Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Đừng để người bệnh…chờ máu

Tấn Đạt: Thứ tư 08/11/2023, 14:06 (GMT+7)

Thời gian qua, khắp các bệnh viện tại ĐBSCL lâm vào tình trạng thiếu máu và chế phẩm máu điều trị, cấp cứu cho người bệnh. Điều này khiến việc cấp cứu và điều trị cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

 Chị Kim Ngân ở Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ có người thân nhập viện cấp cứu vì xuất huyết tiêu hóa. Do nguồn máu của Bệnh viện không đủ nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn khiến gia đình chị không khỏi lo lắng: Người nhà thì cũng đông để mà truyền máu cho nhưng bác sĩ nói là không được. Mà cũng hổng hiểu là sao mà bệnh viện ở địa phương mình nhiều, cũng là các bệnh viện lớn mà máu thì không có để truyền cho người ta. Bệnh hoạn mình sợ chứ lỡ có gì không có máu để truyền thì sao?

Được biết, tại Thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương là nơi có quy mô lớn, kỹ thuật chuyên môn sâu để tiếp nhận các ca bệnh nặng. Trong đó, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thường xuyên điều trị các bệnh nhân ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, chưa kể là các trường hợp rối loạn đông máu khi bị nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng. Thời gian qua, dù cấp bách trong điều trị nhưng khối tiểu cầu khan hiếm, bác sĩ và bệnh nhân đều không còn cách nào khác là phải chờ đợi!

Bác sĩ CKII Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ thông tin: Tiểu cầu hiện nay rất khó khăn, những trường hợp bị rắn cắn, côn trùng cắn hay bệnh lý mà dẫn đến rối loạn đông máu, cần truyền tiểu cầu thì hiện nay rất khó khăn trong vấn đề truyền tiểu cầu. Tiểu cầu rất quan trọng để tham gia vào quá trình cầm máu cho bệnh nhân. Trong quá trình điều trị mà không có tiểu cầu truyền thì khả năng bệnh nhân xuất huyết.

Các bệnh viện đang khan hiếm máu

Các bệnh viện đang khan hiếm máu

Đây không phải là nơi duy nhất thiếu máu, các chế phẩm máu. Tại Sóc Trăng, để đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng trung bình mỗi tháng cần từ 800-1.000 đơn vị máu từ Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ (BV HH-TM). Theo Lãnh đạo Sở Y tế Tỉnh, trong 3 tháng cuối năm 2023, tính riêng Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi cần 4.610 đơn vị để phục vụ công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, nguồn máu ở 2 bệnh viện này chỉ đủ để đáp ứng những trường hợp cấp cứu.

Tương tự, tại Bạc Liêu, Bệnh viện đa khoa tỉnh sử dụng ít nhất 1.000 đơn vị máu/tháng. Nguồn máu thiếu hụt, bệnh viện phải giảm số lượng một nửa sử dụng cho điều trị, việc điều trị phải ưu tiên các trường hợp nguy cấp trước.

Bác sĩ Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: Nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, đơn vị cung cấp máu là Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ cung cấp máu cho Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Bạc Liêu hiện đang khan hiếm máu. Hiện tại nguồn dự trữ máu tại Bạc Liêu đã ở mức thiếu hụt đáng báo động.

Nhiều bệnh viện khác tại Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang đều đồng loạt…kêu cứu vì khan hiếm máu bằng các công văn và yêu cầu được hỗ trợ khi nguồn máu dữ trữ hiện tính bằng đơn vị hàng chục. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng khám, điều trị cho bệnh nhân.

Ước tính mỗi tháng, ĐBSCL cần từ 12.000 - 15.000 đơn vị máu. Bệnh viện Huyết học- truyền máu Cần Thơ là cơ sở y tế chuyên ngành, nơi cung cấp nguồn máu phục vụ điều trị cho hơn 70 cơ sở y tế, bệnh viện khu vực này. Từ đầu tháng 6 đến nay, nguồn máu dự trữ tại Bệnh viện đã ở mức báo động, có lúc chỉ còn vài đơn vị máu! Thế nên, lượng máu tồn chủ yếu dùng cho các ca bệnh khẩn cấp, còn các trường hợp  như suy thận mãn tính, ung thư, hở van tim…điều chung tình cảnh… xếp hàng chờ điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ cho biết tình hình thiếu máu, các chế phẩm máu trong khu dự trữ máu của BV vốn xảy ra ngay từ đầu năm 2023 và càng trầm trọng hơn. Nguyên do là khó khăn và chậm tiến độ trong đấu thầu mua sắm. Bệnh viện không còn túi lấy máu cũng như hóa chất, vật tư để xét nghiệm, gạn tách chế phẩm máu. Điều khiến lãnh đạo BV trăn trở nhất chính là tình trạng thiếu máu điều trị trầm trọng trong dịp Tết 2024 sắp tới.

