Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sống cạnh tỉnh lộ 35, bà Nguyễn Thị Lương, ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) luôn cảm thấy phấp phỏng mỗi khi ra đường. Không chỉ tránh hàng đoàn xe tải cỡ lớn chở đất đá, xe chở rác nối đuôi nhau di chuyển cả ngày lẫn đêm, bà còn phải né những đoạn đường lồi lõm, hư hỏng nặng.
"Bác sợ lắm! Đi đoạn đường đến nhà con gái có mấy mét thôi mà lúc nào cũng phải nhìn trước ngó sau. Vì đường bây giờ không còn bên phải, bên trái gì nữa, ô tô bên kia phải lao sang bên này mới đi nổi. Quãng “nát” nhất này chưa đến hai cây số, nhưng nó ngoằn ngoèo, nguy hiểm, khủng khiếp luôn! Cán bộ ở trên về kiểm tra xong lại đi, coi như là hết năm thứ chín sang năm thứ mười mà vẫn chưa làm", bà Lương cho biết.
Tỉnh lộ 35 đi qua 4 xã của huyện Sóc Sơn gồm: Minh Phú, Bắc Sơn, Nam Sơn và Hồng Kỳ, là tuyến đường huyết mạch trong liên kết vùng, đồng thời là đường vận chuyển rác thải từ trung tâm Hà Nội đến khu liên hợp xử lý chất thải huyện Sóc Sơn.
Trực tiếp có mặt tại hiện trường, PV VOV Giao thông ghi nhận nhiều vị trí trên tỉnh lộ 35 đang xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đoạn qua xã Nam Sơn. Nền đường sụt lún, bùn đất lầy lội, dày đặc hố sâu đầy sỏi đá và đọng nước tới nửa bánh xe tải, không thể phát hiện khi mưa lớn. Đường xấu, các xe buộc phải nhúc nhích cẩn trọng từng chút, luồn lách như con rắn để tránh ổ voi chi chít trên đường.
Anh Nguyễn Đức Hùng, ở xã Nam Sơn cho biết, nhiều tai nạn đã xảy ra, chủ yếu là xe đâm xuống hố sâu: "Đường thế này mà các cháu sắp đi học rồi. Trời mưa ngập nước không nhìn thấy đường mà đi, như kiểu đi qua sông ý. Trời nắng thì bụi mù luôn. Hôm trước ở đây, xe con phải gọi xe cẩu đến, đi vào vũng nước là không lên được luôn. Sâu hàng mét so với mặt đường thì xe nào đi được, đi bộ còn đang vất vả chứ chưa nói đến ô tô, xe máy".
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ tháng 7/2019, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội và Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội đã bàn giao tỉnh lộ 35, đoạn từ km4+469 đến km12+733, cho Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên, sau 5 năm, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, còn mặt đường xuống cấp ngày càng nhanh, khiến người tham gia giao thông rất bức xúc:
"Đi qua đây rất nguy hiểm. Mình đi ship hàng, chở hàng nặng, đi qua rất khó khăn và chỉ sợ ngã thôi, chẳng biết độ sâu của vũng nước như thế nào".
"Quá vất vả, đường nhìn như cái hố bom, thế này mà còn không làm lại cho dân đi thì quá khổ! Em mong đơn vị chức năng làm lại đường cho dân đi càng sớm càng tốt".
Trao đổi với PV VOV Giao thông, ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết, chính quyền địa phương đã nhiều lần báo cáo huyện và các ban, ngành chức năng, kiến nghị sớm nâng cấp đồng bộ tuyến đường, đảm bảo ATGT không chỉ tại tỉnh lộ 35 mà cho cả các tuyến đường lân cận.
Do đường tỉnh 35 xuống cấp nghiêm trọng nên nhiều xe khổ lớn di chuyển sang các tuyến đường dân sinh, làm hư hỏng nhiều vị trí dù đường mới được đầu tư. UBND xã Nam Sơn cũng đang tiến hành đặt cảnh báo, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông tại những vị trí hư hỏng này./.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.