Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Giảm rác thải đô thị: Gian nan còn đó

Huy Hoàng: Thứ sáu 01/09/2023, 14:58 (GMT+7)

Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, giảm ngập nước” thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực khi có hơn 500 điểm tồn đọng rác thải cũng như chuyển hoá được gần 200 khu vực vui chơi công cộng sạch sẽ văn minh.

Tuy vậy, trên thực tế công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm rác thải đô thị cũng còn nhiều vấn đề cần khắc phục triệt để hơn. 

 

Ghi nhận thực tế tại bãi đất trống trên đường 22, thuộc địa bàn Khu phố 7, phường Linh Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM); suốt 1 thời gian dài là điểm tập kết rác tự phát hết sức ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bà con nơi đây.

Cách đây khoảng 3 tháng, chính quyền địa phương đã vào cuộc xử lý, dọn dẹp, tuy nhiên 1 vài ngày gần đây, rác thải sinh hoạt hay những đống xà bần xây dựng bắt đầu xuất hiện trở lại.

Tỷ lệ người dân từ nơi khác sinh sống và làm việc ngày càng nhiều nên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường như xả rác bừa bãi nơi công cộng

Tỷ lệ người dân từ nơi khác sinh sống và làm việc ngày càng nhiều nên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường như xả rác bừa bãi nơi công cộng

PGS - TS Nguyễn Kỳ Phùng – Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho biết đây là 1 trong số hơn 200 điểm phát sinh rác và tái phát sinh rác thải trên địa bàn kể từ khi địa phương này được sáp nhập từ quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức cũ.

Hiện nay, TP.Thủ Đức có nhiều dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng, tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, tỷ lệ người dân từ nơi khác sinh sống và làm việc ngày càng nhiều nên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường như xả rác bừa bãi nơi công cộng, các hoạt động mua bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường tại các khu đất trống, các dự án chậm triển khai….

"Nạn vứt rác bừa bãi tại Tp.Thủ Đức đã trở thành vấn nạn gần như nan giải và nguyên nhân cốt lõi là ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng môi trường của 1 bộ phận không nhỏ các cá nhân, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ và tự giác chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Đồng thời còn nhiều bất cập về vấn đề thu gom, xử lý rác thải và phát hiện đối tượng vi phạm", ônbg Nguyễn Kỳ Phùng cho biết.

Bên cạnh tình trạng xả rác bừa bãi thì một trong những vướng mắc lớn nhất trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại TPHCM chính là sự thiếu nhất quán, chưa đồng bộ trong chủ trương phân loại rác thải tại nguồn khi mới chỉ có 20-25% phường xã có triển khai được việc này.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường - Uỷ viên UB MTTQ Việt Nam TP.HCM phân tích: "Nếu tôi nhớ không nhầm thì từ những năm 2000 chúng ta đã tiến hành thí điểm phân loại rác tại nguồn. Từ đó đến nay gần như trong tất cả các chương trình bảo vệ môi trường của TPHCM đều có việc phân loại rác tại nguồn tuy nhiên cái quan trọng nhất chúng ta làm không đồng bộ.

Dân thì vận động phân loại nhưng người thu gom rồi đến xe vận chuyển không có phương tiện để thu nhận rác đã phân loại khiến cho công phân loại của người dân thành công cốc. Điều này tác động rất lớn đến ý thức của người dân và dần dần không ai muốn phân loại nữa".

Một trong những vấn đề đau đầu trong vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị chính là tình trạng đổ trộm rác thải hay còn gọi là rác mồ côi. Theo ông Nguyễn Trọng Minh – Giám đốc công ty cổ phần công nghệ Grac thì tình trạng này thời gian qua tuy có giảm, song đã xuất hiện nhiều hình thức đối phó gây khó cho lực lượng chức năng:

"Thống kê chưa đầy đủ thì bình quân mỗi tháng có khoảng 100 thông tin vể đổ trộm rác thải. Trên thực tế thì rác mồ côi có xu hướng giảm nhưng để giải quyết dứt điểm thì chưa hoàn toàn vì người dân sẽ đối phó thuê xe ba gác chở rác đổ trộm ngoài khu vực mình sinh sống. Do đó, khó có thể giải quyết nhanh, dứt điểm nếu không có biện pháp tốt hơn".

Bên cạnh những tồn đọng, không thể phủ nhận là cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, giảm ngập nước” đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo đó, lực lượng chức năng đã giải tỏa 505 điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải (đạt tỷ lệ 98%), trong đó chuyển hóa được 198 điểm thành khu sinh hoạt cộng đồng như công viên, vườn hoa, sân chơi thể thao…

Bên cạnh tình trạng xả rác bừa bãi thì một trong những vướng mắc lớn nhất trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại TPHCM chính là sự thiếu nhất quán

Bên cạnh tình trạng xả rác bừa bãi thì một trong những vướng mắc lớn nhất trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại TPHCM chính là sự thiếu nhất quán

Đến nay, Thành phố có 7.534 phương tiện thu gom rác thải, trong đó 4.191 phương tiện đạt chuẩn. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2023, Quỹ Bảo vệ Môi trường duyệt vay 107 dự án số tiền hơn 118 tỷ đồng; giải ngân 93/107 dự án số tiền trên 105 tỷ đồng.

