Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Garage yêu thương: Cho đi là còn mãi

Phương Huyền: Thứ tư 24/07/2024, 08:49 (GMT+7)

Ở phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang có một nơi được bà con gọi là “garage yêu thương”, bởi lẽ đây là nơi dạy nghề miễn phí cho con cháu thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

Garage sửa xe là tâm huyết của ông Trần Minh Hải và con trai Trần Hải Đăng.

 

Garage sửa xe là tâm huyết của ông Trần Minh Hải và con trai Trần Hải Đăng.

Garage sửa xe là tâm huyết của ông Trần Minh Hải và con trai Trần Hải Đăng.

PV: Xin chào anh Hải Đăng. Từ đâu gia đình mình thành lập garage sửa xe Hải Đăng và dạy nghề miễn phí cho nhiều bạn trẻ?

Thứ nhất là do hoàn cảnh của mình lúc trước cũng khó khăn với lại mình đồng cảm với các bạn. Thứ hai là mình muốn dạy nghề cho những thanh niên nhằm góp phần xây dựng địa phương nên mình mới mở, cũng đăng ký được 5 năm rồi.

Trước đó, mình đi bộ đội ở Quân khu 9 về mình thành lập, lúc mới mở có 2 người thôi. Về sau này khoảng năm 2017-2019 thì mới có nhiều người biết đến và mình thành lập tổ hợp tác.

Từ nhỏ, mình đã có đam mê với cơ khí rồi, năm 8, 9 tuổi đã theo cha làm. Sau này lớn lên cha có hướng mình đi theo nghề khác cho nhẹ nhàng hơn nhưng mình vẫn thích công việc này nhất.

PV: Trải qua nhiều năm làm nghề, kỷ niệm nào khiến anh nhớ nhất?

Kỷ niệm vui buồn thì nhiều lắm, ví dụ như làm giúp đỡ mấy anh em có hoàn cảnh khó khăn được cái nghề. Nhìn thấy anh em ra nghề rồi đi học thêm để nâng cao tay nghề cũng vui lắm. Chia tay anh em thì cũng buồn.

PV: Cơ sở của mình hiện tại có bao nhiêu học viên và anh có dự định gì trong thời gian sắp tới để cơ sở phát triển thêm?

Hiện tại có 7 bạn, có 3 bạn học viện ra nghề về gần nhà làm rồi, còn thợ có 4 người. Tất cả học nghề đều được học miễn phí, hàng tuần mình còn hỗ trợ tiền xăng xe cho các bạn, ít nhất mỗi bạn là 500 ngàn/tuần. Tại đây, mình bao cơm trưa cho các bạn luôn, trưa anh em cùng nhau ăn bữa cơm.

Mình mong muốn là garage có nhiều khách hơn và được các cơ quan hỗ trợ thêm, tại vì cơ sở mình còn thiếu nhiều thứ lắm, kinh phí để làm thêm nữa. Kế hoạch thì có hết rồi, nếu được hỗ trợ vay vốn thì mình mở làm thêm mâm võ ô tô, chăm sóc xe và cứu hộ giao thông.

PV: Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Đây là nơi dạy nghề miễn phí cho con cháu thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là nơi dạy nghề miễn phí cho con cháu thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

Về phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang vào một ngày mưa lất phất, chúng tôi ghé thăm garage ô tô Hải Đăng. Một ngày mới bắt đầu, anh em làm việc hối hả, hăng say. Tiếp chuyện với chúng tôi là anh Trần Hải Đăng - chủ cơ sở cho biết, do thừa hưởng đam mê với công việc cơ khi từ cha của mình, sau khi xuất ngũ, anh Trần Hải Đăng trở về quê nhà để gầy dựng và phát triển garage ô tô Hải Đăng.

Đây là một trong những cơ sở có uy tín tại địa phương, sửa chữa được nhiều dòng xe, từ ô tô con đến xe tải với thời gian nhanh chóng, giá cả phải chăng. Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người biết đến garage yêu thương và câu chuyện truyền cảm hứng, mang đậm tính nhân văn.

Cha của anh Hải Đăng- cựu chiến binh Trần Minh Hải (64 tuổi) cũng là một trong những thành viên sáng lập Tổ hợp tác bảo trì và sửa chữa ô tô garage Hải Đăng. Để nhớ về những đồng đội của mình, ông tâm niệm, cơ sở sẽ là nơi đào tạo miễn phí cho học viên là con cháu của thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ chưa có việc làm và nhiều thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ông Trần Minh Hải chia sẻ: "Chú mở rộng phía trước ra một chút để làm vỏ xe, thu nhận thêm một số em. Đa số là bộ đội xuất ngũ rồi mấy em mồ côi cũng có, cỡ 18-20 tuổi đó, mình gom các em đó về để dạy nghề cho tụi nhỏ có công ăn việc làm. Nếu đúng ra thì cơ sở dạy nghề sẽ thu tiền học viên đó nhưng chú không có nhận tiền mà chú cho thêm tiền xăng xe để cho mấy bạn đi lại đỡ kinh phí để tạo động lực cho các bạn học nghề tốt hơn.