Vì đây là cao điểm xảy ra các vụ tai nạn giao thông, ngộ độc, sản phụ khoa… luôn cần lượng máu lớn cho điều trị, cấp cứu kịp thời: Hết sức lo lắng trong tình trạng thời gian sắp tới thiếu máu, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Tết nguyên đán cực kì quan trọng, vì bệnh viện lúc bình thường đã chuẩn bị máu, còn Tết nghỉ thì coi như không ai làm gì được

Hiện Lãnh đạo Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể đảm bảo đủ nguồn máu cung ứng cho công tác điều trị. Bệnh viện này đã nhờ đến nguồn máu hỗ trợ từ 3 nguồn, gồm: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Truyền máu TP. HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trước thực trạng trên, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu thành lập tổ công tác đặc biệt giúp gỡ khó cho bệnh viện, đồng thời chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu máu, vật tư y tế. Hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc, hoá chất, vật tư y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế… đều được phê duyệt.

Về công tác phối hợp trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố đánh giá: Chúng ta làm các cơ quan phối hợp với nhau chưa nhịp nhàng, công tác đấu thầu rất chậm, đến nay giải quyết thế nào? Bệnh viện Truyền máu -Huyết học (Bệnh viện) đã đấu thầu trong hơn 300 mặt hàng vật tư, trang thiết bị…. Có 47 mặt hàng là trong quá trình xây dựng nó có giá thay đổi. Do đó lập thành Hồ sơ riêng và đến nay, Ủy ban dân nhân đã kí đầy đủ rồi! Đến nay UBND đã kí hết từ công tác về vốn, chủ trương, phê duyệt và đấu thâu đến nay đã xong hết rồi. Công việc còn lại BV sẽ phải làm! Nhanh hay chậm là do Bệnh viện làm!

Theo ông Dương Tấn Hiển, lãnh đạo Thành phố đã có chủ trương và sẽ giao cho Sở Y Tế thành phố phối hợp các bệnh viện tuyến trên để giải quyết tình trạng thiếu máu cả về trước mắt lẫn lâu dài. Chậm nhất là đến tháng 12, đơn vị sẽ có đủ trang thiết bị nhằm huy động người dân hiến máu, đảm bảo tốt cho việc cấp cứu và điều trị.

Nếu khó khăn, vướng mắc, Uỷ ban Nhân dân TP sẽ hỗ trợ xử lý kịp thời: Trước mắt chỉ đạo BV liên hệ các BV tuyến trên để xin mua, xin mượn.. giao cho Lãnh đạo Sở Y tế để giải quyết trước mắt. Căn cơ lâu dài là chúng ta bắt buộc phải mua. Nếu mà Lãnh đạo Sở Y tế không đủ liên hệ thì Uỷ ban sẽ liên hệ các cơ quan đó để giải quyết các vấn đề đó để chúng ta tranh thủ.

Nhận định việc hỗ trợ cho các địa phương Tây Nam Bộ, nhất là Cần Thơ trong vấn đề trên là “tình hình cấp bách”, Bộ Y tế đã yêu cầu Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương và các trung tâm huyết học- truyền máu xem xét nguồn máu, cân đối hỗ trợ cho bệnh viện Huyết học- Truyền máu Cần Thơ nếu bệnh viện này vẫn chưa tự bảo đảm đầy đủ nguồn cung. Bộ Y tế đề nghị UBND TP Cần Thơ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành; hỗ trợ Sở Y tế, bệnh viện mua sắm hoặc trực tiếp tổ chức thực hiện.

Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y Tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh: Ngày 30/10 Cần Thơ vẫn báo cáo tình trạng thiếu máu nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn, vướng mắc liên quan đến đấu thầu tại địa phương. Bộ Y tế hứa sẽ cùng với các đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ máu cho khu vực này. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị các tỉnh chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành sở y tế thực hiện việc mua sắm đấu thầu cho người dân cảm bảo đúng quy định.

Trường hợp vẫn chưa mua sắm được, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tìm mọi cách huy động các nguồn lực của địa phương và xã hội để có vật tư, túi máu… phục vụ công tác cung ứng máu. Đặc biệt, Bộ Y tế khẳng định nếu tình trạng thiếu máu kéo dài tại địa phương, cần phải xem xét hình thức kỷ luật với những trường hợp không làm hết trách nhiệm ảnh hưởng đến việc điều trị của người bệnh.

***

"Cứu người như cứu hỏa", nhưng suốt thời gian qua, cả thầy thuốc và bệnh nhân đều như ngồi trên đóng lửa. Tình trạng “khô máu” đang gây áp lực lớn đến cả hệ thống y tế, đẩy người bệnh vào rủi ro cao có thể bước vào cửa tử bất kì lúc nào.

