Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Giao thông thông minh: Cần cơ chế vận hành thông minh

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 06/06/2024, 10:08 (GMT+7)

Xây dựng và vận hành hệ thống giao thông thông minh là xu thế tất yếu để đồng thời giải quyết được nhiều bài toán xã hội tại các đô thị . Hà Nội đang nhanh chóng bắt kịp xu thế này khi vừa thống nhất triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh từ tháng 6 đến tháng 12/2024.

Nhưng, hệ thống giao thông thông minh không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng ngành giao thông. Bài toán về sự kết nối, phối hợp trong hệ thống giao thông thông minh có thực sự khó đối với Hà Nội?

Nhìn từ mô hình thí điểm, sẽ thấy những thách thức và Triển vọng nào mang lại từ hệ thống giao thông thông minh? 

Mời quý vị và các bạn quan tâm tới chủ đề: "Hệ thống Giao thông thông minh: Cần cơ chế vận hành thông minh” hãy đón nghe và cùng thảo luận ý kiến trong chương trình: Diễn đàn 91 vào 12h30 thứ Năm (06/6) trực tiếp trên sóng FM91 và vovgiaothong.vn.  

Với sự tham gia của các khách mời: GS.TS Lê Hùng Lân, Giảng viên Khoa Điện - Điện tử (Trường Đại học GTVT), chuyên gia về Giao thông thông minh và TS Trần Ngọc Hưng, Viện trưởng Viện Công nghệ GTVT, trường Đại học Công nghệ GTVT.


 Chức năng đột phá là gì? 

Nhiều năm sử dụng xe buýt để đi làm, anh Bùi Tuấn Trung (ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) rất phấn khởi khi mới đây, dịch vụ xe buýt đưa vào sử dụng loại thẻ vé ảo, khiến người dùng không còn lo lắng khi mất thẻ, quên thẻ: "Đỡ được một vài khâu như kiểm tra vé, lâu dài thì mọi người dùng như ở nước ngoài, chỉ cần một loại thẻ, mọi người có thể dùng được cho tất cả các dịch vụ vận tải công cộng như tàu điện trên cao. Em thấy rất tích cực đấy"

Một số người tham gia giao thông bằng xe buýt cũng bày tỏ, việc đưa vào sử dụng thẻ vé ảo giúp ích cho cả hành khách và doanh nghiệp vận tải:

"Điều đó rất tốt, có lợi cho tất cả mọi người, tiện lợi cho cả nhà xe nữa. Đơn giản hơn, không phức tạp cho mình"

"Bác thấy nó tốt vì bác đi một số nước cũng thấy nó như mình thế này, quẹt thẻ xong là đi vào được thì nó cũng tốt, vừa an toàn, an ninh"

Ảnh minh họa: Tgroup

Ảnh minh họa: Tgroup

Ngoài dịch vụ thẻ vé ảo, trước đó, nhiều tiện ích của xe buýt cũng được đưa vào ứng dụng như: tìm buýt, đến việc sử dụng vé liên thông… nhằm từng bước hướng tới xây dựng hệ thống giao thông thông minh, giúp hành khách đi lại thuận tiện hơn.

Trong lĩnh vực quản lý giao thông tĩnh, mới đây nhất, ngày 15/4, Hà Nội cũng thí điểm áp dụng hình thức thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt, trong đó điểm trông giữ ô tô tại đường Trần Quang Khải thực hiện theo hình thức thu phí kín. Sau gần 3 tháng triển khai thí điểm, tài xế Nguyễn Ngọc Tú rất hài lòng: "Em thấy rất thuận lợi cho người vào và chủ xe, vì họ chỉ cần một tài khoản trên VETC có sẵn họ có thể vào bất cứ điểm nào, chủ động việc ra và vào và em nghĩ việc này nên phát triển, nhân rộng"

Một số tài xế sử dụng dịch vụ trông xe không dùng tiền mặt tại đây cùng có chung nhận định về sự thuận tiện của dịch vụ này:

"Việc này rất tiện lợi, tiện ích cho người sử dụng, không còn phải phụ thuộc vào vé nữa. Cái này tiện hơn rất nhiều"

"Em thấy cũng thuận tiện và dễ sử dụng. Rất thuận tiện cho mọi người"

Ông Nguyễn Tấn Tranh, Phó Giám đốc Xí nghiệp 4, Công ty Khai thác Điểm đỗ xe Hà Nội - đơn vị triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt cho biết, công nghệ này giúp đơn vị quản lý nắm rõ số lượng phương tiện trông giữ hàng ngày, qua đó, nâng cao hiệu suất của bãi đỗ: "Người dân thấy thuận lợi và minh bạch về phương tiện trông giữ. Tới đây có thể triển khai rộng toàn thành phố. Tương lai số hóa được sẽ rất tốt, nếu số hóa được cả Epass và ETC thì quá thuận lợi"

