Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Du lịch đêm Hà Nội đang thiếu "màu"

Ái Kiều: Thứ hai 25/09/2023, 06:16 (GMT+7)

Lượng khách đến Thủ đô Hà Nội 8 tháng vừa qua được thống kê đang có mức tăng trưởng tốt, với 16,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,79 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, mức chi tiêu của khách du lịch dành phần lớn cho các dịch vụ ăn uống, đi lại, lưu trú đang tăng chậm.

70% chi tiêu của khách tập trung vào buổi tối nhưng Hà Nội lại thiếu những sản phẩm đặc trưng, giữ chân khách lưu trú lâu dài. Làm thế nào để mở rộng sản phẩm, khai thác tốt tiềm năng kinh tế đêm qua đó thúc đẩy việc mua sắm, chi tiêu của khách du lịch? 

Phố Tạ Hiện về đêm là điểm đến thu hút giới trẻ. Ảnh:Internet

Phố Tạ Hiện về đêm là điểm đến thu hút giới trẻ. Ảnh:Internet

Hana và người bạn của mình đặc biệt chọn Việt Nam là điểm đến để tìm hiểu văn hóa của vùng Đông Nam Á. Nhưng sau khi lên lịch trình, hai du khách trẻ người Nhật chỉ ở Hà Nội một đêm sau đó di chuyển ngay ra Hạ Long, rồi vào Đà Nẵng.

Sau trải nghiệm giao thông khó quên ở khu phố cổ vào ban ngày, Hana ngập ngừng khi nói về kế hoạch cho buổi tối vì chưa có ý tưởng rõ ràng: "Một trong những người bạn của tôi đã từng xem show diễn múa rối ở gần trung tâm. Tôi đã thấy ở đâu đó nên có thể sẽ đi xem vào tối nay dù chưa biết hấp dẫn hay không. Còn các hoạt động về đêm thì tôi không biết nhiều lắm".

Nguyễn Hoàng Anh Khoa ở TPHCM vừa có một chuyến đi hơn một tuần nghỉ ngơi kết hợp làm việc tại Hà Nội. Dù kinh nghiệm du lịch thủ đô của Khoa chắc chắn phong phú hơn hai du khách người Nhật, nhưng trải nghiệm du lịch đêm cũng chỉ gói gọn trong hoạt động ăn uống:

"Buổi tối cỡ 9-10 giờ Hà Nội đúng là có nhiều đồ ăn thì sẽ đi ăn. Sau 10h có bar, pub này kia cũng có đi. Ngoài đó có Tạ Hiện cũng vui nhưng chưa tới 12h đã bị dọn rồi. Cũng có thể do ngoài Hà Nội họ không có thức đêm hay sao hoặc do đặc thù về kinh tế hàng quán không mở quá khuya", bạn Khoa chia sẻ.

Mặc dù Hà Nội đã tổ chức các không gian đi bộ, chợ đêm vào các tối cuối tuần; cho phép một số quán bar, nhà hàng trong khu phố cổ mở cửa đến 2 giờ sáng... nhưng những sản phẩm này đang chưa để lại dấu ấn riêng so với các đô thị lớn khác. Một số doanh nghiệp đã kết hợp với điểm đến tổ chức các tour du lịch đêm tại di tích Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn học Hà Nội... chủ yếu vẫn phục vụ một nhóm nhỏ người xem.

Theo anh Nguyễn Văn Hiếu, Tổng giám đốc Vitamin Tours, sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội vẫn đang "thiếu màu" khiến thủ đô chỉ là nơi trung chuyển giữa các điểm đến: "Hà Nội gần như một cái điểm trung chuyển chưa kéo người ta ở dài thêm. Nếu các vùng miền không có sản phẩm riêng biệt mà cứ học vùng này vùng kia thì du khách sẽ không kéo dài thời gian lưu trú để trải nghiệm. Sẽ cần đa dạng hơn các sản phẩm du lịch đêm. Chúng ta không đo dung lượng thị trường không vẽ được chân dung khách hàng, không lấy khách hàng làm trung tâm".

Tour đêm 'Giải mã Hoàng thành Thăng Long'. Ảnh: VGP/Minh Anh

Tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long". Ảnh: VGP/Minh Anh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; và Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm. Thực tế, sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội hiện chưa vận hành theo mô hình nào một cách trọn vẹn mà chỉ dừng lại ở những hoạt động phát sinh lợi nhuận có tính chất buôn bán như ban ngày.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: Với vị thế thủ đô của cả nước, sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội cần đậm yếu tố văn hóa: "Sản phẩm của chúng ta khá đơn điệu khiến cho sự cạnh tranh của ta so với các nước còn khó khăn. Nhiều địa phương cũng vậy thôi sản phẩm trùng lắp. Đó là điều còn thiếu khi cạnh tranh với các nước trong khu vực. Trên cơ sở nghiên cứu tạo ra sản phẩm văn hóa đặc sắc, tận dụng, nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương để họ đóng vai chính hưởng lợi chính từ sự phát triển của du lịch, lúc đó du lịch phát triển bền vững và có sự hấp dẫn".

