Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Giá cá lóc thấp chạm đáy, nông dân không có đầu ra

Kim Loan: Thứ ba 28/11/2023, 13:52 (GMT+7)

Từ tháng 10/2023 đến nay, giá cá lóc ở Trà Cú đảo chiều sụt giảm sâu đã khiến nông dân lo lắng và dường như mọi giao dịch mua bán đều dừng lại vì nông dân chưa chịu xuất ao do sợ lỗ nặng.

Kể từ năm 2017, giá cá lóc nuôi thương phẩm sụt giá thê thảm chỉ còn 23.000 đồng/kg thì sau 5 năm, biến động mạnh từ thị trường đã lặp lại tại vùng nuôi Trà Cú. Hiện nay, giá cá chỉ còn 28.000 đồng/kg, trong khi đó, để nuôi 1kg cá, nông dân phải tốn 40.000 đồng dưới thời vật giá leo thang. Hiện nay, có thương lái thu mua nhưng rất chậm và một phần nông dân còn neo ao chưa chịu bán vì sợ lỗ nặng.

Đến xã Kim Sơn – một trong những vùng trọng điểm nuôi cá lóc thương phẩm của huyện Trà Cú, hầu như thời gian này, hộ nuôi nào cũng chỉ cho cá ăn cầm chừng, neo ao, chờ giá. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cá lên đỉnh điểm 55.000 đồng/kg thì năm nay, giá không như mong đợi.

Anh Thạch Ngọc Thanh đầu tư 4 hecta mặt nước nuôi 1.000 tấn cá. Hiện cá lóc của anh đã vào lứa chuẩn xuất bán, giao động từ 0.5kg đến 1kg/con. Nhưng giá bán sụt giảm từ 20-30% so với chi phí đầu tư. Hiện loại cá từ 1kg/con trở lên giá cân tại ao là 33.000 đồng/kg, cá loại 0,5kg giá 28.000 đồng/kg. Theo anh Thanh, hiện nay thức ăn và chi phí đầu tư cho 1kg cá thành phẩm mất 40.000 đồng, nếu giá cá 38.000 đồng/kg mới hòa vốn, còn dưới mức này là nông dân lỗ trắng.

Nông dân chỉ bán cầm chừng để chờ giá, nhưng dẫu có chờ thì cũng chỉ hết tháng 2 năm sau là phải dọn sạch ao để thả con giống mới. Kỳ vọng của anh Thanh và nông dân tại Trà Cú hiện tại là vào dịp tết Tây và Tết nguyên đán, người tiêu dùng mạnh, giá cá đảo chiều tăng trở lại.

Anh Thạch Ngọc Thanh – người nuôi cá lóc tại xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cho biết: 1.000 tấn cá là đầu tư hơn 30 tỷ đồng, sụt giá là do sức ăn chậm lại mà sản lượng thì tăng. Năm 2017, giá sụt còn 22.000 đồng/kg nhưng thời điểm đó giá thức ăn mình đầu tư có 28.000 đồng/kg thôi nên hòa vốn được, ít lỗ hơn đợt này. Đợt này càng neo chắc càng lỗ, bây giờ chỉ hy vọng là lấy phần lời của năm trước bù qua, bán được bấy nhiêu thì bán, còn lại chấp nhận lỗ.

Hiện tại cá lóc nuôi tại Trà Cú đã tới lứa xuất bán nhưng giá thấp nên nhiều nông dân còn 'neo cá' chờ giá ( Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Hiện tại cá lóc nuôi tại Trà Cú đã tới lứa xuất bán nhưng giá thấp nên nhiều nông dân còn "neo cá" chờ giá ( Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Bên cạnh mô hình nuôi tôm sú, cua biển và tôm càng xanh, từ năm 2009 đến nay, phong trào nuôi cá lóc theo hình thức thâm canh ở huyện Trà Cú phát triển rất mạnh, tập trung nhiều tại các xã: Định An, Đại An, Ngọc Biên, Kim Sơn. Giá cả sụt giảm đã đặt nông dân vào thế khó. Nếu bán “tháo” thì lỗ trắng, còn nếu “neo cá” sẽ làm gia tăng chi phí đầu tư thức ăn, cá vượt ngưỡng phát triển và ô nhiễm môi trường nước.

Ông Kim Đen – hộ nuôi cá lóc tại xã Kim Sơn, huyện Trà Cú bộc bạch tỉnh cảnh ảm đạm của mùa cá lóc năm nay: Trung bình 1 bao thức ăn là tiêu cho 2 tấn cá. 20 tấn tiêu 10 bao mà từ đầu năm tới giờ chưa bán lứa nào. Năm rồi thì bán có cũng có lời có lỗ chứu không hẳn lời hết.

Nguyên nhân giá cả sụt giảm được chỉ ra là do sản lượng cá tăng ồ ạt, trong khi tiêu dùng thì thắt chặt do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn. Chủ quan tình hình 4 năm liền giá cá lóc ổn định đã tạo động lực để các hộ dân trên địa bàn liên tục mở rộng diện tích nuôi tự phát. Nếu năm 2019, toàn huyện Trà Cú có khoảng 1.200 hộ nuôi cá lóc trên tổng diện tích gần 300 hecta thì 2023, địa phương này ghi nhận có khoảng 1.500 hộ nuôi với 450 hecta diện tích mặt nước được thả nuôi.

Tổng sản lượng cá lóc thương phẩm thu hoạch năm 2022 tại Trà Cú được ghi nhận ước đạt 46.250 tấn. Nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng mía sang đào ao nuôi cá kết hợp trồng cỏ nuôi bò. Trung bình giá cá giao động từ 45.000 đến 48.000 đồng/kg thì người nuôi có lãi khoảng 40 – 50 triệu đồng/1.000 mét vuông mặt nước.

Ông Huỳnh Văn Thảo – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trà Cú cho biết thêm: Giảm lượng nuôi lại để sản lượng giảm thì giá cả mới ổn định. Chính vì từ đầu năm giá cả ổn định nên khiến bà con ồ ạt thả nuôi mà thị trường thì lại lệ thuộc nhiều phía, trong nước lẫn ngoài nước. Ngành chuyên môn chúng tôi thì không thể can thiệp thị trường nên chỉ có thể khuyến bà con không nên thả nuôi rầm rộ, phải thả đúng lịch thời vụ và chọn con giống chất lượng.

Biến động thị trường đã cho thấy hạn chế của phong trào nuôi cá lóc tự phát, loại thủy sản này hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa nên mở rộng diện tích sẽ dẫn đến cung vượt cầu, giá cả xuống thấp. Do vậy, ngành nông nghiệp huyện Trà Cú khuyến khích các hộ nuôi thủy sản đa dạng hóa giống vật nuôi như tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá thác lác, cá sặc rằn… Ngành sẽ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn người dân quy trình nuôi.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.