Ngoài ra, thời gian qua, Thành phố Hà Nội cũng từng bước hoàn thiện hệ thống camera giám sát giao thông, điều khiển giao thông, hỗ trợ xử phạt vi phạm TTATGT…

Theo nội dung Đề án giao thông thông minh được Sở GTVT đề xuất UBND Thành phố để thực hiện từ tháng 6 này, các chức năng thí điểm của hệ thống bao gồm: Hệ thống giám sát giao thông; Cung cấp thông tin giao thông; Điều khiển giao thông; Hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự ATGT; Quản lý giao thông công cộng; Quản lý sự cố; Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; Quản lý đỗ xe; Quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng. Trong đó 2 chức năng Quản lý đỗ xe, Quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng sẽ được tích hợp khi các dự án thí điểm theo chương trình riêng của Thành phố đã sẵn sàng đưa vào vận hành…

Tại Trung tâm điều hành giao thông thông minh (đặt tại số 1 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), sẽ có phần mềm quản lý và ghi hình luồng video có tính năng kết nối, quản lý camera; hiển thị hình ảnh theo thời gian thực; cảnh báo trạng thái thiết bị, đo đếm lưu lượng; giám sát vi phạm; điều khiển đèn tín hiệu giao thông…

Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, để tạo được sự đột phát khi triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh, cần đồng bộ hóa các dự án thành phần giao thông thông minh đang triển khai một cách rời rạc của từng lĩnh vực, từ đó tích hợp thành mạng lưới để phục vụ việc đi lại trở nên “thông minh” hơn, và an toàn hơn với những lộ trình tối ưu. Còn với cơ quan quản lý giám sát, các quyết định quản lý điều hành cũng sẽ chính xác, hiệu quả, kịp thời hơn, từ đó giúp giảm ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo tốt hơn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Cần mạng lưới và nền tảng xử lý hiệu quả 

Nhiều ý kiến cho rằng, các đô thị bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông thì cần quan tâm, đầu tư nhiều cho giao thông thông minh vì đây là giải pháp không tốn quá nhiều chi phí nhưng cho hiệu quả lớn nếu triển khai thành công. Đồng thời đây cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư còn người tham gia giao thông chờ đợi ứng dụng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng trước tiên, theo TS Phan Lê Bình, Chuyên gia giao thông đô thị thì cơ chế phải rõ ràng, phải có những tiêu chuẩn, quy chuẩn về giao thông thông minh: "Đầu tiên là cần một định nghĩa rõ ràng về giao thông thông minh, cái nào thuộc về giao thông thông minh, cái nào không phải là giao thông thông minh. Khi có định nghĩa rồi thì cần hệ thống pháp lý để làm căn cứ như thiết bị nào bắt buộc phải lắp đặt trên xe, lắp đặt camera hành trình, lắp đặt thiết bị truyền tín hiệu ra sao để nắm bắt được tình hình hoạt động của phương tiện"

Anh Vũ Công Duy, Trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Bách Khoa Hà Nội, người từng giành giải nhất giải pháp công nghệ an toàn giao thông cho biết, các hệ thống giao thông thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo chưa được sử dụng rộng rãi tại các đô thị, trong khi đây sẽ công cụ tạo ra bước tiến lớn trong việc xây dựng dữ liệu phương tiện và mạng lưới giao thông đô thị.

Điều này, giúp các cơ quan quản lý định hướng rõ ràng mục tiêu tổ chức, phát triển giao thông ngắn hạn và dài hạn cho đô thị. Nhưng để hệ thống giao thông thông minh vận hành hiệu quả, điều kiên tiên quyết là có mạng lưới kết nối thông tin đồng bộ: "Để nó thành hệ thống giao thông thông mình thì trước hết nó phải kết nối được với nhau, mạng lưới video, mạng lưới thông tin đèn tín hiệu. Thứ 2 là cần một trung tâm hoặc một nền tảng để nó liên tục tiếp nhận những tín hiệu, thông tin và xử lý trong thời gian thực; cần có một dữ liệu tương ứng về môi trường cần xử lý. Giao thông Hà Nội cần từng bước chuyển đổi, có sự phối hợp giữa người điều phối giao thông với hệ thống đấy"

Việc ứng dụng dữ liệu lớn (BigData) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành giao thông là cơ sở, là điều kiện để xây dựng một tương lai giao thông an toàn, thông minh và hiệu quả hơn.

