Không thể để “quái xế” lộng hành
Những tiếng rú ga, nẹt pô xuất hiện trở lại gần đây trên một số tuyến đường, thậm chí ngay giữa trung tâm lúc đêm về sáng, trở thành nỗi bất an, khiếp đảm với người tham gia giao thông!
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Lúa là cây trồng chủ lực của ĐBSCL, hằng năm, cứ đầu tháng 12 âm lịch dài đến qua tận tháng 5 năm sau, vùng bước vào vụ thu hoạch rộ mùa vàng sai hạt. Rơm rạ là phụ phẩm nông nghiệp, phải đốt bỏ trên đồng.
Nhưng ngày nay, với nhu cầu cần thiết, rơm bắt đầu làm kinh tế, cho giá trị cao. Bất kể đồng gần hay đồng xa, hễ nơi nào có rơm là có thương lái ghé mua rồi chở về nơi tập kết tại khu chợ lớn nhất vùng mang tên chợ rơm Ba Lai (xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
Nhóm gần cống đập Ba Lai, chợ được xếp vào hàng “độc lạ” miền Tây, không có nhà lồng, không có sạp hàng, chỉ giao dịch trên một bến sông nhưng tổng doanh thu lên đến 500 triệu/ngày từ một mặt hàng duy nhất là rơm.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ bến chợ rơm xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cho biết hoàn cảnh ra đời chợ rơm Ba Lai: “Lúc trước bến bãi tôi cho thuê bán vật liệu xây dựng, rồi nhiều người đến đây hỏi thuê để làm điểm tập kết rơm, vậy là từ đó thành chợ rơm. Cái tên chợ do người dân ở đây tự đặt”.
Sông Ba Lai dài 55 km, là chi lưu của sông Tiền, 1 trong 5 con sông huyết mạch của tỉnh Bến Tre. Từ con sông này ngược về thượng nguồn, sẽ đi được khắp nơi trong các tỉnh/thành ĐBSCL. Từ vị trí địa lý đắc địa, Ba Lai được chọn làm điểm dừng chân của nhiều hoạt động mua bán, trong đó có chợ rơm. Muốn đến được chợ rơm này, người ta có thể đi bằng xe, nhưng hầu hết đều chọn đi tàu vì vừa hưởng được gió sông mát rượi vừa nhâm nhi vài ly trà.
Hơn chục năm trước, nghề nuôi bò ở huyện Ba Tri dần hình thành và phát triển. Đến nay đàn bò ở đây đã có số lượng hơn 100 nghìn con, đưa Ba Tri trở thành vùng nuôi bò lớn bậc nhất ở miền Tây. Bò ăn rơm, mà rơm trong vùng không cung cấp đủ nên buộc người nuôi phải mua rơm từ nơi khác về. Có cầu ắt có cung, hai bên bờ sông Ba Lai dần xuất hiện những chợ rơm và ngày càng sầm uất.
Đặc điểm của chợ rơm Ba Lai là bắt đầu nhóm họp từ 5h sáng, nhộn nhịp đến khi sẫm chiều. Không có thương lái, chỉ có người làm thuê và chủ bến bãi. Với tôn chỉ “tin nhau vì chữ tính, trọng nhau bởi chữ tình”, chợ là nơi ghi nhận thị trường phụ phẩm rơm ổn định nhất vùng ĐBSCL.
Ở đây, người mua và người bán chỉ liên hệ nhau qua điện thoại, chốt giá thì mướn ghe giao hàng. Chủ bãi là người đứng ra liên lạc với người lao động khuân vác rơm từ ghe lên xe để đi giao cho người mua. Mỗi một ghe rơm 2.000 cuộn cập bến, chủ bãi lấy tiền công 200.000 đồng. Người mua và người bán đều là bạn hàng quen lâu năm nên nhiều người mua chọn tin vào người bán chứ không đến lựa hàng.
Người bán cũng vì uy tín và giữ mối nên rơm chất lượng ra sao thì sẽ báo đúng giá. Dù phiên chợ tấp nập nhưng hiếm có cảnh xô bồ, trả giá, mặc cả.
Sự nhộn nhịp của chợ rơm phụ thuộc mùa vụ và con nước lớn ròng. Mùa tấp nập nhất là vụ lúa tháng giêng, rơm vàng ươm đẹp mắt, bán giá cao, số lượng nhiều. Người phu rơm cũng phải tranh thủ chuyển rơm từ ghe lê xe trước khi con nước ròng. Hoạt động của chợ rơm cũng rất trật tư, tại đây người lao động tự thành lập “nghiệp đoàn”, mỗi “nghiệp đoàn” có từ 5-10 người, phụ trách vận chuyển rơm cho 1 ghe cập bến.
Chợ rơm Ba Lai trải dọc theo hai xã Tân Xuân và Tân Thủy, nhưng nhiều nhất là ở xã Tân Xuân. Một bến có khoảng 30 ghe bầu neo đậu để bán hàng. Hoạt động bán hàng thường diễn ra tấp nập nhất trong buổi sáng vì rơm cần được chở đi giao tận nhà, khắp các xã trong huyện Ba Tri và Bình Đại. Năm giờ sáng, trời vẫn đang xẩm tối thì những ghe rơm cũng vừa chạm mũi, vào bờ.
