Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh

Mai Ngọc: Thứ sáu 15/09/2023, 18:05 (GMT+7)

“Hoài bão” hướng đến 2050 với phát thải ròng bằng không đặt ra nhiều cơ hội và thách thức nhiều hơn cho Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, chiều 15/9 đã diễn ra các phiên thảo luận song song với các chủ đề như: hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không; Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững cho một siêu đô thị (như Thành phố Hồ Chí Minh); Hợp tác Kinh tế tuần hoàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Các diễn giả trình bày tại phiên thảo luận

Các diễn giả trình bày tại phiên thảo luận

Chủ trì phiên thảo luận Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững cho một siêu đô thị với sự tham gia của 18 diễn giả, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho rằng để có tăng trưởng xanh cần phải vượt qua nhiều thách thức, từ tư duy, chi phí ban đầu, cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, đầu tư công nghệ xanh, hoàn thiện và bổ sung các cơ chế, chính sách, cho đến kỳ vọng xanh của khách hàng, yêu cầu bền vững của nhà cung cấp; bởi vậy cần sự nỗ lực từ nhiều phía và là hành trình gian nan.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng nhấn mạnh, Lãnh đạo TP nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi xanh trong bối cảnh toàn cầu và bối cảnh của một siêu đô thị.

“Lãnh đạo TP cam kết thúc đẩy sự phát triển xanh vì đây không chỉ là nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao lợi ích của người dân, doanh nghiệp, khách du lịch trong thời gian hiện tại mà còn cho những thế hện tương lai” - Ông Bùi Xuân Cường nói.

Song hành chuyển đổi số và chuyển đổi sinh thái

Trình bày quan điểm của mình, ông Thuriot Denis, Thị trưởng thành phố Nevers (Pháp) cho rằng một thành phố xanh là một thành phố hài hoà - “Xanh bao hàm cả sự gần gũi, thân thiện. Màu xanh là màu của tương lai” - Ông Thuriot Denis nói. Công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi sinh thái phải đi cùng nhau, điều đó giúp đạt được tăng trưởng hiệu quả bền vững.

Ông Denis cũng chia sẻ, Thành phố nơi ông là thị trưởng là một thành phố có quy mô trung bình để có thể có nhiều thử nghiệm khác nhau về một thành phố xanh. Đây cũng là TP đầu tiên của Pháp nhận được chứng nhận “Số hoá trách nhiệm” chứng minh cho sự kết hợp có hiệu quả giữa công nghệ và sinh thái, giảm thiểu carbon.

Thế nào là một thành phố phát triển? Để trả lời cho câu hỏi đó, ông Denis cho rằng, TP phát triển bền vững phải đảm bảo các yếu tố phát triển xã hội - kinh tế - con người và môi trường. Tuy nhiên, ông Denis cũng nhấn mạnh, trong quá trình phát triển bền vững, cần phải tìm ra cách để chuyển đổi từ “khái niệm” cho đến “thực thi”. Sự chuyển đổi này cần nỗ lực và phối hợp chung từ các bên.

Là trưởng đại diện Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) tại Hà Nội, ông Aguin Toru, cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, cần có sự đồng nhất và hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia để hiện thực hoá mục tiêu toàn cầu.

Ông Aguin Toru cho biết, Lãnh đạo hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam đã có những phiên thảo luận để hiện thực hoá các dự án và mục tiêu, tuy nhiên thách thực đặt ra không nhỏ. Ông cho rằng “hoài bão” hướng đến 2050 với phát thải ròng bằng không đặt ra nhiều cơ hội và thách thức nhiều hơn cho Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

“Một cách thẳng thắn, tôi nghĩ rằng, mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu quan trọng nhất, đảm bảo cho đời sống người dân và an sinh xã hội. Yếu tố tăng trưởng vô cùng quan trọng với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Áp lực đặt ra là không nhỏ.

Chúng tôi muốn giúp đỡ Việt Nam bắt đầu hành trình này bằng những hành động thực tế. Làm thế nào để chúng ta có một nguồn cung ổn định năng lượng tái tạo cho Việt Nam để đảm bảo trong quá trình chuyển đổi vẫn giữ được an ninh năng lượng” - Ông Aguin Toru chia sẻ.

Công nghệ giảm phát thải carbon cũng sẽ tạo ra những bước nhảy vọt

Ba thông điệp quan trọng được ông Sebastain Eckardt, Giám đốc Khối Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB), Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhắc đến tại phiên thảo luận đó là bối cảnh toàn cầu, sự biến đổi lớn tạo ra cơ hội và rủi ro, sự quan sát, đánh giá hành động thực hiện mà các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp tận dụng cơ hội.

Ông Sebastain Eckardt cho rằng, các quốc gia đang có sự chuyển đổi vô cùng lớn cùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra vô cùng cấp bách. Nhiều quốc gia đã cam kết hướng tới “Net Zero”. Nhiều chính sách cũng đã được điều chỉnh.

