Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long
Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giữa thời đại số, khi trí tuệ nhân tạo có thể làm thơ, phân tích thơ… liệu con người, đặc biệt là học sinh có còn giữ được mạch cảm xúc với văn chương?
Buổi giao lưu “Gặp gỡ cùng nhà thơ Mai Văn Phấn” của học sinh chuyên Văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) là một minh chứng cho thấy thơ vẫn đang sống và sống sâu trong tâm hồn người trẻ.
Ngày 16/5, lớp 10 Văn 2 của trường THPT Chu Văn An trở nên lắng đọng, nhưng không kém phần sôi nổi bởi những câu thơ, lời bình, nét vẽ và cả tiếng nhạc.
Trong chương trình “Giao lưu cùng nhà thơ Mai Văn Phấn”, học sinh lớp chuyên Văn đã có dịp tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với một trong những gương mặt tiêu biểu của thi ca đương đại Việt Nam. Nhà thơ Mai Văn Phấn, người từng nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cùng nhiều giải thưởng quốc tế đã mang đến buổi giao lưu không chỉ những tập thơ, mà còn là một không gian mở để đối thoại giữa thi sĩ và người đọc trẻ.
Một điểm thú vị của buổi giao lưu là phần so sánh cách học sinh cảm thụ thơ với cách AI phân tích. Các bạn học sinh đã sử dụng một công cụ trí tuệ nhân tạo để phân tích một bài thơ của Mai Văn Phấn và sau đó đối chiếu với cảm nhận của chính mình.
AI đưa ra cấu trúc bài thơ, phép tu từ, chủ đề tiềm ẩn… một cách rất logic. Nhưng AI không có được độ phiêu và những mê say trong cảm xúc. AI không có những trải nghiệm và sự rung động của trái tim với niềm yêu vô bờ đối với cuộc sống
“Chúng em rất trân trọng sự có mặt của nhà thơ Mai Văn Phấn khi đến giao lưu cùng các học sinh. Cuộc trò chuyện cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm trong việc học cũng như cách sử dụng từ ngữ trong văn thơ. Theo em thấy bản thân AI được tổng hợp kiến thức từ rất nhiều người và nguồn tư liệu trên thế giới.
Theo em thấy AI cũng là 1 chiếc máy, sự cảm nhận của tầng ý nghĩa vẫn chưa thể chạm đến trái tim của người nghe, không phải là trải nghiệm và cảm xúc thật của con người đã từng trải qua. Em đã điều khiển AI để vẽ ra 1 bức tranh dự trên cảm xúc trong 1 bài thơ của nhà thơ Mai Văn Phấn. Do đó những câu lệnh mà con người đưa ra vẫn phải dựa trên cảm xúc thật khi đọc những bài thơ này”, em Mai Diệu Anh, học sinh lớp 10 Văn 2 chia sẻ.
Còn đối với em Phạm Quỳnh Anh, việc sử dụng AI để “bình thơ” là 1 trong những cách học sinh đang áp dụng trong học tập, đặc biệt đối với các học sinh khối chuyên Văn. Tuy nhiên AI chỉ là 1 công cụ để các em học sinh tham khảo và đưa ra nhiều góc độ cảm nhận thơ văn. Còn cảm xúc, thứ chạm vào tim người đọc thì vẫn xuất phát từ mỗi người.
Ở góc nhìn khác, em Viên Khánh, học sinh khối chuyên Văn (trường THPT Chuyên Chu Văn An) cho rằng: “Trước khi tiếp cận 1 bài thơ, em sẽ liệt kê những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân sau đó sẽ dùng AI để phân tích, mở rộng chiều sâu trong suy nghĩ của mình. Theo em thấy người bình thơ trong thời đại mới không phải là người chống lại AI mà là người biết tận dụng, chắt lọc những tinh túy nhất của bài thơ.
Việc sử dụng AI, em cảm thấy có nhiều góc nhìn mới, vì thế em có thể tận dụng AI như 1 công cụ hỗ trợ chứ không thể sử dụng như 1 ý tưởng. Suy cho cùng AI cũng là con người tạo ra, do đó em thấy chỉ sử dụng AI như người đồng hành chứ không thể để AI thay thế cho con người được”.
Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ văn trường THPT chuyên Chu Văn An cho biết: "Các lớp chuyên văn trước đây đều mời các chuyên gia phê bình, giảng dạy về lý luận văn học, kỹ năng làm văn... để nói chuyện về các tác phẩm với học sinh.
Nhưng chúng tôi lại muốn các em tiếp xúc với chính tác giả văn học để hiểu thêm về đứa con tinh thần của các nhà văn, nhà thơ. Chính các tác giả sẽ mang đến cho học sinh những cảm xúc chân thực và sống động nhất của tác phẩm.
Chúng tôi cũng muốn các học sinh từ đồng cảm với tác giả có thể vượt lên trên ý đồ sáng tạo của nhà văn, các con có thể hoàn thành quá trình tiếp nhận văn học từ góc nhìn của tác giả đến góc nhìn của bạn đọc.
Sau cuộc trò chuyện với nhà thơ Mai Văn Phấn, các bạn học sinh chắc chắn sẽ thêm yêu thơ ca Việt Nam".
Trao đổi với PV VOV Giao thông, nhà thơ Mai Văn Phấn cho rằng, sau buổi trò chuyện, các em học sinh đã góc nhìn rất đặc biệt, các cảm nhận tinh tế và sâu sắc về văn học.
Để có được nhãn quan này, các thầy cô ở trường THPT chuyên Chu Văn An đã phải đào tạo các em rất bài bản, trang bị cho các em kiến thức rất đầy đủ.
Đặc biệt, sau khi thấy các em dùng AI để bình thơ, tôi thấy các em học sinh như mở ra được nhiều hướng đi, con đường tiếp cận đến cảm xúc trong thơ văn.
“Tôi nghĩ trí tuệ nhân tạo sẽ là một công cụ tuyệt vời, giúp học sinh có thêm góc nhìn. Nó có thể chỉ ra cấu trúc, hệ thống hóa ngôn ngữ, gợi ý những tầng nghĩa. Nhưng cảm xúc cái chạm vào tim người thì vẫn phải là con người. Và các em hôm nay đã làm được điều đó”, nhà thơ Mai Văn Phấn chia sẻ.
Sự hiện diện của AI trong môi trường học tập không phải là mối đe dọa, mà là một cánh tay mở rộng. Nhờ công nghệ, học sinh có thể tiếp cận nhanh hơn, sâu hơn, đa chiều hơn với các tác phẩm văn học.
Thế nhưng, điều làm nên giá trị của văn thơ vẫn là khả năng cảm thụ, rung động cảm xúc và sáng tạo cá nhân của mỗi người./.
Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.
Sau khi kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Quán sứ, Hà Nội, xá lợi Đức Phật sẽ được cung thỉnh về chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ngày 16/05 cũng là ngày cuối cùng chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ.
Cho rằng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông là 75 triệu đồng còn thấp, đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức này lên 150–200 triệu đồng, tránh trường hợp "phạt tiền ít người dân vẫn cố tình vi phạm".
Tháng 3/2025, Công viên Thống Nhất tiếp tục mở rào phía đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè. Bên cạnh niềm vui vỉa hè khang trang là nỗi buồn của người khuyết tật khi đường cho xe lăn bị chặn bởi các barie ngăn xe máy lên hè.
Các trụ sở bỏ hoang giữa lòng Hà Nội giống như những ‘bóng ma’ kiến trúc, không chỉ làm xấu mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của người dân về sự phát triển và quản lý đô thị. Không những thế, đây là một sự lãng phí…
Tháng Năm về, trong cái nóng gay gắt, Hà Nội vẫn có những 'ốc đảo xanh' dịu mát, mang đến cho khách bộ hành cảm giác thư thái, như thể được nhận chút 'lộc trời' giữa lòng phố thị, như trên các tuyến phố Hoàng Diệu, Trần Phú, Phan Đình Phùng.