Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây là Diễn đàn được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay với mục tiêu tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, đóng góp, hiến kế để hiện thực hoá “Chiến lược tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn thành phố đến năm 2030”, đặt mục tiêu đưa nền kinh tế. TP.HCM trở thành nền kinh tế xanh, một đô thị phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ: “TP.HCM cùng với nhiều đô thị lớn trên thế giới đã chứng kiến rõ ràng những tác động của biến đổi khí hậu cùng với những bất cập, thiếu đồng bộ cần được giải quyết đã thúc giục chúng ta phải gắn kết chặt chẽ, hành động mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa để ứng phó.
Chúng tôi nhận thức rằng sự phát triển kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu nữa nên đã chuyển hướng, kiến tạo một hành trình mới, hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn về tương lai bền vững”.
TPH.CM đã khẩn trương hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng TP trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, nghĩa tình, là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư.
Khung chiến lược xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số, đồng thời thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột đó là Phát triển nguồn lực xanh, xây dựng hạ tầng xanh, phát triển hành vi xanh, xác định ngành hoặc lĩnh vực tiên phong. Sau diễn đàn này, TP sẽ tiếp thu ý kiến, sớm hoàn thiện khung chiến lược và triển khai khung hành động với nhiệm vụ và mốc thời gian cụ thể.
Cũng tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao sáng kiến của Đảng bộ, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM trong việc tổ chức Diễn đàn kinh tế về Tăng trưởng xanh, nhằm chuyển hướng và tạo động lực mới cho nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững, đóng góp quan trọng về thực hiện cam kết và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.
“Hành động đòi hỏi sự tương tác, phối hợp ở nhiều mức độ, cấp độ từ Trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp tới người dân. Từ tinh thần đó tôi đề nghị các Bộ ngành liên quan lắng nghe, trao đổi các ý kiến từ các bài học kinh nghiệm, các đề xuất của doanh nghiệp theo chức năng thẩm quyền quy định pháp luật, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các tiêu chí xanh, các mô hình thử nghiệm. Trong đó với đặc thù về đô thị, quy mô dân số và tính năng động của nền kinh tế” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.
Để thực hiện được các cam kết quốc tế cũng như triển khai hiệu quả các chủ trương lớn về phát triển bền vững, chỉ có nỗ lực hay quyết tâm chính trị vẫn chưa đủ, mà cần sự thấu hiểu, ủng hộ và chung tay rộng rãi của người dân, sự sáng tạo và tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và địa phương, tính đồng bộ và hiệu quả của chính sách, đồng thời còn cần huy động một nguồn lực to lớn từ xã hội và các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
TP.HCM là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước.
Tuy vậy, đây cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất (57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước), về cơ bản nền kinh tế của Thành phố chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và chưa được xanh hóa; công tác bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ song còn nhiều vấn đề đặt ra, nhiều việc phải làm tích cực hơn.
Để Diễn đàn thực sự thành công, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung 3 vấn đề chính: Một, Diễn đàn là cơ hội trao đổi, học hỏi cùng tiến tới nhận thức chung để hành động. Hai, tận dụng tốt cơ hội kết nối và hợp tác. Ba, các hoạt động tiếp nối sau Diễn đàn.
Diễn đàn được coi như một khởi động; sau diễn đàn, những hành động diễn ra trong thực tế tiếp theo mới quyết định sự thành công. Trong đó, hành động đòi hỏi một sự tương tác, phối hợp ở nhiều mức độ, cấp độ từ TW đến địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân.
Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn sẽ có Nghi thức công bố và trao Tuyên bố chung về hợp tác giữa TP.HCM và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Đường sắt dừng chạy tàu qua cầu Long Biên để đảm bảo an toàn hành khách. Tàu sẽ đón, trả khách tại ga Gia Lâm.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội