Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Giải pháp nào cho ĐBSCL để vụ lúa thắng lợi?

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ năm 29/09/2022, 09:57 (GMT+7)

Để duy trì và nâng cao chất lượng chất lượng lúa gạo cần hướng đến giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc chọn thời điểm xuống giống phù hợp với điều kiện thời tiết, cũng quyết định đến sự thành công của mùa vụ.

Bộ NN&PTNT dự báo, năm 2022, cả nước xuất khẩu khoảng 6,3-6,5 triệu tấn gạo, tăng 100.000-200.000 tấn so với năm 2021. Để đảm mục tiêu xuất khẩu năm nay, nông dân đẩy mạnh gieo trồng những giống gạo thơm, chất lượng cao và trong vụ đông xuân 2022-2023, nông dân ĐBSCL cần cố gắng xuống giống sớm.

Là địa phương có diện tích canh tác lúa lớn nhất vùng ĐBSCL, những năm qua, nông dân Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao. Tỉnh này đặt kế hoạch xuống giống cả năm 281.000ha, năng suất 7,34 tấn/ha, sản lượng trên 2 triệu tấn.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, cho biết: Các doanh nghiệp khi đầu tư, liên kết với Kiên Giang đã chủ động giống từ cấp xác nhận trở lên. Đối với các doanh nghiệp, các cánh đồng liên kết đã chủ động cung cấp trên 70%, còn lại cung cấp từ các HTX và các cánh đồng mà bà con mình thấy lúa tốt để giữ lại, thì sẽ tổ chức sản xuất khoảng 30%, như vậy đáp ứng được giống cho bà con nông dân.

Sản xuất lúa chuyển dịch theo xu hướng thị trường cũng là cách mà nông dân tỉnh Tiền Giang đang áp dụng. Ở đây, tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, lúa thơm chiếm tới hơn 93%; gần 96% sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận trong gieo sạ. Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Mẫn cho hay, tỉnh khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện đa dạng các giải pháp thủy lợi, trữ nước để mang đến vụ mùa thắng lợi.

Ông Nguyễn Văn Mẫn cho biết thêm: Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới tiếp tục được triển khai và được nông dân áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực. Sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng và xác nhận để gieo sạ, chiếm 95,8% diện tích. Ngày càng giảm lượng giống lúa gieo sạ dưới 100kg, đang có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, lúa thơm chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất. Tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo phòng chóng hạn mặn và mùa khô trong những tháng cuối năm.

Chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao cho bà con thu nhập tốt hơn (ảnh: báo nông nghiệp)

Chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao cho bà con thu nhập tốt hơn (ảnh: báo nông nghiệp)

Còn tại Hậu Giang, với mục tiêu đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu, tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang nhận định: Năm nay, giống RVT chiếm ưu thế trong các giống được bà con gieo sạ. Bên cạnh đó, OM18, 5451, Đài thơm 8,... cũng là những giống chủ lực được gieo sạ cho vụ Đông Xuân tới. Các cánh đồng xuống giống đầu tiên là các vùng đầu nguồn như huyện Châu Thành A, một phần huyện Vị Thủy, dọc quốc lộ 61C. Các vùng còn lại xuống giống sau.

Để đảm bảo năng suất, chất lượng sản xuất lúa, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, trong vụ Đông xuân 2022 - 2023 tới, nông dân cần xuống giống sớm, trong tháng 10 đối với khoảng 400.000ha diện tích ở 8 tỉnh ven biển để né tránh hạn mặn. Trong tháng 11, tập trung xuống giống hơn 700.000ha, còn lại 400.000ha trong tháng 12-2022. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, trong 2 năm vừa qua khi giá phân bón lên, bà con nông dân các địa phương đã giảm được lượng phân bón rất nhiều, nhưng năng suất không giảm, đặc biệt giảm được sâu bệnh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Cơ cấu giống lúa chúng ta rất phong phú, đa dạng, ngắn ngày, năng suất chất lượng cao thì chúng ta lựa chọn cơ cấu giống ưu tiên các giống lúa cho năng suất cao và phục vụ xuất khẩu, cân đối vừa phải tỷ lệ giữa chế biến cũng như nhóm giống đặc sản, lúa thơm, phát huy lợi thế của vùng, đáp ứng phân khúc thị trường. Về kỹ thuật canh tác cần hướng đến nâng cao năng suất, hiệu quả, thông qua giảm giá thành sản xuất…

Dự báo từ ngành chức năng, vụ lúa Đông Xuân tới, xâm nhập mặn xuất hiện sớm và vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm, nhưng thấp hơn các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015-2016, 2019-2020.

Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi chia sẻ: Chúng ta phải tuân thủ tuyệt đối dự báo nguồn nước cũng như tuân thủ việc liên quan đến những dự báo từ nước của khu vực ven biển trở vào trong bởi vì nó thấp, không sâu như mọi năm thế nhưng nó cũng tới 60-70km. Thời điểm triều cường xâm nhập mặn xâm nhập sâu vào trong thì chúng ta phải vận hành, đóng các cống lại và các công trình thủy lợi để làm sao điều tiết, khi triều rút xuống và thượng nguồn về thì chúng ta phải mở ra để lấy nước vào.

Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, lúa gạo trở thành hàng hóa cạnh tranh. Thay vì suy nghĩ đến việc nâng cao năng suất, bà con nông dân cần tập trung vào 2 con đường: chất lượng và giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, có bố trí mùa vụ phù hợp, tuân thủ các khuyến cáo từ ngành chức năng để thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo năng suất cho bà con nông dân.

Chất lượng lúa gạo là điều kiện tiên quyết để đưa ra thị trường (ảnh: báo Cần Thơ)

Chất lượng lúa gạo là điều kiện tiên quyết để đưa ra thị trường (ảnh: báo Cần Thơ)

Theo báo cáo từ các Sở NN&PTNT vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL, diện tích sản xuất lúa năm 2022 ước đạt 4,12 triệu ha, sản lượng lúa đạt trên 25,5 triệu tấn. Mặc dù diện tích tổng thể gieo trồng lúa năm 2022 ở vùng ĐBSCL giảm để chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác nhưng năng suất lại gia tăng. 

Để các vụ sắp tới sản xuất thắng lợi, phóng viên có cuộc phỏng vấn ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT. 

PV: Qua những báo gần đây cho thấy, diện tích trồng lúa vùng ĐBSCL có giảm, nhưng sản lượng tăng.  Điều này sẽ tác động như thế nào đến xu hướng sản xuất cho những vụ tới, thưa ông?

Ông Lê Thanh Tùng: Năng suất lúa Thu đông từ 4 tấn của thập niên 90 - 2000 thì bây giờ lên 5,7 tấn và có xu hướng đạt xấp xỉ 6 tấn nếu chúng ta quản lý tốt đồng ruộng, ngược lại năng suất của lúa Hè thu trong 20 năm qua chúng ta tăng rất chậm và có xu hướng đứng lại. Điều này cho thấy, việc sản xuất lúa Thu đông có nhiều tiềm năng về năng suất và chất lượng hơn là vụ lúa Hè thu.

Vấn đề còn lại là chúng ta bố trí thời vụ lại, ví dụ lúa Hè thu chỉ còn khoảng 1 triệu thôi và lúa Thu đông khoảng 1 triệu 2 thì như vậy chúng ta hài hòa về mặt sản lượng, năng suất chất lượng có thể tăng lên.

Một phương án khác, là chúng ta có thể giảm hẳn diện tích lúa Hè thu ở những nơi điều kiện không thuận lợi, hầu hết lúa Hè thu ở ĐBSCL thời gian trổ chín vào khoảng tháng 7, tháng 8 đó là 2 tháng mật độ mưa của vùng cao nhất trong năm, nó sẽ làm cho lúa năng suất thấp hoặc là chất lượng lúa gạo không tốt do bị phơi sấy vì gặp khó khăn, vì vậy việc sắp xếp mùa vụ cho vùng ĐBSCL là điều cần thiết và được thực hiện trong thời gian sắp tới.

PV: Theo ông, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí lại thời vụ sản xuất là gì?

Ông Lê Thanh Tùng: Tùy theo tập quán canh tác của địa phương, tuỳ theo bố trí vụ Đông xuân, tùy theo tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp của các tỉnh và quan trọng nữa là chúng ta nên nhớ rằng ĐBSCL là một vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu vì thế chúng ta thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi cách tổ chức về sản xuất, nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng gạo chúng ta tiêu thụ trong nội địa cũng như xuất khẩu.

Cần có những ý kiến của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các địa phương, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL để chúng ta bố trí lại thời vụ này một cách cần thiết không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như thu nhập của bà con nông dân.

PV: Thủy triều và mực nước năm nay được dự báo cao hơn trung bình hàng năm. Ông có khuyến cáo gì cho bà con nông dân?

Ông Lê Thanh Tùng: Các khu vực ven biển, bà con nông dân đã có ý thức, kinh nghiệm phòng chống hạn mặn, còn khu vực thượng lưu thì tình hình ngập lũ không cao, do đó, cũng đạt mức độ an toàn. Tuy nhiên, Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, hệ thống thủy lợi chưa hoàn toàn chủ động, hệ thống bờ bao, đê bao của bà con nông dân cũng ở mức thấp.

Tôi đề nghị, các cơ quan chuyên môn địa phương thường xuyên theo dõi tình hình nguồn nước, lượng nước, khuyến cáo bà con nâng cao các đê bao để bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu mùa Tết và lúa Đông xuân tránh rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ khi xuống giống đến khi thu hoạch.

PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn. 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

Sáng 3/5, BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức - nơi tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cho biết, hiện sức khỏe các em được cải thiện và đang tiếp tục được theo dõi.

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Trong gần như cùng một thời điểm, đã có hai vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, đó là vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các giải chạy đang “bùng nổ” ở các nơi, do nhiều đơn vị tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.

Gánh dẻo thơm trước cổng đình

Gánh dẻo thơm trước cổng đình

Khắp các con phố Hà Nội, từ Ngọc Hà, Quảng Bá đến Đồng Xuân, Bát Đàn… đều thấy những thúng xôi Phú Thượng khiêm nhường giữa tấp nập ngược xuôi.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024.