Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Giải pháp nào cho khai thác cát bền vững tại ĐBSCL?

Thanh Phê - Mộng Toàn: Chủ nhật 01/01/2023, 09:31 (GMT+7)

Tình trạng khai thác cát quá mức đã làm cho những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại ĐBSCL trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Bao năm gắn bó với mảnh vườn, ao cá ông Võ Minh Thảo ở xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long như bao người dân khác luôn vun đắp, để tương lai gia đình tươi sáng. Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, tất cả tài sản tích cóp chục năm đổ ụp xuống sông. Nói về vụ sạt lở kinh hoàng, xảy ra vào ngày 5/12 với chiều dài sạt lở khoảng 350m, rộng khoảng 160m làm mất 4,1ha đất, khiến 22 hộ dân với 109 nhân khẩu bị ảnh hưởng, có 12 căn nhà bị sụp hoàn toàn xuống sông.

Ông Thảo ngậm ngùi kể: "Mình vừa phát hiện là nó ập tới liền vì nhà mình cách sông chỉ có 30m, sụp một cái là tới nhà mình, nước tràn vô mấy hầm cá. Mình chỉ kịp chạy vô lấy giấy tờ chạy ra là cái sân bị sụp, húc luôn cái chân của mình".

Nhận định của các chuyên gia cho thấy, xói mòn, sụt lún, sạt lở đang không ngừng gia tăng tại ĐBSCL. Ngoài ra, tình trạng khai thác cát quá mức đã làm cho những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trở nên trầm trọng hơn.

Th.S. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về ĐBSCL nhận định: Việc xây dựng đường xá, nhà cửa không dừng được, bởi vì chúng ta biết điểm nghẽn, nút thắt cổ chai của sự phát triển đồng bằng là đường xá, cho nên phải xây dựng đường xá nhưng mà cát biển chúng ta biết rằng không có khái niệm cát biển.

Cát từ sông mang ra chứ biển không tạo ra, như vậy thì chúng ta đã lâm vào thế khó, bây giờ lấy cát ngoài biển sẽ có giá rất đắt phải trả. Lấy cát sông cần phải biết rằng phải trả, đây là bài toán cần phải cân nhắc, không thể dừng chuyện xây dựng được, nhưng mà làm thì chúng ta biết giá rất đắt.

Việc khai thác cát quá mức đã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân (ảnh: vov.vn)

Việc khai thác cát quá mức đã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân (ảnh: vov.vn)

Đứng trước những hệ lụy từ khai thác cát quá mức, đòi hỏi việc quản lý khai thác cát sông cần những giải pháp căn cơ và lâu dài. Dự án quản lý Cát bền vững được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2024 nhằm góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng và giảm thiểu rủi ro về kinh tế, xã hội do biến đổi khí hậu ở vùng ÐBSCL.

Một trong những mục tiêu của dự án là tăng cường nhận thức của cộng đồng và các ngành chức năng về tác động của việc khai thác cát thiếu bền vững, làm gia tăng thiên tai cho khu vực. Từ đó, thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng.

Theo ông Hà Huy Anh, Quản lý quốc gia Dự án Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL, cho biết, có sự mất cân bằng khá nghiêm trọng ngân hàng cát ở ĐBSCL từ 26,5 đến 39,5 triệu tấn/năm. Trong đó, năm 2020 khối lượng cát đổ về từ thượng nguồn từ 6,8 đến 7 triệu tấn/năm.

Lượng cát khai thác ở ĐBSCL đang nhiều hơn so với lượng cát đổ về đồng bằng. Nguyên nhân là những đập thủy điện xây dựng trên thượng nguồn dẫn đến lượng trầm tích đổ về đồng bằng giảm. Dự báo đến 2040 chỉ còn 4,5 triệu tấn trầm tích đổ về ĐBSCL, trong đó 10-15% là cát.

Ông Hà Huy Anh cho rằng, sự thiếu hụt trầm tích là nguyên nhân chính của tình trạng sụt lún dẫn tới xói mòn đáy sông, bờ sông, bờ biển xảy ra do trầm tích bị giữ lại ở thượng nguồn và hoạt động khai thác cát. Trước những thực trạng đang diễn ra, giải pháp để thúc đẩy phát triển vật liệu thay thế để giảm thiểu các hoạt động khai thác cát không bền vững đang là xu thế tất yếu, được hướng tới.

Ông Hà Huy Anh nêu rõ, việc phát triển kinh tế của ĐBSCL là cần thiết nhưng cũng cần phải dựa vào nhiều yếu tố, trong khi đó, khai thác cát cần dựa trên trữ lượng cát ở đáy sông và việc xây dựng ngân hàng cát sẽ phân tích, đánh giá toàn diện vấn đề để các địa phương dựa vào đó khai thác cát phù hợp để phục vụ phát triển hạ tầng ở ĐBSCL mà không làm trầm trọng thêm vấn đề sạt lở của vùng.

Đồng thời, cần nghiên cứu vật liệu sẵn có để thay thế nguồn cát: Thay vì chúng ta khai thác cát dựa vào trữ lượng cát có ở đáy sông thì chúng ta cần phải xem xét dựa vào cái lượng cát đổ về, gọi là ngân hàng cát để đảm bảo rằng lượng cát đó có thể bồi lắp ngay cái hố xoay. Tuy nhiên, cái vấn đề cát hiện tại thì chúng ta vẫn phải phát triển kinh tế xã hội, chúng ta vẫn phải đầu tư cho những công trình đường quan trọng cấp tỉnh, cấp quốc gia. Thời gian tới chúng ta phải sử dụng cát sông. Tuy nhiên, các tỉnh cùng với các bộ, ngành có liên quan và Chính phủ cần thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển vật liệu thay thế.