Việc khan hiếm máu khiến việc điều trị cho bệnh nhân gặp khó khăn

Việc khan hiếm máu khiến việc điều trị cho bệnh nhân gặp khó khăn

Ai cũng biết, nguồn máu và các chế phẩm từ máu rất quan trọng trong cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Đã 15 năm, kể từ khi thành lập ngân hàng máu, lần đầu tiên ĐBSCL đối mặt với tình cảnh “khan máu” một cách trầm trọng. Đây là vấn đề cấp bách, phải được nhìn nhận và quyết liệt với các giải pháp, bởi không có gì quan trọng bằng sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Năm nào cũng thiếu máu. Vấn đề tồn tại nhiều năm qua khiến dư luận không khỏi đặt ra các câu hỏi: Lượng máu tình nguyện trong các tầng lớp nhân dân không thiếu, vấn đề là không có dụng cụ tiếp nhận máu do đấu thầu trễ, trách nhiệm thuộc về ai?

Khi chờ đợi mua sắm vật tư, nguồn thuốc, trang thiết bị y tế… thì nguy cơ thiếu máu điều trị, cấp cứu cho dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới đã hiện hữu, vậy kế hoạch – giải pháp của các địa phương là gì? Lãnh đạo các địa phương cần có câu trả lời thoả đáng cho nhân dân.

Rõ ràng có cùng một chính sách, đi đôi với rất nhiều văn bản, chỉ đạo từ Bộ Y tế, song có địa phương thực hiện tốt, nơi khác lại vướng mắc. Ngay lúc này, Bộ Y tế cần sát sao hơn để làm rõ trách nhiệm các địa phương trong thực hiện từ khâu đấu thầu, mua sắm đến xây dựng kế hoạch nhân lực… làm sao để nhịp nhàng, hiệu quả.

Đồng thời, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có gây ảnh hưởng, chậm trễ không bảo đảm nguồn cung ứng máu, ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh và uy tín chung của ngành.

Đến nay, ĐBSCL vẫn được xem là “vùng trũng” về y tế, khi cơ sở vật chất – trang thiết bị còn thiếu thốn; lượng máu, nguồn thuốc còn phải chạy vạy, xoay sở… sẽ gia tăng áp lực đến bác sĩ, đội ngũ y tế. Nếu còn chậm trễ, “làn sóng” bỏ việc tại các bệnh viện sẽ tiếp tục trầm trọng, hệ thống y tế của đồng bằng sẽ bị ảnh hưởng lớn, tác động trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng dân nhân.

Mong rằng với quyết tâm lớn từ cả hệ thống chính trị, lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương sẽ khắc phục các khó khăn, thể hiện trách nhiệm… để người dân không còn chờ máu trong nỗi sợ hãi, bất an từng phút, từng giây.

 

Tấn Đạt/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ việc cắt điện tối 12/4 tại một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã khiến cho tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, nguy cơ mất toàn cho người và phương tiện. Nguyên nhân được cho là đơn vị mua điện đã chậm thanh toán tiền điện.

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Đồng Nai, Yên Bái, Hà Nội ngay khi cả nước đồng loạt triển khai Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động năm 2024 cho thấy những khoảng trống rất lớn về an toàn lao động.

Đồng phục che áo lỗi

Đồng phục che áo lỗi

Những tín hiệu về khả năng thất bại nếu làm đường sắt đô thị trên làn BRT hiện nay đã được chỉ rõ. Vậy có cần thiết và lãng phí không khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu để triển khai vấn đề này.

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Đường Lương Hữu Khánh (quận 1, TP.HCM) được mệnh danh là “cái nôi” biển hiệu ở Sài Gòn - TP.HCM. Trải qua hơn 3 thập kỷ, những người thợ đã “chế tác” hàng nghìn biển hiệu, lưu giữ lại 1 phần ký‎ ức của Sài Gòn xưa và giữ gìn cái nghề một thời, từng được xem là biểu tượng của đất Sài thành.

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Trong Chỉ thị 12 ngày 21/4/2024, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách này đã từng phát huy tác dụng.

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

Như thường lệ hàng năm, TP.HCM luôn lấy thời điểm giao mùa từ 15/4 -15/5 làm tháng hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tuyên truyền người dân cảnh giác trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

3 năm vận hành, đường Vành đai 2 trên cao không ai dọn rác?

3 năm vận hành, đường Vành đai 2 trên cao không ai dọn rác?

Trận mưa đầu tháng 5 vừa qua đã khiến một đoạn dài trên Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ Ngã Tư Sở – cầu Vĩnh Tuy bị ngập úng. Nguyên nhân được cho là bị ùn ứ rác thải.