Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Đồng bằng chờ lũ đẹp

Kim Loan: Chủ nhật 21/08/2022, 21:37 (GMT+7)

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm nay, mưa trái mùa nhiều cộng với việc các đập thủy điện xả nước làm cho mực nước sông Mê Kông luôn duy trì mức cao. Dự báo, lũ ở ĐBSCL sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10 và ở mức cao hơn năm 2021.

Đây là một tín hiệu lạc quan về mùa lũ 2022, mang theo phù sa, thau rửa ruộng đồng và bội thu về mặt kinh tế. Nông dân đã chuẩn bị ngư cụ và nhiều mô hình sinh kế để áp dụng cho mùa lũ đẹp năm nay. 

Anh Nguyễn Văn Đột đã hành nghề “bà cậu” trên 20 năm tại xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Anh là bậc “cao thủ” đặt lợp cua, bất kì mùa nào trong năm anh cũng bắt được cua đồng đều đặn bán cho bạn hàng ở chợ. Hành nghề chung với anh có rất nhiều gia đình chài lưới, giăng câu. 2 năm qua lũ về ít, nguồn lợi thủy sản không có nên phần lớn các hộ nông dân đã chuyển nghề. Đeo nghề, năm nay anh Đột mong chờ một mùa lũ thật khác.

Trước mắt, anh và bạn bè đang bắt đầu bội thu cá lăng, cá mè dinh và cua đồng. Anh Nguyễn Văn Đột Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự cho biết: Nước năm nay không biết sao mà mới tháng này đã lên cao và không biết là có lên nữa không hay cầm chừng. Đánh bắt thủy sản thì có lợp cua và giăng lưới. Bây giờ cá linh đầu mùa còn hiếm, giá tới trăm mấy chục ngàn.  

Theo ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, mực nước mùa khô năm 2022 đạt mức hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,2 – 0,6 m và cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng từ 0,1 – 0,4 m. Mực nước sẽ tiếp tục tăng dần và đạt đỉnh cao nhất năm vào khoảng nửa cuối tháng 10 và ở mức cao hơn năm 2021, nhưng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,2- 0,4 m.

Dự đoán là mùa lũ đẹp, mang theo phù sa, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã có kế hoạch xả lũ với diện tích khoảng 88.000 hecta. Lũ về, người dân sẽ triển khai các mô hình sinh kế để đem lại hiệu quả kinh tế như: lúa tôm, lúa cá.

Mùa lũ mang theo phù sa bồi đắp đồng bằng và các sản vật cho người nông dân (ảnh: Thanhnien.vn)

Mùa lũ mang theo phù sa bồi đắp đồng bằng và các sản vật cho người nông dân (ảnh: Thanhnien.vn)

 

Ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trong mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân áp dụng các mô hình sinh kế trong mùa lũ, chính cơn lũ này là điều kiện để tăng lên hiệu quả của các mô hình này. Cụ thể các mô hình làm lúa kết hợp nuôi cá, làm lúa kết hợp với nuôi, trữ cá tự nhiên, đặc biệt là các huyện ở đầu nguồn như huyện Hồng Ngự, TP. Hồng Ngự cũng đang ứng dụng các mô hình rất là hay.

Tại An Giang, hiện nay nước ở đầu nguồn đã đổ về. Theo người dân nơi đây, mặc dù mức nước lũ còn thấp nhưng một số cánh đồng vùng trũng đã đón được nước vào ruộng ở mức cao hơn năm ngoái để người dân bắt đầu bủa lưới khai thác thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Gàng – ngục tại xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết: Nước thì đã lên và sớm hơn năm rồi một tháng, nhưng hiện nay nó đã suy lại rồi. Cá năm nay so với năm rồi có nhiều hơn. Hôm trước, đợt tháng 6, nước lên thấy dân người ta khai thác cá được nhiều, sau đó nước đã giảm lại. Hiện ở trên đồng cũng đã có nước, người dân đã đặt dớn rồi.

Tại thị xã Tân Châu, địa phương có diện tích đất nông nghiệp khoảng 12.000 hecta thông nhất chỉ sản xuất lúa trên diện tích trong đê bao, còn ngoài đê bao không sản xuất để lấy phù sa cho vụ sản xuất tới.

Ông Đặng Văn Nê, Phó chủ tịch UBND thị xã Tân Châu cho biết: Nước đầu nguồn thì còn tình trạng con nước ròng và con nước lớn, nó không giống như trung bình các năm trước là nó lên từ từ. Đối với mực nước này thì tình sản xuất của Tân Châu vùng ngoài đê bao hiện đã thu hoạch hết, chỉ còn lại một số diện tích trồng màu thôi, nhưng mực nước này thì không ảnh hưởng.

Trong bao thì đảm bảo ăn chắc, không ảnh hưởng gì hết. Hiện nay, nước không tràn vào đồng nên bà con nhân dân chỉ đánh bắt, khai thác thủy sản ở các sông thôi.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tổng lượng dòng chảy ở ĐBSCL phụ thuộc 2 yếu tố: nội địa (chỉ chiếm 5%) và thượng lưu (95%). Từ đầu tháng 3/2022 đến nay, các đập thượng nguồn xả nước về hạ lưu đã giúp cho mực nước tại đầu nguồn sông Cửu Long tăng cao.

Thời tiết đang trong tình trạng La Nina từ tháng 10/2021 đến nay. Sau tháng 8, thời tiết sẽ trở nên trung tính hoặc tiếp tục La Nina, do đó lượng mưa ở lưu vực Mê Kông trong mùa mưa này dự báo dồi dào. Hồ chứa các đập thủy điện sang đầu mùa mưa này cũng còn nước khá nhiều, không bị cạn kiệt.