Đồng tình với quan điểm này, Th.S. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về ĐBSCL, cho rằng: Cát về ĐBSCL ngày một ít dần và trong tương lai sẽ càng hạn chế hơn bởi các đập thủy điện từ thượng nguồn. Vấn đề hiện nay là cần phải có giải pháp khai thác cát một cách phù hợp để phát triển hạ tầng giao thông, nhà cửa vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, việc tìm nguồn nguyên liệu thay thế vẫn còn mới và cần thời gian để chứng minh: Cát chính là sinh thái. Cát chính là duy trì lãnh thổ, là vật liệu xây dựng nhưng mà hiện nay chúng ta quản lý cát chỉ như là vật liệu xây dựng thì cái chi phí khi mà khai thác cát chúng ta không có tính hết. Cát rất là quan trọng mà chúng ta chỉ có cái luật khoáng sản thôi. Chúng ta khai thác cát theo cái gọi là trữ lượng, chúng ta khai thác hết thì như vậy chúng ta quên tính những vai trò duy trì bờ sông, bờ biển.

Theo báo cáo của Ủy hội Sông Mekong công bố năm 2018, tổng lượng trầm tích bao gồm cát đổ về sông Tiền và sông Hậu đang ngày càng giảm dần và dự kiến chỉ còn khoảng 4,5 triệu tấn trầm tích vào năm 2040. Bên cạnh đó, một điều đáng báo động là khoảng 66% đường bờ biển trên toàn vùng ĐBSCL đang có nguy cơ sạt lở. Tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, gia tăng cả về tần suất và quy mô.

Vì vậy, quản lý khai thác cát một cách bền vững là một giải pháp thuận thiên để giúp ĐBSCL giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động đến đồng bằng, sinh kế của người dân, an ninh lương thực, đa dạng sinh học. Ngân hàng cát được xem là giải pháp để cung cấp thông tin cụ thể cho các địa phương biết được lượng cát có thể khai thác và vị trí khai thác mà không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến vùng ĐBSCL. 

Cần có biện pháp quản lý để tránh việc khai thác cát tràn lan như hiện nay (ảnh: kinhtedothi.vn)

Cần có biện pháp quản lý để tránh việc khai thác cát tràn lan như hiện nay (ảnh: kinhtedothi.vn)

Cát là vật liệu quan trọng trong xây dựng và đời sống của chúng ta. Qua phóng sự vừa rồi có thể thấy, việc quản lý khai thác cát sông một cách hiệu quả và bền vững cần có những giải pháp lâu dài, đặc biệt là tìm kiếm vật liệu xây dựng thay thế. 

Rõ ràng sạt lở vùng ĐBSCL thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của hàng ngàn hộ dân trong vùng. Sạt lở ở ĐBSCL không còn là chuyện “bên lở, bên bồi” mà giờ đây sạt lở đã và đang bủa vây khắp cả đồng bằng, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Trung bình mỗi năm, ĐBSCL mất khoảng 500 ha đất.

Nguyên nhân dẫn tới sạt lở thì có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân chính nhất là sự mất ổn định bờ. Mất ổn định có thể do dòng chảy, xói mòn lòng sông và đặc biệt là mất cân bằng cát do khai thác quá mức.

Thực tế thì cát chỉ về ĐBSCL vào những năm có lũ lớn và chỉ di chuyển khoảng 3 tháng trong năm. Đập thủy điện như những bức tường, làm giảm dòng chảy và ngăn cát không thể khởi nguồn nên cát sông sẽ không về ĐBSCL nữa. Thiếu cát sẽ làm sâu lòng sông, đe dọa sự an toàn của những cây cầu lớn vượt sông Tiền, sông Hậu khi những hố sâu xuất hiện gần chân cầu. Do vậy, quản lý cát phải có tính liên kết vùng, chứ không thể quản lý theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, bên này cấm mà bên kia lại cho khai thác thì cát vẫn hết. Đồng thời, cần nhìn nhận đúng vai trò của cát, đó không chỉ là vật liệu xây dựng, mà còn có vai trò chống sạt lở, vai trò sinh thái, cát hoặc đất pha cát sẽ là môi trường sinh sống của nhiều loài cây, con đặc hữu…

Không thể xem nhẹ vai trò của cát ở lòng sông, việc thời gian qua đang cho khai thác quá mức trong khi không có nguồn cát bổ sung đang khiến cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Các địa phương không thể xem nhẹ, cần sớm có phương án cụ thể quản lý, khai thác nguồn cát, đây là điều sống còn ở tương lai không xa. Cát như là đôi chân của ĐBSCL, chính cát giúp cho đất đai lấn dần ra biển, hạn chế sạt lở bờ sông.

Việc xây dựng “ngân hàng cát” là cần thiết, từ đó cho biết “tài khoản cát” của ĐBSCL còn bao nhiêu qua đó cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách biết được lượng cát có thể khai thác và vị trí khai thác. Tuy nhiên, việc làm cấp bách hiện nay là các địa phương cần phải kiểm soát chặt việc cấp phép, khai thác cát và quản lý tình trạng cát tặc lộng hành thời gian qua. Nếu không vài năm nữa sẽ không còn thấy một đồng bằng màu mỡ, trù phú về sản vật.  

 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa. Đóng cửa, có 16 mặt hàng tăng giá và 15 mặt hàng giảm giá. Đà tăng đến từ nhóm nông sản với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc xanh

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.