Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dòng gốm dân gian chỉ lẩn quẩn quanh gian bếp của các bà nội trợ, dân dã… nhưng có truyền thống lâu đời và độ bền nổi tiếng khắp sông núi. Đó là làng gốm Phnom – Pi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn.
Sóc Phnom – Pi có nghĩa là vùng đất đồi. Ngoài làm ruộng nước với những kinh nghiệm hàng chục thế kỷ thì Sóc Phnom –Pi còn có nghề dệt vải tơ tằm, làm xe bò kéo, nấu rượu Thốt Nốt. Độc đáo và mang tính cổ truyền nhất là nghề làm gốm, sản phẩm gốm Phnom – Pi ra đời đã đưa Châu Lăng trở thành địa danh “có tiếng” trên bảng đồ làng nghề Việt Nam. Lịch sử địa phương đã ghi lại, cách nay hơn thế kỷ, ở Châu Lăng trên bến dưới thuyền, xe thồ, người gồng, người gánh, ghe cộ chất đầy nồi niêu… đã khơi gợi lại một thời kỳ “huy hoàng” của làng gốm Phnom – Pi.
Bà Néang Sa Na, Chủ tịch HTX gốm Châu lăng, huyện Tri Tôn cho biết: “20 tuổi là mẹ tôi biết làm, sinh tôi ra 13 tuổi tôi đã biết làm, đến nay tôi 53 tuổi. Tôi không có đất ruộng, có nghề này cũng ổn định, khỏi đi làm mướn. Vừa trông coi con cháu vừa làm gốm”.
Theo bà Bà Néang Sa Na, nghề gốm ở đây chẳng biết ra đời từ khi nào, từ thời cha truyền con nối đến nay đã ngót 100 năm. Sản phẩm gốm Phnom – Pi chỉ là những vật dụng tầm thường, quanh chái chái bếp, như: cà ràng, nồi, ấm đất, choã, chum, vại, heo đất, khuôn bánh khọt… vậy mà nổi danh khăp bốn phương trời. Thời “hoàng kim” của nghề tính từ năm 2003 trở về trước. Khi đó, Phnom – Pi xôm tụ, mỗi nhà đều làm ra sản phẩm bán tại chỗ và đi theo những chuyến tàu để có mặt khắp Nam Bộ.
Thậm chí, gốm Phnom – Pi còn len lỏi đến tận vùng “nôi gốm” nổi tiếng như Kompong Chnang (Campuchia), chen vai cạnh tranh thị trường do “tự tin” bền chắc, mẫu mã đẹp. Thị trường cũng nghi nhận gốm Phnom – Pi ăn khách suốt nhiều thể kỷ: “Bà con ở đây làm mà người ta mua không kịp, mùa mưa cả xóm chạy ra trùm lò đốt. Ở đây chúng tôi làm toàn lò chụm than và chụm củi, nhưng chụm loại nào cũng tiết kiệm hết. Mỗi ngày người thợ cũng kiếm được 200.000 đồng. Ai đặt tôi làm không xuể là tôi chia lại cho chị em khác làm tiếp”.
Điểm khác biệt ở làng gốm này là tất cả sản phẩm đều được làm thủ công, sử dụng các công cụ đơn giản, tạo hình độc đáo theo tập tục sinh hoạt của người Khmer, có những họa tiết được khéo léo tạo nên từ đôi tay người thợ và độ bền của các sản phẩm gốm rất cao.
Theo sự phân công trong nghề, đàn ông thì đào đất, gánh đất, đốn củi, nung gốm... còn phụ nữ đảm nhận khâu làm gốm. Ngoài kỹ thuật “gia truyền”, tạo dáng bắt mắt, thì thế mạnh chủ yếu của gốm Phnom – Pi là ở chất đất và kỹ thuật nung.
Ông Châu Tral, ngụ xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn cho biết: “Đất phải đào khoảng 2m mới tới đất này để lấy lên xài. Nghề này cực khổ lắm, lấy đất, chở rơm, vác củi. Có nắng và gió thì 3 ngày làm xong 1 mẻ, còn thời tiết thất thường thì 7 ngày mới xong 1 mẻ”.
Đất làm gốm được khai thác ở dưới chân ngọn đồi Nam Quy, đây là một loại đất sét nhuyễn - mịn, là chất liệu duy nhất thích hợp cho gốm. Đất mang về được ủ một thời gian sau đó giã mịn, loại bỏ hết sạn. Sau khi đất được sàng lọc kỹ, người thợ trộn với nước theo một tỷ lệ mà chỉ có kinh nghiệm lâu năm mới điều hoà được nước và đất thích hợp sao cho đất dẻo mà không nhão, dính kết mà không khô.