Các hồ đang bắt đầu tích nước và sẽ nhanh đầy. Do đó, năm nay lũ về ĐBSCL có thể cao hơn trung bình nhiều năm.

Theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mêkong Việt Nam, diễn biến dòng chảy mùa khô năm 2022 về Đồng bằng sông Cửu Long tăng đáng kể so với các năm gần đây. Tổng lưu lượng đến ĐBSCL qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc (sông Hậu) trong mùa lũ năm 2022 có thể sẽ đạt tới 33.000 m3/s và nước lũ sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10 năm 2022 với mực nước đỉnh lũ có khả năng nằm trong khoảng giữa báo động cấp 1 và cấp 2.

Hiện tại, ở các địa phương đầu nguồn Đồng Tháp, An Giang, Long An… các hộ dân không canh tác lúa vụ 3 sẽ xả nước vào ruộng và thực hiện mô sinh kế mùa nước như: nuôi cá lóc trong ruộng lúa, tôm càng xanh, cá chép, cá mè…

Mùa lũ ở ĐBSCL là mùa đặc biệt và duy nhất mang tính lợi ích trên đất nước Việt Nam. Người dân ĐBSCL trông chờ lũ về mang phù sa bồi đắp cho những mảnh ruộng, mang theo nguồn lợi thủy sản với đa dạng chủng loại tôm cá, thủy sinh… gia tăng giá trị kinh tế.

Sau nhiều năm khát lũ thì 2022 được đánh giá sẽ là năm “ Đồng bằng đón lũ đẹp”. 

Mùa lũ mang theo nguồn lợi thuỷ sản (ảnh: nguoilaodong.vn)

Mùa lũ mang theo nguồn lợi thuỷ sản (ảnh: nguoilaodong.vn)

Đồng bằng chờ lũ đẹp!

Đã có thời kỳ, người ta nhìn nhận về lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là những đau thương, mất mát. Nhưng cái thời “nước tràn bờ đê, đau thương khắp cả miền quê” đã qua rồi, giờ đây nói về lũ là là nói về phù sa, về tôm cá đầy đồng, sản vật phong phú, là sinh kế cho hàng nghìn hộ dân nghèo.

Lũ có tác dụng ngâm đất, diệt trừ mầm bệnh, rửa phèn và mang lại một lượng phù sa khổng lồ để bón cho đồng ruộng. Là người dân ĐBSCL, ít nhiều ai cũng biết đến những sinh kế thú vị mùa lũ. Cứ hằng năm, tầm tháng 10 âm lịch, đi dọc bờ đê các xã biên giới của 2 tỉnh Đồng Tháp – An Giang sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh đánh bắt cá tôm.

Trên những con kênh, cánh đồng mênh mông nước, dân sôi nổi giăng lưới, thả câu. Ngụp lặn trong dòng nước từ khoảng 5 giờ sáng đến trưa, lạnh lẽo, vất vả… nhưng những người làm nghề đánh bắt cá linh trong nước mùa lũ luôn vui vẻ, lạc quan. Họ luôn mong có một "mùa lũ đẹp", bởi lũ về càng cao, cá tôm càng nhiều, thu nhập càng tăng.

Những sản vật mùa lũ vang tiếng khắp nơi có thể kể đến như: Cá linh, cá lăng, cá lóc, cá chép, cua đồng, bông điên điển, bông súng…

Kể từ đợt lũ thấp nhất lịch sử hồi năm 2015 đến cơn địa chấn hạn mặn lịch sử 2016 đã khiến cho ĐBSCL càng trở nên khô hạn. Những cánh đồng nứt nẻ, những con kênh khô trơ đáy đã lại di chứng lâu dài là hàng triệu hecta đất sản xuất nông nghiệp bị thất thu, cây chết, cá cũng không còn. Kể từ đó, ĐBSCL khát lũ. Nhưng đã qua 5 mùa, lũ lại về rất thấp.

Với những dự báo lạc quan về mùa lũ năm 2022, ĐBSCL đang chờ đợi một mùa nước bội thu tôm cá và thau rửa ruộng đồng. Hiện nay tất cả các địa phương đã hoàn tất chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vùng lũ do Chính phủ triển khai.

Đủ đảm bảo không bị ngập nước, bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng bà con. Hàng trăm công trình xây dựng đê bao phục vụ sản xuất được triển khai ở khắp các tỉnh, thành trong khu vực giúp người dân yên tâm, chủ động được việc sản xuất hay xả nước cho lũ tràn vào lấy phù sa.

Nhiều địa phương trong vùng cũng triển khai thực hiện các đề án khai thác tài nguyên mùa nước nổi với hàng chục mô hình sản xuất được phân theo 3 nhóm trồng trọt; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ.

Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như đánh bắt thủy sản, thu hoạch các sản vật... hàng chục ngàn hộ nông dân nghèo được hướng dẫn kỹ thuật tận dụng lợi thế lũ để nuôi cá trên ruộng, trồng bông điên điển, sen, bông súng... để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Mặc dù nói là lợi ích nhưng cũng không nên chủ quan, bởi theo dự báo của các chuyên gia, tuy lũ năm nay không cao, nhưng khả năng gây ngập úng lại rất lớn. Do triều năm 2022 ở mức khá, đến thời điểm lũ chính vụ kết hợp mưa nội đồng sẽ làm mực nước tăng cao, gây ra tình trạng ngập úng, đặc biệt ở vùng ven biển và vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long.

Cho nên, bên cạnh kế hoạch tận dụng sinh kế mùa lũ thì bà con cũng cần đề phòng hiện tượng nước dâng tràn vào nội đồng gây ngập úng sâu.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.