Ví dụ Hai đứa vô học nghề một lượt, một người thì được 1,8 triệu, người kia thì được 2 triệu, người này mới hỏi sao mình không được mà người kia được, thì chú mới giải thích là đứa kia giỏi hơn con, cố gắng chăm chỉ hơn nên bạn được như vậy. Còn con cố gắng phấn đấu thêm nữa sẽ được như bạn".

Là thợ chính của garage Hải Đăng, anh Nguyễn Hải Hưng (ngụ H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) cũng là bộ đội xuất ngũ. Sau khi về quê, anh nhanh chóng đi học nghề và thực tập tại garage Hải Đăng. Hiện tại, mức thu nhập của anh từ 7 đến hơn 10 triệu/tháng, vừa lo được cho gia đình vừa được làm việc trong môi trường rất thoải mái, đồng nghiệp thân thiện, anh Hưng vô cùng phấn khởi.

Cũng như anh Nguyễn Hải Hưng, anh Bùi Văn Hồng, hiện đang là thợ chính của garage ô tô Hải Đăng kể lại, sau khi rời quân ngũ, từ quê An Giang anh lên Vĩnh Long học nghề. Được bạn bè giới thiệu anh quyết định sang garage ô tô Hải Đăng để nâng cao tay nghề.

Tại đây, anh có vô vàn kỷ niệm khó quên với nghề: "Anh cũng là bộ đội ở An Giang lên Vĩnh Long học lấy bằng rồi qua đây học thêm nâng cao tay nghề. Anh Hải Đăng nhiệt tình lắm, tính tình dễ chịu, chỉ anh em hết mình. Còn anh em làm việc chung thì sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc, ở tiệm bây giờ ngày càng đông khách, có hôm sửa 9 – 10 chiếc xe và nhiều hơn nữa".

Với tâm niệm cho đi là còn mãi, cơ sở của anh Hải Đăng vừa dạy nghề miễn phí, vừa hỗ trợ tiền lương hàng tháng cho anh em để mọi người có thêm động lực, yên tâm làm việc, chăm lo cho bản thân, gia đình. Sắp tới, anh ấp ủ sẽ xây dựng thêm đội cứu hộ giao thông để hỗ trợ người đi đường và sẵn sàng tiếp nhận các bạn trẻ có nguyện vọng học nghề.

Tin rằng, bằng hành động thiết thực, ý nghĩa như thế này, việc làm tử tế của cựu chiến binh Trần Minh Hải cùng con trai Trần Hải Đăng sẽ lan tỏa đến lớp lớp thanh niên tại địa phương. Qua đó giúp các bạn yên tâm học nghề, gắn bó và xây dựng, phát triển quê hương.

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

Cây xanh là tài sản quý giá của mỗi thành phố, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hoá và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do thiếu tư duy quy hoạch tổng thể.

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Bão số 3 gây ra những thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Lúc này đây những tấm lòng nhân ái, của cộng đồng được thể hiện qua hoạt động quyên góp, ủng hộ. Tuy nhiên, đáng buồn thay, có những kẻ lợi dụng tình hình này để lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản của người hảo tâm.

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Hàng trăm đoàn cứu trợ tự phát từ các địa phương với hàng tấn hàng cứu trợ đã và đang lên đường. Tuy nhiên, nhiều đoàn cứu trợ tập trung ở một điểm, hàng hóa dư thừa, hư hỏng, trong khi nhiều vùng khác lại rất thiếu thốn.

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Mưa lũ, úng ngập là bối cảnh người tham gia giao thông phải đối diện với nhiều nguy cơ mất an toàn. Lái xe trong điều kiện này là việc không đơn giản, ngay cả với những người cầm lái nhiều năm và có thể gây nguy hiểm nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng.

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

Chiều 14/9, tại Công viên Văn hoá Đầm Sen, gần 800 trẻ em từ 20 Mái ấm, Cô nhi viện, Lớp học tình thương.... cùng tham gia những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Nụ cười đêm trăng”. Chương trình do CLB Những người bạn tổ chức cùng sự đồng hành của Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM.

Đằng sau những mùa mía đắng

Đằng sau những mùa mía đắng

Trong khi cả nước ghi nhận giá đường tăng cao và diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng thì tại miền Tây, “cục diện” ngành đường khá u ám. Toàn vùng hiện nay chỉ còn 2 nhà máy đường hoạt động. Trong khi nông dân chọn chuyển đổi giống cây trồng cho kinh tế cao....

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.