Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Và bằng tốc độ thần kỳ, chỉ khoảng 15 phút sau, những gì còn lại ở khu vực này chỉ có rác.
Ngày nào cũng ngang qua cây cầu bắc ngang sông Lô Lịch tới trường THPT Quang Trung, Thùy Linh thường đeo khẩu trang, rảo bước nhanh qua khu nước thải mà người bán hàng giết mổ gia cầm, hải sản để lại:
"Rác thì nhiều nguyên một đường, ngửi mùi tanh. Em nghĩ là mất thẩm mỹ, gây mùi ảnh hưởng đến sức khỏe."
Một khu bán đồ tươi sống đã vậy, phía bên bán rau củ quả, các tiểu thương thay vì bỏ rác rau, nilon vào thùng hoặc xe thu gom thì lại tiện đâu vứt đó. Nhất là vào những ngày mưa, tình trạng ô nhiễm chợ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người dân đi thể dục, hoặc đi làm sớm qua chợ đều tiện đường ghé vào mua thực phẩm với mặt hàng đa dạng. Đây là lý do nhiều lần ra quân, lực lượng chức năng vẫn chưa dẹp dứt điểm được khu chợ này. Nhưng cũng ngay chính người dân mua sắm cũng phải cau mày nhăn mặt khi chợ cóc mỗi sáng đều để lại cả con đường rác:
"Dọc bên hàng rau nhiều rác. Mấy lần dẹp không được người ta họp sớm, đuổi sớm."
"Chốc họ dẹp hết đi. Mỗi cái nhếch nhác đây nó bẩn thôi. Xe rác vệ sinh môi trường bắt đầu đang dọn kìa. Đây là chợ nên rất nhiều rác. Bây giờ đầy xe rồi chốc còn có xe tăng cường."
Vợ chồng chị Hương, nhân viên thu gom rác thải Chi nhánh Urenco 4 đã có mặt ở đây từ lúc 4h sáng và phải luôn tay quét dọn cho tới khi tan chợ. Bởi làm không xuể việc cho kịp sạch rác trước giờ cao điểm, chị Hương gần đây phải nhờ thêm chồng mình ra phụ giúp.
"Mấy giờ chị sẽ dọn xong khu chợ này?
7h. Người nào làm ở địa bàn nào có chợ thì bắt buộc làm. 4h tôi đã bốc một chuyến chở về dưới kia rồi. Nhiều rác thì phải vất vả. Chồng phải ra làm đỡ."
Chợ cóc phố Cầu Mới thuộc khu vực giáp ranh giữa 2 quận Đống Đa và Thanh Xuân, lại là chợ dân sinh, tự phát. Mặc dù không thu được giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với các hộ kinh doanh tại chợ, nhưng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội vẫn bố trí nhân lực và phương tiện duy trì vệ sinh môi trường, thu gom rác thải phát sinh.
Công nhân môi trường dọn dẹp rác thải ở đây đã hàng chục năm nay. Họ đã quá quen với nó. Nhưng còn người dân lưu thông qua khu chợ cóc, vẫn không thể quen với rác nilon, nước thải ngập ngụa dưới lòng đường.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.