Đây cũng là quan điểm được ông Dany Nguyễn – Lương, Giám đốc Ban Giao thông, Viện Quy hoạch đô thị Vùng Paris chia sẻ trong một cuộc hội thảo diễn ra mới đây: "Nếu chúng ta phát triển được hệ thống dữ liệu lớn thì phương tiện đầu tiên để xây dựng hệ thống đó là các cảm biến, các máy quan trắc mà chúng ta đặt ở các không gian công cộng, các ngã tư đường phố thì nó sẽ giúp cho chúng ta thu thập được dữ liệu theo thời gian thực.

Những dữ liệu đó thì sẽ phục vụ rất nhiều cho việc chúng ta kiểm soát. Ví dụ như về điều tiết giao thông, chống ô nhiễm,  kiểm soát các nguồn phát thải khí CO2 của các phương tiện giao thông… thì tất cả những dữ liệu đó sẽ giúp cho chính quyền thành phố, cho các sở, ban, ngành có cơ sở để có những biện pháp can thiệp nhanh chóng"

Còn theo TS Khương Kim Tạo, Nguyên Phó chánh Văn Phòng Ủy ban ATGTQG, muốn hệ thống giao thông thông minh hoạt động hiệu quả, phải có nguồn kinh phí để thực hiện nghiên cứu, thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu đầu vào. Khi có được tất cả những dữ liệu đó nạp vào phần mềm thì chúng ta mới có được kết quả tốt, chứ phần mềm không không đảm bảo cho ra được kết quả mô phỏng giao thông chính xác và đáp ứng được các yêu cầu giao thông đặt ra:

"Chúng ta phải đếm xe trên tất cả các tuyến đường, từ đó mô phỏng lại dòng xe trên tất cả các tuyến đường, các cung khác nhau. Trên cơ sở đó mô phỏng được dòng xe đó trong quá trình vận hành hàng ngày ở tất cả các khung giờ khác nhau. Như thế thì sẽ cân đối tối ưu hơn, đầu tư đúng chỗ hơn và mang lại hiệu quả hơn"

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phóng viên vỉa hè

Phóng viên vỉa hè

Nghìn năm trên đất kinh kỳ, có bao nhiêu nghề mới sinh ra và nghề cũ bị mai một dần đi. Mỗi người, mỗi nghề lại mỗi chuyện buồn vui.

Báo chí giữ vai trò quan trọng trong truyền tải các thông điệp về  ATGT

Báo chí giữ vai trò quan trọng trong truyền tải các thông điệp về ATGT

Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới, trong giai đoạn từ 2010-2020, Việt Nam thuộc nhóm 45 quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ giảm trên 30%.

Yêu cầu cốt lõi để giảm TNGT: Tiếp cận toàn diện, chung tay hành động

Yêu cầu cốt lõi để giảm TNGT: Tiếp cận toàn diện, chung tay hành động

Quỹ Bloomberg Philanthropies đã cam kết chi 500 triệu USD để hỗ trợ thực hiện sáng kiến về an toàn đường bộ tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Quỹ đã hỗ trợ 3 thành phố lớn của Việt Nam thực hiện các dự án về an toàn giao thông.

Vì sao các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng?

Vì sao các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng?

Hiện nay rất nhiều người thay vì chọn vào các công ty, xí nghiệp để làm việc thì lại chọn những công việc thời vụ bên ngoài như chạy xe công nghệ, giao hàng… Điều này khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế bị động, lao đao vì liên tục thiếu hụt nhân công...

20 năm, hơn 1.000 hộ dân sống tạm bợ bên rạch “nước đen” dưới tuyến Metro số 1

20 năm, hơn 1.000 hộ dân sống tạm bợ bên rạch “nước đen” dưới tuyến Metro số 1

Con rạch Văn Thánh nằm dưới tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), cách trung tâm TP.HCM khoảng một km, có hơn 1.000 hộ dân ven rạch Văn Thánh sống tạm bợ hơn 20 năm do dự án treo.

Kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất bị ô nhiễm nghiêm trọng

Kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất bị ô nhiễm nghiêm trọng

Kênh Hy Vọng là một trong những tuyến kênh chính của quận Tân Bình (TP.HCM), giúp thoát nước cho hệ thống sân bay Tân Sơn Nhất. Thế nhưng trong nhiều năm qua, tuyến kênh này đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Tự sự của đêm: Thương nhớ quê nhà

Tự sự của đêm: Thương nhớ quê nhà

Rời quê lên phố, nhiều người ôm cho mình giấc mơ lập nghiệp, thành công và tôi cũng không nằm ngoài số đó. Hoài bão quá lớn buộc tôi phải xa nhà, xa cha mẹ, xa làng xóm, xa cái khung cảnh làng quê quen thuộc đã ăn sâu trong tâm trí.