Số lượng các quốc gia đưa ra các thông báo, chính sách giảm bớt hoặc không còn sử dụng những xe chạy bằng ga trong tương lai cũng nhiều hơn. Đây là sự thay đổi vô cùng lớn, thúc đẩy mạnh mẽ tìm kiếm công nghệ xanh và giao dịch xanh và những chính sách để có thể đẩy mạnh sự phát triển công nghệ xanh.

Từ sự thay đổi của công nghệ trong lịch sử, ông ông Sebastain Eckardt chỉ ra: “Chúng ta có những bước nhảy vọt về công nghệ trong quá khứ đã được minh chứng sự chuyển đổi công nghệ và sự hiện diện của công nghệ giảm phát thải carbon cũng sẽ tạo ra những bước nhảy vọt như những bước nhảy vọt trong quá khứ”.

Ông Sebastain Eckardt đưa ra dẫn chứng, trong những năm vừa qua, chúng ta thấy sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo, minh chứng hiện hữu đó là chi phí của những công nghệ này đã giảm và cạnh tranh so với nguồn năng lượng truyền thống. Những công nghệ mới này cũng sẽ tạo ra công ăn việc làm trong những ngành mới.

“Trong khối ASEAN, Việt Nam chỉ đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau Campuchia về ứng dụng công nghệ xanh. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam cần các bước tiến phải thực hiện. Một số ngành càng ngày càng phát thải nhiều carbon hơn. Trong 20 năm vừa qua, sự tăng lên phát thải carbon tăng nhanh hơn sự tăng trưởng GDP” - ông Sebastain Eckardt nói về những thách thức của Việt Nam.

Từ khía cạnh của cơ hội, làm thế nào để Chính phủ có thể tạo ra môi trường hấp dẫn để đảm bảo thị trường năng lượng minh bạch và cân bằng về giá? Và làm thế nào để tiếp cận công nghệ chính yếu, thu hút đầu tư công và sử dụng cơ chế PPP không chỉ trong đầu tư vào công nghệ xanh mà còn thúc đẩy ứng dụng?

Ông Sebastain Eckardt cho rằng Việt Nam có thể đẩy mạnh ngành sản xuất dùng nguồn điện phát thải thấp tái tạo. Các ngành công nghiệp cần tính đến tác động môi trường lâu dài và cần có sự hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chịu tác động tiêu cực từ chuyển đổi năng lượng này.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì phiên thảo luận Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững cho một siêu đô thị

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì phiên thảo luận Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững cho một siêu đô thị

Tận dụng nguồn lực trẻ để giải đáp những thách thức trong tương lai

Ông Sanmuga Retnam, Metropoli Fundation, đồng Chủ tịch liên minh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam cho rằng Việt Nam cần tìm kiếm hệ sinh thái phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu.

“TP.HCM có nhiều nguồn lực, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đó là lý do mà các siêu đô thị hướng tới sự “thông minh”. Chúng ta phải có những dự án “thông minh” trong tương lai, phải có những kế hoạch cạnh tranh lành mạnh và sự hợp tác. TP.HCM đang phát triển rất nhanh chóng và có nhiều khả năng để thực hiện những dự án thông minh” - Ông Sanmuga Retnam khẳng định.

Một mặt, ông Sanmuga Retnam nhận định tổng quan, GDP của Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro của phát triển bền vững khi những ngành phát thải cao đang đóng góp cho GDP của quốc gia. “Phát thải carbon có thể tăng vgaaps 4 lần vào năm 2050 nếu như không thực hiện những chính sách hiệu quả” - ông Sanmuga Retnam lo ngại.

Bởi vậy, các ngành kinh tế phải thể hiện trách nhiệm của mình. Theo ông Sanmuga Retnam, TP thông minh không chỉ sử dụng công nghệ thông minh mà còn xây dựng một xã hội tri thức, bởi vậy TP.HCM có thể tận dụng nguồn lực trẻ để giải đáp những thách thức trong tương lai.

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Bộ Tài chính cho biết các khoản phí trong vé máy bay là giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, không phải các khoản phí nộp ngân sách.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Ở một siêu đô thị đông đúc trên 9 triệu phương tiện xe cá nhân lưu thông như TP.HCM, việc chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là hết sức cần thiết.

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Sau gần 9 năm triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2014 và một số Nghị định cho thấy còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực thi. Trong khi đó, Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng, từ 1/7/2024.

Thủy cung trên cạn

Thủy cung trên cạn

Cây cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của người dân khi được ví như “thủy cung trên cạn” với vẻ lung linh, rực rỡ của mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội trên vòm cầu, khi thành phố lên đèn.

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Trong 4 phiên đấu thầu vàng gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì có đến 3 phiên bị hủy và 1 phiên “ế ẩm”. Trong bối cảnh thị trường vàng thiếu nguồn cung, vì sao các phiên đấu thầu vàng không thành công? Và liệu đây có phải là giải pháp khả thi?