Metro số 1 tạm dừng chạy tàu do thời tiết xấu
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Một số người cố tình vi phạm luật, một số khác lại không biết nơi nào có làn đường dành riêng cho xe rẽ phải, nơi nào làn đường đi chung cho các hướng, khiến giao thông lộn xộn, ồn ào, cảm giác khó chịu với cả người bấm lẫn người phải chịu đựng tiếng còi.
Hãy cùng VOV Giao thông trò chuyện với người tham gia giao thông về vấn đề này:
Xin chào anh, mời anh giới thiệu một chút về mình.
Mình là Nguyễn Trung Đức, hiện đang sinh sống và làm việc ở quận Hai Bà Trưng.
Khi đi qua các nút giao được phép rẽ phải khi đèn đỏ, anh thấy tình trạng giao thông thế nào?
Mình thấy cũng giống các nút giao khác thôi, vẫn có người thiếu ý thức vượt đèn đỏ, hoặc là dừng xe không đúng vạch kẻ, nhưng về cơ bản đa phần mọi người vẫn chấp hành đúng.
Tuy nhiên, có một vấn đề mình thấy là dường như nhiều người không phân biệt được: làn đường nào dành riêng cho phương tiện rẽ phải, làn đường nào đi chung cho cả xe rẽ phải và đi thẳng, dẫn đến tình trạng lộn xộn và bấm còi khá là bừa bãi.
Vâng, cụ thể tình trạng lộn xộn ấy như thế nào ạ?
Ví dụ, nếu mọi người để ý thì làn đường dành riêng cho xe rẽ phải kẻ vạch sơn mắt võng màu vàng rất dễ nhận biết, hoặc là có vạch sơn kẻ mũi tên duy nhất chỉ hướng sang phải.
Còn làn đi chung thì có vạch sơn kẻ chỉ mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ phải, hoặc nơi đường hẹp, chỉ có duy nhất một làn đường thì không có vạch sơn nào cả.
Mọi người có thể là không biết, hoặc cố tình vi phạm, dẫn đến hai trường hợp. Một là tại làn đường dành riêng cho xe rẽ phải, rất nhiều xe đi thẳng lại dừng ở đây. Rồi các xe ở đằng sau, muốn rẽ phải nhưng không rẽ được, họ bức xúc bấm còi inh ỏi.
Hai là ở làn đường đi chung. Người đi thẳng dừng lại trước đèn đỏ là đúng. Người đi sau muốn rẽ phải, không rẽ được, họ dùng còi thúc ép người phía trước, bắt phải nhường đường. Như vậy là không đúng. Đèn đỏ anh được phép rẽ phải, nhưng anh không có quyền bắt người khác phải nhường đường cho anh nếu người ta đúng luật.
Vâng, cảm giác chắc hẳn không dễ chịu chút nào?
Đúng rồi, làm về mệt, tắc đường, mà còn phải chịu đựng tiếng còi, ô nhiễm tiếng ồn nữa thì ai cũng khó chịu. Hôm trước, mình đi qua ngã ba Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông, chỗ đó có đèn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ. Mình muốn rẽ trái, đèn đỏ thì mình dừng lại.
Đằng sau có một anh đi ô tô muốn rẽ phải, bấm còi theo kiểu rất thiếu văn hóa. Mình không nhường đường, vì chỉ có một làn đường thôi mà, nhường kiểu gì. Thế là anh ta hạ gương xuống chửi bới. Nếu không nhịn thì có xô xát rồi đấy, rất là bực mình.
Theo anh thì cơ quan quản lý nên có giải pháp gì để tránh những xung đột như vậy?
NV: Đầu tiên là phải tuyên truyền mạnh hơn nữa để mọi người biết về luật giao thông nói chung và phân biệt các làn đường nói riêng. Cách tuyên truyền cũng phải đổi mới thì mới hiệu quả. Ví dụ, cơ quan chức năng có thể đăng bài trên những fanpage lớn, nhiều người theo dõi, như Beat chẳng hạn. Họ viết rất hóm hỉnh, dễ tiếp nhận, như vậy lượng người đọc sẽ nhiều hơn và nắm bắt được luật nhiều hơn.
Thứ hai, mình nghĩ là tại những nút giao nhỏ, không bố trí được làn đường riêng cho xe rẽ phải, thì không nên cho phép đèn đỏ được rẽ phải, để tránh gây ra xung đột.
Thứ ba, lực lượng chức năng phải xử lý nghiêm phương tiện dừng sai làn, và xử lý người bấm còi bừa bãi. Thực tế, mình thấy biển báo cấm bấm còi là một trong những biển báo “vô hình” nhất, chẳng mấy khi thấy ai bị xử phạt vì bấm còi sai quy định cả, trong khi thành phố này vốn đã quá ồn ào rồi.
Cảm ơn anh rất nhiều với những chia sẻ cùng VOV Giao thông!
Bên cạnh việc xử lý vi phạm và tổ chức giao thông hợp lý hơn từ phía các cơ quan chức năng, để tránh tình trạng lộn xộn tại các nút giao được phép rẽ phải khi đèn đỏ, người tham gia giao thông cần đi và dừng đúng làn đường quy định; cân nhắc, xem xét kỹ thực tế trước khi bấm còi; và đừng quên, còi xe là để xin đường, cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp, chứ không phải để thúc ép hay trút giận.
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Theo quy định mới, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) ... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu Chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của Việt Nam.
Ngay trong quý I năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của 5 quận, các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để thực hiện kế hoạch phân loại rác tại nguồn.
Ngoài hỗ trợ về vật chất, lực lượng chức năng địa phương đã huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.
Nằm giữa lòng Hà Nội, cửa hàng làm bút lông thủ công trên phố Thuốc Bắc vẫn còn giữ được những nét xưa cũ. Thời xưa khi xã hội dùng nhiều bút lông, đây cũng từng là một nghề giúp thị dân giàu có. Qua biến thiên thời gian, nghề làm bút lông thủ công ngày nay ở phố cổ như thế nào?
Sau 15 tháng thi công 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi thì dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành được 83% tổng khối lượng thi công, đến thời điểm này các mốc tiến độ đề ra đều hoàn thành hoặc sớm hơn kế hoạch.