Nhìn chung, cuộc vận động đã nhận được sự đồng thuận trong các giới, tầng lớp nhân dân, cơ sở tôn giáo trên địa bàn, từng bước thay đổi hành vi, thói quen, ý thức bảo vệ môi trường. Thượng tọa Thích Nhuận Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Giáo hội phật giáo Việt Nam TP.HCM bày tỏ:

"Phật giáo thành phố tuyên truyền cho tất cả các tự viện, cơ sở Phật giáo của TP, trồng thêm cây xanh, phân loại rác tại nguồn... Đa số tín đồ được các thầy tuyên truyền, hướng dẫn thì Phật tử cũng làm theo. Mô hình đổi rác lấy gạo, ví dụ 1 ký rác lấy 1 ký gạo cũng là mô hình hay để Phật tử thu gom rác lại, tập trung 1 nơi, để mọi người có ý thức không xả rác bừa bãi".

Để nâng cao hiệu quả cuộc vận “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, giảm ngập nước”, PGS TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM đề nghị: "Cần tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh, duy trì thường xuyên công tác đối ngoại, tuyên truyền và vận động nhân dân bảo vệ mội trường. Duy trì, triển khai và phát triển phần mềm quản lý trực tiếp để tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của người dân nhanh chóng, kịp thời. Tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, sử dụng hinh ảnh trích xuất từ camera tại các khu cân cư để xử lý bằng hình thức giản tiếp".

Bà Trần Thị Kim Yến - Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho rằng bên cạnh các giải pháp đã và đang triển khai thì cần kịp thời, phát hiện, biểu dương các mô hình, sáng kiến, cách làm mới, hiệu quả của cả các tập thể, lẫn cá nhân trong cuộc vận động này:

"Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố xanh, sạch, thân thiện môi trường sẽ không chỉ thành công nếu chỉ có các cơ quan đơn vị tổ chức đứng ra làm. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần huy động và phát huy được sức mạnh toàn dân, của mỗi người dân cho dù ở bất cứ vị trí nào, từ các em học sinh cho đến các anh chị cô chú đang làm việc ở các cơ quan đơn vị doanh nghiệp, ở các cộng đồng dân cư, các tín đồ của các tôn giáo cùng tham gia chung tay thực hiện".

Trên thực tế việc xác lập hành vi và tiến hành xử phạt các đối tượng vi phạm gần như là không có, hoặc nếu có thì cũng không khác gì “muối bỏ biển”

Trên thực tế việc xác lập hành vi và tiến hành xử phạt các đối tượng vi phạm gần như là không có, hoặc nếu có thì cũng không khác gì “muối bỏ biển”

Gian nan còn đó

 

Nếu nhìn vào tỷ lệ 98% các điểm ô nhiễm rác thải được giải toả, chuyển hoá trong 2 năm qua tại TPHCM hẳn nhiều người sẽ thấy phấn khởi. Song nếu nhìn vào tổng số điểm tồn đọng rác thải qua thống kê chỉ là 568 điểm chắc chắn sự lạc quan ấy sẽ giảm đi đáng kể.

Bởi chỉ riêng thành phố Thủ Đức đã có hơn 200 điểm phát sinh rác thải, thì tại các địa phương có điều kiện tương tự như Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú, Hóc Môn…tình trạng chắc hẳn không khả quan hơn là bao.

Ngày nay, không khó để bắt gặp 1 anh lái xe tiện tay ném chiếc ly cafe xuống đường, hay 1 chị hàng rong đổ chất thải xuống miệng cống mà không cần lọc lại. Ra đường lại càng dễ thấy những chiếc khẩu trang, túi nylon hay cả những bộ salon cũ, phế thải xây dựng… nằm lăn lóc dưới lòng đường hay vỉa hè. Thay đổi được việc này không thể trong ngày một ngày hai, và sẽ càng khó khăn nếu không có biện pháp đủ mạnh.

Dù Nghị định 45/2022 của Chính Phủ đã nêu khá rõ mức xử phạt cho hành vi xả rác nơi công cộng, đường phố, kênh rạch…song trên thực tế việc xác lập hành vi và tiến hành xử phạt các đối tượng vi phạm gần như là không có, hoặc nếu có thì cũng không khác gì “muối bỏ biển”. Rõ ràng, quy định pháp luật đã không đi vào đời sống, chưa kể các mức xử phạt còn chưa đủ mạnh để tạo nên sự răn đe.

Từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức, doanh nghiệp cần tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc bỏ rác đúng nơi quy định

Từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức, doanh nghiệp cần tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc bỏ rác đúng nơi quy định

Không khó để tham khảo các bài học kinh nghiệm của các quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Sĩ hay gần hơn trong khu vực là Nhật Bản hoặc Singapore. Ở các quốc gia này, mức phạt cho hành vi xả rác nơi công cộng lên đến hàng triệu thậm chí hàng chục triệu đồng kèm theo nhiều giờ lao động công ích, dọn dẹp vệ sinh.

Quan trọng hơn các biện pháp xử phạt hành chính là các chương trình đào tạo, tuyên truyền được duy trì suốt một thời gian dài để tạo nên một nền tảng ý thức hết sức cơ bản cho người dân về rác thải.

Đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm thểu rác thải là một trong những tiêu chí quan trọng để hướng đến một đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, nếu chỉ có nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước thôi là chưa đủ để giúp đường phố, kênh rạch trở nên sạch sẽ hơn.

Mà quan trọng hơn là từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức, doanh nghiệp cần tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc bỏ rác đúng nơi quy định.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Bộ Công Thương cho rằng giải pháp chống phát ngược và mua với giá 0 đồng (trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia) với điện mặt trời mái nhà là phù hợp, vừa khuyến khích loại hình này vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.