Điểm đặc sắc trong nghề gốm Phnom – Pi là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Đơn thuần chỉ bằng tay với kinh nghiệm mang tính bẩm sinh. Sau khi nhào nặn công phu đất, người thợ đi vòng quanh vật nặn để đắp, bồi, xoa, vuốt. Thoạt đầu là tạo dáng cơ bản, sau đó chỉnh sửa uốn nắn cân đối hình dạng sau cùng là xoa mịn mướt bề mặt. T
rong sóc Phnom - Pi, hầu như nhà nào cũng nặn nồi, nặn lu, chum vại. Trẻ em đập tơi đất, thanh niên nhào nhuyễn, người kinh nghiệm thì nặn đồ vật. Hầu hết người đang nặn gốm ở trong sân hay sau vườn là phụ nữ. Họ làm chuyên cần, nhẫn nại và đặc biệt là rất ít nói.
Thỉnh thoảng nghe rõ tiếng bồm bộp, đắp vỗ vào eo bình của những bàn tay. Còn những ngón tay sần sùi gân guốc thì dẻo quánh xoa vuốt, lướt quanh miệng bình.
Sau khi hoàn thiện hình dáng, chuốt bóng mặt ngoài và in xong hoa văn, gốm mộc được đem phơi kỹ qua nhiều ngày nắng no rồi mới đưa vào nung. Người Khmer không xây lò. Hàng mộc được xếp lớp lớp trên sân hoặc khu đất phẳng trong vườn nhà , chất rơm đều trên bề mặt, nung cho đến “độ chín” rồi mới qua giai đoạn ủ.
Nếu theo quy trình công nghệ, mỗi giai đoạn được tính bằng giờ, lò nung được kiểm tra nhiệt độ, nhưng với làng gốm Châu Lăng, tất cả đều thông qua kinh nghiệm. Khi đã qua ủ, gốm hiện lên màu đỏ nhạt, nâu hoặc vàng đậm. Hàng thành phẩm không cần mang đi bán xa.
Các thương lái đã quen đường, quen chủ. Họ đến từng sân từng vườn và thường là mua cả lố, chuyên chở ra bến sông, xếp lên ghe. Từng ghe nặng nề nối đuôi nhau rời bến, đến với các chợ miền Tây lục tỉnh.
Nghề này nhộn nhịp nhất là vào những mùa nắng và những ngày cận Tết. Vào mùa mưa vùng Bảy Núi, người dân sẽ hạn chế hoặc tạm ngưng sản xuất. Giá mỗi chiếc cà ràng cũng dao động từ 25.000 đồng đến hơn 100.000 đồng tùy loại lớn, nhỏ.
"Đời em làm nghề này 3 đời, từ đời ông nội tới đời ba và giờ tới em. Lúc trước bán cả 1.000 cái/năm. Nhưng thời gian gần đây số lượng giảm xuống còn 4.000 cái/năm thôi"
"Tổ hợp tác của mình làm ra lò rồi tiêu thụ cho vựa, vựa mới bổ xuống ghe để đi tiêu thụ ở Cà Mau, Năm Căn…"
"Hiện giờ sản phẩm này chỉ bán cho vùng miệt dưới, chứ hiện giờ người ta xàu bếp ga không à"
Nghề nào rồi cũng có lúc hưng, lúc mạt, nghề gốm cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khi bếp điện, bếp gas trở nên phổ biến thì người mua bếp lò cũng thưa dần, làng gốm Châu Lăng trở nên quạnh quẽ. Người gắn bó với nghề chỉ còn phụ nữ, các cụ già, họ chỉ làm khi công việc nông nhàn.
Nguyên nhân là do gốm làm ra không có thị trường tiêu thụ, giá mỗi mặt hàng lại quá rẻ, thu nhập không ổn định và nguồn tài nguyên đất cũng đã cạn kiệt dần. Nếu trước đây toàn xã Châu Lăng có tới 400 hộ làm gốm thì nay chỉ còn chưa tới 40 hộ theo nghề.
Ngày nay, với sự phổ biến của bếp từ, bếp điện, bếp gas, đã khiến cho các sản phẩm gốm của làng nghề truyền thống Phnom - Pi không còn được phát triển như trước đây.
Chính vì thế, việc giữ gìn được nghề truyền thống đến ngày hôm nay là một điều đáng trân quý, như giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của đồng bào Khmer.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.