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nhận định: Bắt đầu từ nhận thức của người quản lý du lịch, quản lý ở địa phương phối hợp với nhau có sự điều chỉnh hợp lý quy hoạch về không gian, khu vực có tiềm năng phát triển để có khu vực tương đối độc lập. Sản phẩm du lịch đêm mở rộng và đa dạng hơn cần có tư duy mở dưới một khung pháp lý và quy hoạch rõ ràng:

"Trước hết cần tạo ra khung pháp luật có sự hướng dẫn của chính phủ để các địa phương và ngành du lịch, các hình thức dịch vụ phát triển. Cần chương trình đào tạo hướng dẫn về nguồn nhân lực để có sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với pháp luật".

Hà Nội cũng đã tự tìm hướng đi cho mình phát triển đa dạng các dịch vụ về đêm thu hút du khách. Các chuyên gia đều cho rằng nếu có chiến lược phù hợp, với sự phong phú và đa dạng hơn của các loại hình dịch vụ để tăng chi tiêu của khách du lịch từ các hoạt động về đêm là điều không khó.

Hà Nội vẫn có tiềm năng về không gian, hạ tầng để phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch. Ảnh: Hà Nội mới

Hà Nội vẫn có tiềm năng về không gian, hạ tầng để phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch. Ảnh: Hà Nội mới

Hà Nội vẫn có tiềm năng về không gian, hạ tầng để phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch nhưng hiện cũng chưa có khu vực nào có thể thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để vận hành một cách bền vững. Cũng chính vì vậy, sản phẩm du lịch đêm vẫn đang bị bó hẹp trong không gian phố đi bộ, chợ đêm, vũ trường. Sản phẩm du lịch đêm có đủ sắc màu là khi thành phần tham gia được khuyến khích phát triển trong một mô hình kinh tế mở dưới khung pháp lý rõ ràng.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Mô hình kinh tế mở".

Đề án “Phát triển phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2020 là bước đi đầu tiên trên con đường phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở tạo niềm tin rằng những người thừa hành làm tốt nhiệm vụ, sớm có được phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch.

Các khu đô thị du lịch lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng đã đưa vào vận hành sản phẩm dịch vụ dưới các hình thức: chợ đêm, chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ, dịch vụ ẩm thực và một số chương trình biểu diễn. Những hoạt động du lịch về đêm này trở nên quen thuộc với người dân địa phương và là điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch.

Phần lớn du khách không chỉ tìm kiếm một chuyến đi mà là một trải nghiệm. Trải nghiệm phong phú, chất lượng sẽ khiến du khách thích thú, muốn trở lại khám phá và không ngần ngại mở hầu bao. Tuy vậy, trên thực tế sản phẩm du lịch đêm thiếu màu sắc của Hà Nội chưa đủ để du khách chi tiêu không ngần ngại. Đây vốn cũng không phải là chuyện riêng của địa phương nào cho tới khi vai trò của kinh tế đêm được nhận thức đầy đủ.

Mô hình kinh tế mới này sẽ không vận hành như những mô hình đang hoạt động. Do đó, một khung pháp lý chung, không phân biệt giữa chính sách cho kinh tế ban ngày hay kinh tế đêm vẫn chưa đủ. Minh chứng là việc bó hẹp hình thức của các sản phẩm dịch vụ đêm, du khách thiếu mặn mà với dịch vụ được cung cấp và phản hồi không mấy tích cực từ người dân bản địa trong khu vực những dịch vụ này đang vận hành.

Chỉ khi chủ thể của hoạt động kinh tế đêm là người cung cấp và thụ hưởng dịch vụ được khuyến khích tham gia, các loại hình dịch vụ mới sẽ ra đời, mở rộng và đa dạng hơn. Điều này được đảm bảo dưới một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh tế đêm hoàn thiện, cơ chế, chính sách phù hợp, nới lỏng hơn để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Các giá trị văn hóa, ẩm thực địa phương có sẵn ở đây là lợi thế để người tham gia nền kinh tế mở khai thác, làm phong phú, hợp thời, có tính tương tác để thu hút nhiều độ tuổi, phục vụ nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Có thể hiểu mô hình kinh tế mở vận hành như sự phát triển của một khu vườn. Muốn khu vườn đa sắc màu, những người làm vườn cần được tự do lựa chọn giống cây trồng, được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng trong một khu đất tốt có quy hoạch rõ ràng dưới sự quản lý chặt chẽ.   

Cách đây một thập kỷ, Nhật Bản chỉ đón khoảng 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm. Thời điểm đó, nước Nhật có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí nhưng tất cả đều đóng cửa sớm. Các bảo tàng và đền thờ thường đóng cửa lúc 17 giờ, còn các buổi hòa nhạc và show diễn thì kết thúc lúc 20 giờ 30 phút. Từ năm 2017, Nhật Bản sửa đổi Luật giải trí dành cho người lớn, giúp các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trường hoạt động đêm. Một năm sau, số khách quốc tế đến nước này tăng lên 32 triệu, lên 40 triệu vào năm 2020 và dự kiến 60 triệu vào năm 2030.

Nhiều nước khác trên thế giới cũng đã khai thác được "mỏ vàng" kinh tế đêm. Chúng ta cũng có thể làm được. Làm như thế nào phụ thuộc vào tư duy mở đủ để xây dựng một mô hình mở, cho phép hoạt động một số dịch vụ trước đây chúng ta vẫn đóng kín cánh cửa cơ hội.     

Ái Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.