Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Dòng tiền đầu tư quay lại thị trường kim loại quý, giá dầu chạm đáy hai tháng

PV: Thứ năm 27/02/2025, 09:20 (GMT+7)

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/2).

Đặc biệt, trên thị trường kim loại, giá hai mặt hàng kim loại quý là bạc và bạch kim đồng loạt phục hồi trong bối cảnh Mỹ tăng cường kiểm soát đầu tư, áp thuế thương mại và siết chặt quy định tài chính với Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ở chiều ngược lại, giá hai mặt hàng dầu thô mở rộng đà suy yếu dưới sức ép tồn kho của Mỹ. Đóng cửa, lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,2% về mức 2.292 điểm.

MXV-Index

Thị trường kim loại quý sôi động  

Phiên giao dịch ngày 26/2 chứng kiến sự phục hồi của hầu hết các mặt hàng kim loại do những lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và triển vọng tiêu thụ khả quan.

Đối với nhóm kim loại quý, đóng cửa, giá bạc tăng 1,4%, lên  32,27 USD/ounce, cao hơn 9% so với đầu năm. Bạch kim cũng kết thúc chuỗi giảm ba phiên liên tiếp, tăng 0,74% lên 976,6 USD/ounce.

Kim loại

Giá các kim loại quý được hỗ trợ do nhu cầu trú ẩn gia tăng trong bối cảnh Quốc hội Mỹ chuẩn bị đề xuất dự luật siết chặt thực thi thương mại đối với Trung Quốc. Dự luật này có thể bao gồm các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc Kinh do cáo buộc bán phá giá và trợ cấp ngành công nghiệp nội địa, gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu của Washington.

Đối với nhóm kim loại công nghiệp, giá đồng COMEX đảo chiều tăng mạnh 1,30%, lên mức 10.111,49 USD/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt giảm nhẹ 0,17%, xuống 105,1 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn gần 4% so với cùng kỳ tháng 1. Nhôm tiếp tục suy yếu phiên thứ tư liên tiếp, giảm 0,23% xuống 2.632,5 USD/tấn.

Bất chấp nguy cơ Mỹ áp thuế nhập khẩu mới đối với đồng, giá kim loại này vẫn duy trì đà phục hồi nhờ nhu cầu tăng mạnh. Tập đoàn khai khoáng BHP, nhà sản xuất đồng hàng đầu thế giới, đang chuyển hướng tập trung vào kim loại này, với tỷ lệ đầu tư vào đồng hiện chiếm 50% tổng vốn. Sự gia tăng nhu cầu đồng trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng đã thúc đẩy BHP đẩy mạnh các thương vụ mua bán và sáp nhập nhằm mở rộng kiểm soát các mỏ đồng lớn trên thế giới.

Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt gặp nhiều áp lực do triển vọng ảm đạm của thị trường bất động sản Trung Quốc – lĩnh vực tiêu thụ thép lớn nhất. Theo khảo sát của Reuters, giá nhà tại Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 2,5% trong năm 2025, trong khi doanh số bán nhà có thể lao dốc 5,7%, thấp hơn các dự báo trước đó. Tuy nhiên, đà giảm của giá quặng sắt phần nào được kìm hãm bởi nguy cơ thu hẹp nguồn cung. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 1/2025 chỉ đạt 151,4 triệu tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nhôm tiếp tục suy yếu khi Nga tuyên bố sẵn sàng nối lại nguồn cung cho Mỹ, với khối lượng khoảng 2 triệu tấn/năm. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Nga có dấu hiệu cải thiện, làm dấy lên kỳ vọng Washington có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với các nhà sản xuất nhôm của Nga. Trước đó, vào năm 2017, Nga chiếm khoảng 15% tổng lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ.

Giá dầu WTI vẫn “mắc kẹt” dưới mốc 70 USD/thùng

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường năng lượng tiếp đà suy yếu sang phiên thứ 5. Trong đó, giá dầu thô tiếp tục giảm, chạm mức thấp nhất trong hai tháng qua, khi báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng lên, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ yếu. Bên cạnh đó, kỳ vọng về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Nga và Ukraine cũng tiếp tục gây sức ép lên giá dầu toàn cầu.

Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 0,49 USD (tương đương 0,67%), xuống còn 72,53 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 0,31 USD (tương đương 0,45%), xuống 68,62 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất của cả hai loại dầu kể từ ngày 10/12 năm trước.

Kim loại

Theo dữ liệu EIA mới công bố vào hôm qua, tồn kho dầu thô tại nước này ước tính đã giảm 2,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 21/2. Mức giảm này đã bù đắp một phần cho mức tăng 4,6 triệu thùng mà EIA ước tính trong tuần trước. Tuy nhiên, mức tăng tồn kho xăng lại tăng tới 400.000 thùng, với sản lượng xăng trung bình đạt 9,2 triệu thùng/ngày. Đối với các sản phẩm chưng cất trung gian, EIA ước tính dự trữ tăng lên 3,9 triệu thùng, trong khi sản lượng trung bình là 5,2 triệu thùng/ngày. Mặc dù dự trữ dầu thô giảm, nhưng nguồn cung từ các sản phẩm chưng cất và xăng dồi dào đã phần nào gây áp lực lên giá dầu.

Bên cạnh đó, thông tin từ Liên minh đường ống Caspian (CPC) cũng góp phần làm giảm lo ngại về gián đoạn nguồn cung dầu. CPC khẳng định rằng vụ tấn công vào một nhà máy lọc dầu của họ ở Nga vào ngày 17/2 sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu của họ, nhờ vào nguồn dầu dự trữ đủ lớn. Điều này đã làm dịu đi một phần nỗi lo về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu từ các tuyến đường ống quan trọng của khu vực.

Trong khi đó, thị trường dầu còn chịu sức ép giảm giá khi kỳ vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine đang gia tăng. Ukraine và Mỹ đã dần có những bước đi tiến gần hơn về một giải pháp ngoại giao, điều này giúp giảm thiểu khả năng xảy ra các cuộc xung đột và đe dọa nguồn cung dầu từ Nga. Sự ổn định chính trị tại khu vực này có thể làm giảm các nguy cơ gián đoạn trong chuỗi cung ứng dầu toàn cầu, khiến giá dầu tiếp tục chịu áp lực giảm.

Mặc dù vậy, cản đà giá dầu không giảm quá mạnh trong các phiên gần đây là tác động từ các chính sách trừng phạt của Tổng thống Donald Trump. Mới đây, ông Trump đã đe dọa sẽ hủy giấy phép khai thác dầu của Chevron tại Venezuela, lý do được đưa ra là chính phủ Venezuela không thực hiện các cải cách bầu cử và chưa có hành động rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề người di cư. Nếu lệnh này được thực thi, Chevron sẽ không thể xuất khẩu dầu thô từ Venezuela, làm gián đoạn một phần nguồn cung dầu từ quốc gia này. Chevron hiện đang xuất khẩu khoảng 240.000 thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm hơn 25% tổng sản lượng dầu của Venezuela. Nếu công ty dầu khí quốc gia PDVSA tiếp tục xuất khẩu dầu thô thay thế Chevron, các nhà máy lọc dầu của Mỹ sẽ không thể mua được dầu này do lệnh trừng phạt của Washington.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.