Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn, liệu có nới lỏng quá sớm?

Hải Hà - Nguyễn Yên: Thứ năm 08/08/2024, 15:27 (GMT+7)

Như VOV Giao thông đã đề cập, theo Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất hạ mức xử phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn thấp.

Cụ thể, mức phạt tiền sẽ chỉ còn 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với ô tô, 400- 600 nghìn đồng đối với xe máy nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở, tức là giảm 80% , tương đường từ 6-8 triệu đồng so với mức phạt hiện tại.

Đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất này. 

Bộ Công an đề xuất hạ mức xử phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn thấp - Ảnh minh họa

Bộ Công an đề xuất hạ mức xử phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn thấp - Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Văn Hải, ở Sơn Tây Hà Nội là nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông do người điều khiển xe máy uống rượu gây ra, khiến anh bị gãy tay, chân và ảnh hưởng não, phải nằm bệnh viện điều trị hơn 2 tháng. Vẫn còn ám ảnh dù tai nạn xảy ra cách đây hàng chục năm, anh Hải đề nghị, cần ngăn chặn, hạn chế tình trạng lái xe sử dụng rượu bia: “Phạt nặng này có giảm được nhiều đâu. Theo quan điểm của tôi cứ phạt nặng một thời gian nữa để răn đe người dân”

Đề xuất giảm mức xử phạt bằng tiền về tài xế có nồng độ cồn khi lái xe đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, với đa số còn băn khoăn về tác dụng ngược, có thể phá vỡ các thành quả vừa qua:

“Theo quan điểm của tôi, mức phạt hiện tại hơi bị cao quá. Nhiều người chỉ uống một ít thôi nhưng bị thu bằng, thu xe. Tôi muốn đề xuất giảm xuống một ít. Nếu điều chỉnh thì điều chỉnh lại toàn bộ sẽ hợp lý hơn

"Nếu mà uống ít, giữ nguyên mức phạt như cũ. Bởi cứ có nồng độ cồn, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông nên cứ phạt nặng cũng được"

"Chỉ giảm một chút thôi, không nên giảm sâu quá, để người dân có ý thức hơn. Vì hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến bia rượu làm ảnh hưởng đến người đi đường”

Ông Bùi Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội nhấn mạnh cần phải xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng rượu bia khi lái xe, dù nống độ rượu nhiều hay ít, bởi đều ảnh hưởng đến khả năng phản xạ của lái xe khi tham gia giao thông: “Tôi không đồng tình với đề xuất đó. Vì theo Nghị định 100 phạt gần 2 năm nay, người dân chấp hành quen rồi, người dân đang bắt đầu có thói quen, chấp hành nghiêm chỉnh và bây giờ lại nới ra. Tôi nghĩ vấn giữ nguyên như Nghị định 100”

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Ga Hà Nội

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Ga Hà Nội

TS. Ngô Dương - Chuyên gia về Nhà nước và pháp luật đánh giá, việc thay đổi chế tài xử phạt vi phạm nồng độ cồn chắc chắn có những tác động xã hội: “Việc thay đổi, hạ thấp một chế tài hiện hành là không nên trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, chắc chắn nó sẽ tạo ra dư luận rằng, việc này không phải ghê gớm quá, cứ uống đi vì thực tế uống rượu không ai đo chính xác như trong phòng thí nghiệm, chỉ uống là uống thôi, chỉ quá đi một chút là vi phạm và sẽ ảnh hưởng tới khả năng xử lý trong các tình huống cần phải chính xác”. 

Theo chuyên gia y tế, dù nồng độ cồn của người điều khiển xe chỉ ở mức 50 miligam/100 mililit máu (mức phạt tối thiểu) cũng có thể làm giảm sự cảnh giác, kém nhanh nhạy để xử trí các tình huống nguy hiểm.

PGS.TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng phân tích, khi giảm tiền phạt với mức vi phạm nồng độ cồn có thể dẫn tới tâm lý chủ quan, buông lỏng, dễ dẫn tới các vi phạm về nồng độ cồn:

“Nếu chúng ta chỉ giảm mức phạt thì sẽ tạo ra tâm lý người dân cho rằng Nhà nước nới lỏng việc này và tạo ra tâm lý lái xe có sử dụng rượu bia gia tăng, xu hướng vi phạm có thể thay đổi. Nếu trong trường hợp quyết định thay đổi, việc giảm nhẹ phạt kinh tế thì vẫn phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng rượu bia và lái xe, tăng cường thực thi pháp luật.

PGS.TS Phạm Việt Cường cho rằng, ngoài phạt tiền, có thể bổ sung các hình thức xử phạt khi lái xe vi phạm nồng độ cồn như trừ điểm bằng lái, phạt lũy tiến với hành vi tái phạm, buộc học và thi lại bằng lái xe, lao động công ích, treo tịch thu bằng, buộc lắp thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe…

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung và người điều khiển phương tiện giao thông nói riêng./.

Hải Hà - Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Cơn mưa lớn xảy ra vào đêm và sáng sớm nay (16/9) đã khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu và ùn tắc. Thậm chí có người đi làm từ 5h30 sáng đã gặp cảnh tắc đường và lội nước để tới cơ quan.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Dự thảo Nghị định thanh toán điện tử giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sử dụng tài khoản giao thông, không chỉ thanh toán phí đường bộ mà còn chi trả phí tại sân bay, cảng biển, bãi giữ xe hay phí đăng kiểm xe ô tô.

Quy định 'gỡ khó' nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Quy định "gỡ khó" nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Khó tiếp cận nhà ở xã hội là thực tế đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Mới đây, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Cứu một cái cây

Cứu một cái cây

Trong số hàng chục nghìn cây xanh bị ngã đổ sau bão số 3 và những cơn dông trước đó, nhiều cây không qua khỏi vì vết thương quá nặng, nhưng cũng có những cây đã được cứu sống kịp thời, nhờ sự tận tâm. Rất nhiều cảm xúc lắng đọng trong mắt bộ hành, khi ngắm nhìn một cái cây được cứu.

Chắc chắn vẫn đủ đào, quất cho người Hà Nội chơi Tết

Chắc chắn vẫn đủ đào, quất cho người Hà Nội chơi Tết

Những ngày qua, thông tin về việc các làng trồng hoa truyền thống của Hà Nội như Nhật Tân, Tứ Liên chìm trong biển nước làm các vườn đào, vườn quất chết hàng loạt khiến người Hà Nội không khỏi đau xót và lo lắng cho Tết Nguyên đán...

Metro số 1: Lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức

Metro số 1: Lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức

Vào ngày 14-15/9 vừa qua, chủ đầu tư hoàn thành kết nối nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức, hoàn thành kết nối cầu các nhà ga trên cao thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên).