Tấm lòng từ miền Nam
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia và dư luận cả nước. Liên quan đến vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Chuyên gia tâm lý tội phạm - Tiến sĩ Đoàn Văn Báu.
PV: Xin chào ông Nguyễn Văn Quyền, quan điểm của ông ra sao trước đề xuất giảm mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ còn của Bộ Công an?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Tôi rất đồng tình với đề xuất này vì: thứ nhất là mức vi phạm ở mức tối thiểu thì tiềm ẩn nguy cơ không cao; thứ hai là ở mức vi phạm này có không ít người có sử dụng rượu bia từ tối hôm trước hoặc trước đó khá lâu nhưng mức độ đào thải của mỗi người là khác nhau nên sáng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn nhất định.
Ngoài ra, cũng có thể do sử dụng một số loại đồ uống, thực phẩm hoặc bản thân có nồng độ cồn sinh học nhất định nên họ không làm chủ được nên việc điều chỉnh mức phạt đối với người vi phạm ở mức độ thấp như đề xuất của Bộ Công an là hợp lý.
Trong thời gian qua, khi quan sát, tôi nhận thấy hệ luỵ là số người vi phạm bỏ xe không chấp hành việc xử phạt là rất nhiều dẫn đến tình trạng các bãi trông giữ xe vi phạm quá tải rất nhiều và là vấn đề rất đáng quan tâm.
PV: Ông có cho rằng việc điều chỉnh giảm mức phạt như thế này có làm người điều khiển phương tiện chủ quan hơn?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Cái đó cũng có thể nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều vì khi vi phạm ở ngưỡng thấp như thế thì nguy cơ không làm chủ phương tiện trên đường là không cao.
PV: Thưa tiến sĩ Đoàn Văn Báu, góc nhìn của ông ra sao trước đề xuất giảm mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn của Bộ Công an?
Ông Đoàn Văn Báu: Khi ngành chức năng đưa ra một quy định để nâng cao ý thức người dân và thực tế đã đạt mục tiêu rồi thì nếu mức phạt cao quá sẽ không còn phù hợp và làm phát sinh sự bất hợp lý.
Do đó, sự điều chỉnh của Bộ Công an với mức phạt thấp hơn là phù hợp khi ý thức người dân đã được nâng cao, cải thiện rõ rệt qua Nghị định 100.
Việc này không chỉ phù hợp với vi phạm nồng độ cồn mà còn phù hợp với những hành vi vi phạm giao thông khác nữa. Với một hành vi vi phạm bị đẩy lên quá cao thì dù có tính răn đe cao trong một thời điểm nhưng khi ý thức người dân đã cao rồi thì không phù hợp nữa nên điều chỉnh là hợp lý
PV: Ông có cho rằng việc điều chỉnh giảm đột ngột mức phạt sẽ làm giảm mức độ chấp hành của người tham gia giao thông?
Ông Đoàn Văn Báu: Thực tế là có những trường hợp vi phạm mà giá trị chiếc xe vi phạm rất rẻ mà bị phạt mức cao thì người bị phạt sẽ bỏ luôn xe dẫn đến tính răn đe xử phạt là không còn.
Cái quan trọng nhất trong xử phạt vi phạm hành chính là làm cho người bị xử phạt nhận ra lỗi, khắc phục và không vi phạm nữa, đó mới là mục đích chính chứ không phải số tiền thu được.
PV: Vậy có nên tiếp tục duy trì việc xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn trong thời gian tới thưa ông?
Ông Đoàn Văn Báu: Theo tôi, nên duy trì quy định tuyệt đối không có nồng độ cồn trong cơ thể là phù hợp. Tuỳ theo thể trạng của mỗi người, có người uống 1 ly là say không điều khiển được hành vi, có người uống mấy lít không sao nên không thể có một công thức chung cho tất cả mọi người nên việc tuyệt đối không có nồng độ cồn trong máu là cần thiết.
Ngoài ra, trong cơ thể con người luôn có nồng độ cồn do các chức năng của cơ quan cũng như các nguồn thức ăn. Pháp luật cũng cho phép nồng độ cồn trong máu ở mức bình thường. Do đó cần phân định rõ mức bình thường của người bình thường với nồng độ do uống rượu bia tạo ra.
Đơn giản là cần phân định người bình thường và người sử dụng rượu bia, cứ có sử dụng rượu bia là bị phạt.
PV:Cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Sau cơn bão số 3, nhu cầu thi công mái tôn tăng cao, nhiều đơn vị sửa chữa và lắp đặt mái tôn đã có những khuyến mại, giảm giá nhằm phần nào hỗ trợ người dân khắc phục những hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra.
Khi tôi đang loay hoay với đống máy ảnh giữa cơn mưa tầm tã trên đầu và dưới chân nước ngập đến ngang đùi, bỗng thấy một bóng người lờ mờ phía xa ngoắc tay lia lịa, ban đầu cứ tưởng gọi ai, quay tứ phía thì chỉ có mình, nên đoán người ta gọi mình.
Hiện nay trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai vẫn còn 20 điểm ngập sâu, trên 45 điểm sạt lở nền đường và nhiều vị trí cây xanh, cột tín hiệu, cột điện đổ vào đường sắt, khiến cho tuyến đường sắt này hoàn toàn tê liệt.
Những ngày qua mưa lớn sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt trên tuyến QL70 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 20 điểm sạt lở, gây ùn ắc, ngập lụt và đứt gãy giao thông.
Năm nào cũng vậy, Trung thu tới mang theo bầu không khí nhộn nhịp khắp phố phường Hà Nội, con phố Hàng Mã rực rỡ và lung linh từ rất sớm.
Nhiều năm qua, trường khuyết tật tình thương Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang giống như một ngôi nhà thứ hai của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kém may mắn trong cuộc sống.