TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
BỔ SUNG CÁC VỊ TRÍ CẤM DỪNG, ĐỖ XE
Để đảm bảo an toàn giao thông, Điều 17 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã quy định thêm một số vị trí không được dừng, đỗ xe bao gồm:
- Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố, dưới 40 mét trên đường bộ đối với đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
- Che khuất đèn tín hiệu giao thông;
- Trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, hè phố trái quy định.
ĐỀ XUẤT MỚI VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÈN XE
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đề xuất, người lái xe tham gia giao thông khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải bật sáng các loại đèn sau:
(1) Đèn chiếu sáng phía trước là đèn chiếu xa hoặc đèn chiếu gần;
(2) Đèn soi biển số sau;
(3) Đèn vị trí được trang bị theo thiết kế của xe.
Bên cạnh đó, dự thảo này cũng yêu cầu lái xe phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần để tránh gây lóa cho người tham gia giao thông khác trong các trường hợp như:
(1) Khi gặp người đi bộ qua đường.
(2) Khi đi trên các đoạn đường qua khu dân cư có bố trí hệ thống chiếu sáng và đang hoạt động.
(3) Khi gặp xe đi ngược chiều.
(4) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG LÀN ĐƯỜNG
So với quy định hiện hành, Điều 12 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã bổ sung thêm 02 nội dung mới liên quan đến việc sử dụng làn đường. Cụ thể
- Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó. Nơi có làn đường dành cho xe ưu tiên, chỉ xe ưu tiên mới được đi vào làn đường ưu tiên.
- Trên đường hai chiều có từ hai làn xe trở lên trên một chiều xe chạy, phương tiện tham gia giao thông của chiều này không được đi vào làn đường của chiều ngược lại.
KHÔNG SỬ DỤNG CÒI TRONG KHU VỰC BỆNH VIỆN
Không chỉ kế thừa quy định hiện nay tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư, dự thảo mới còn đề xuất thêm việc không được sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ tại các khu vực khác: Cơ sở điều trị bệnh, trạm cấp cứu.
Quy định này không áp dụng đối với các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
HƯỚNG DẪN NHƯỜNG ĐƯỜNG TẠI VÒNG XUYẾN
Nhằm điều tiết giao thông cũng như hướng dẫn người tham gia giao thông đi đường an toàn hơn, Điều 21 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã hướng dẫn cụ thể quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến.
Thứ tự nhường đường như sau: (1) Xe đã đi vào nút giao; (2) Xe ưu tiên; (3) Xe đi trên đường ưu tiên; (4) Xe đi đến từ bên phải; (5) Xe rẽ phải; (6) Xe đi thẳng.
BỔ SUNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI YẾU THẾ THAM GIA GIAO THÔNG
Nhằm tạo thuận lợi cho người khuyết tật, người già yếu, phụ nữ mang thai khi tham gia giao thông, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng đưa ra một số đề xuất mới như:
- Khi xe xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu, phụ nữ mang thai và người khuyết tật không phải xuống xe (theo khoản 3 Điều 22 dự thảo mới).
- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị (theo khoản 2 Điều 29 dự thảo mới).
- Người mắc bệnh tâm thần khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt (theo khoản 2 Điều 29 dự thảo mới).
- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, già yếu, mắc bệnh tâm thần, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ mang thai khi đi qua đường (theo khoản 2 Điều 29 dự thảo mới).
HƯỚNG DẪN DỪNG, ĐỖ KHẨN CẤP TRÊN CAO TỐC
Điều 24 dự thảo mới đã hướng dẫn cụ thể cách dừng, đỗ xe trên cao tốc trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác như sau:
- Người lái xe phải đưa xe vào làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường.
- Nếu xe không thể di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét.
- Sau đó, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc để xử lý tình huống, tránh ùn tắc giao thông.
HƯỚNG DẪN DỪNG KHẨN CẤP TRONG HẦM ĐƯỜNG BỘ
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng bổ sung thêm hướng dẫn liên quan đến việc dừng, đỗ xe trong hầm đường bộ khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác.
Theo Điều 25 của dự thảo, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng, đỗ xe khẩn cấp. Nếu xe không di chuyển được thì phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển báo hoặc đèn cảnh báo về phía trước và phía sau xe.
Sau đó, nhanh chóng báo cho cơ quan CSGT hoặc cơ quan quản lý hầm đường bộ để xử lý.
QUY ƯỚC VỀ MÀU ĐÈN TÍN HIỆU KHI LÀM NHIỆM VỤ ƯU TIÊN
Theo đề xuất mới của Bộ Công an, xe ưu tiên khi làm nhiệm vụ phải lắp đặt còi, đèn ưu tiên. Trong đó, màu của tín hiệu đèn được quy ước như sau:
- Đèn nhấp nháy màu đỏ: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu.
- Đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ: Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường.
- Đèn nhấp nháy màu xanh: Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.
BỔ SUNG QUY ĐỊNH CẤM NGƯỜI ĐI XE MÁY THỰC HIỆN
Điều 31 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ bổ sung các hành vi cấm lái xe bao gồm:
- Chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
- Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Sáng 24/9, tại Bệnh viện 30/4 (TP.HCM) –Bộ công An đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ” nhân chào mừng tháng Alzheimer thế giới. Chương trình được hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh Đại học Y Rostock, CHLB Đức.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Học viện Ngân hàng trên địa bàn Q. Đống Đa (Hà Nội).
Liên quan đến vụ việc sập căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận và tập trung cứu chữa 2 nạn nhân trong trường hợp chấn thương nặng.
Ngày 23/9, tại TP.HCM, hãng xe Morris Garages (MG) ra mắt thị trường 2 mẫu xe phân khúc mới với công nghệ hiện đại, an toàn và mức giá phổ thông.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ, các Ban QLDA trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.
Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay; việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.