Sau khi chiếc cầu ván được đặt ngay ngắn, những chiếc xe kéo cũng lùi vào sát mép sông để chuẩn bị nhận hàng. Chốt giá xong, phu rơm bốc vác gấp gáp vào việc, người này nối tiếp người kia đi thoăn thoắt vác rơm từ ghe lên xe chở đi. Mỗi xe kéo chỉ chở được mấy chục cuộn rơm, sau vài phút đã đầy hàng, cứ xe này ra thì xe khác vào, liên tục.
Rơm được thu gom từ khắp các tỉnh miền Tây như: Đồng Tháp, An Giang, Long An, Hậu Giang…dồn về đây bán. Giá bán từ 20.000 – 30.000 đồng/cuộn. Sau khi những chiếc ghe chở rơm neo vào bến, nhiều trai tráng đua nhau khiêng vác lên xe công nông đợi sẵn, tiền công cho lao động này là 1.000 đồng/cuộn rơm.
Phu rơm chợ Ba Lai đa phần là thanh niên, độ tuổi từ 20 - 35. Khu chợ có nhiều đội phu với hàng trăm người bốc vác, nếu có sức khỏe thì một ngày mỗi người có thể kiếm được trên 300.000 đồng. Ở bến này việc khiêng vác phải theo quy định, không phải ai muốn vào làm là vào. Thường thu nhập trung bình của anh em trong nhóm khiêng vác gấp đôi tiền phụ hồ. Có người làm từ sáng đến chiều được cả triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Tâm – phu rơm ở xã Tân Xuân, huyện Ba Tri bộc bạch: “Hôm nào có rơm thì vác, không có thì làm việc nhà. Anh em xúm xích lại vác, làm từ 6h sáng đến 18h chiều, chia ra mỗi người 400-500 ngàn đồng”.
Chợ rơm Ba Lai cũng tạo ra cuộc sống đủ ăn cho cánh thương hồ. Trung bình một chiếc ghe bầu chở 2.000 cuộn rơm/chuyến. Nếu trừ đi chi phí dầu máy, ăn uống, thuê nhân công... thì lãi 10 - 12 triệu đồng/chuyến. Có những người tài chính hạn hẹp cũng đi vay tiền mua ghe để chở rơm mướn. Anh Lê Quang Thắng – ngụ xã Tân Thủy, huyện Ba Tri cho biết:
“Quanh năm suốt tháng lênh đênh sông nước, đi về vùng trên lấy rơm giá 16.000 đồng/cuộc, mang về bán 21.000 đồng/ cuộn. Một ghe đi mấy ngày, bán hết quay lề lấy rơm nữa”.
Chợ rơm đã làm nên nhịp sống rất riêng bên dòng Ba Lai hiền hòa. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ba Tri, địa phương có đàn bò lớn nhất Bến Tre, trên 100.000 con. Huyện có 12.000 hecta diện tích đất trồng lúa ba vụ.
Vụ này, do nước biển xâm nhập sớm và sâu, độ mặn 0,6-1,7 phần nghìn, chỉ có 1.700 hecta lúa được gieo sạ. Hạn mặn đe dọa, người dân trữ rơm từ thời điểm này để không ảnh hưởng đến chăn nuôi. Chính vì thế mà nghề mua bán rơm ngày càng khấm khá, chợ rơm Ba Lai cũng ngày càng nảy nở.
Những tiếng rú ga, nẹt pô xuất hiện trở lại gần đây trên một số tuyến đường, thậm chí ngay giữa trung tâm lúc đêm về sáng, trở thành nỗi bất an, khiếp đảm với người tham gia giao thông!
Ban Quản lý đường sắt đô thị đang chạy đua 50 ngày đêm để đưa tuyến metro số 1 vận hành chính thức. Dự kiến tháng 12/2024 chạy thử Metro số 1, miễn phí cho người dân toàn thành phố 30 ngày và bắt đầu vận hành thương mại từ tháng 1/ 2025.
Sau sự việc một người tử vong khi bị đoàn "quái xế" tông trúng khi đang đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội. Nhiều người đặt câu hỏi, trách nhiệm của gia đình và người giám hộ ở đâu trong những vụ việc con trẻ chơi game thâu đêm, tụ tập đi “bão”?
Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án giao thông trọng điểm, có vai trò huyết mạch trong việc kết nối khu vực miền Tây với miền Đông Nam Bộ. Đến nay, tiến độ thi công tại hai đoạn phía Đông và phía Tây của dự án cao tốc này đã cơ bản hoàn thiện.
Vừa qua UBND TP.HCM đưa ra dự thảo mới nhất về việc xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội với mức giá khởi điểm 96.000 đồng/m2 đã khiến nhiều người dân, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập thấp, cảm thấy lo lắng và bất ngờ.
Từ ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. Sau hợp nhất mục tiêu phát triển của vận tải đường sắt là gì?
Ngay sau khi xảy ra vụ việc nhóm quái xế tông tử vong cô gái tại Hà Nội, Bộ trường Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.