhập Hoàn Kiếm.

PV: Có vẻ dư luận đều đồng tình với việc không sáp nhập quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, thực tế là mật độ cư dân ở đây quá cao trong khi quận có diện tích nhỏ nhất Thủ đô. Nỗ lực giãn dân hiện khá ì ạch, còn việc di dời các cơ quan công sở thậm chí còn khó khăn hơn. Hoàn Kiếm cần bài tay “biên tập” như thế nào, thưa ông?

Ông Ngô Doãn Đức: Phát triển của Hà Nội phải nói thẳng là phát triển ngược. Đáng lẽ ra phải giãn ra thì chúng ta hút người vào vùng lõi. Mật độ người dân ngày càng chất tải vào, ảnh hưởng hạ tầng. Chính vì vậy, cần định vị lại. Tôi từng phát biểu, nếu chúng ta làm tàu điện ngầm đi qua hồ Hoàn Kiếm, thì giải phóng Sở điện lực chẳng hạn. Các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc xem xét nhường chỗ cho lợi ích cộng đồng.

Có những cái chúng ta thay đổi được. Chúng ta có trung tâm hành chính phía Tây phát triển rồi, thì phải “biên tập lại”. Đang có sự phát triển, quy hoạch lại rồi, thì chúng ta cần ưu tiên những đặc trưng nhất của Hoàn Kiếm.

Các cơ quan của quận thì không nói làm gì, còn các cơ quan của thành phố, của sở, ngành thì có thể di dời được chứ. Cơ quan đi về đỡ xe cộ, quản lý nhà nước không nhất thiết phải nằm ở nơi nhiều người đến du lịch.

Chúng ta cho cộng đồng tham gia nhiều hơn thì trụ sở nhà nước phải nhường. Về vĩ mô phải cương quyết, nếu không chúng ta sẽ bị cản trở và từng bị cản trở. Nếu làm mà không cương quyết thì chỉ là nói mãi. Chỉ cần kiên quyết thì sẽ có cách, các nhà chuyên môn sẽ chia sẻ, người dân đồng thuận thôi.

PV: Xin cảm ơn ông.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Tạm ngừng khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không do ảnh hưởng bão số 3

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão YAGI trong ngày 7/9/2024.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, 'nhường' vỉa hè cho ô tô  và hàng nước

Phố Hoàng Ngân (Hà Nội): Người đi bộ dưới lòng đường, "nhường' vỉa hè cho ô tô và hàng nước

Đoạn đường 1 chiều trên phố Hoàng Ngân thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy (Hà Nội) rất nhiều ô tô đỗ chật kín cả hai bên vỉa hè và lòng đường, buộc người đi bộ phải len lỏi qua khoảng trống giữa các xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.