Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Để trẻ em có sân chơi hè bổ ích

Thanh Phê: Thứ ba 04/06/2024, 11:18 (GMT+7)

Trong thời gian nghỉ hè. Các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức và thể chất. Vì vậy, việc tìm sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em trong dịp hè được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, nhất là phụ huynh ở vùng nông thôn.

Dù đã có nhiều cảnh báo nhưng thời gian gần đây ở cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đuối nước thương tâm, làm nhiều trẻ em tử vong. Đơn cử như tại tỉnh Vĩnh Long, một bé trai (SN 2004, huyện Long Hồ) tử vong do đuối nước khi đang tắm sông ở gần bờ kè cách đây ít ngày.

Tại TP Cần Thơ, một vụ đuối nước thương tâm làm 2 anh em trong một gia đình tử vong xảy ra mới đây, ở khu vực bờ kè sông Cần Thơ, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Được biết, hai bé men theo bậc thang của bờ kè xuống khu vực bến thuyền chơi, nhưng không may bị rơi xuống sông.

Các trường hợp vừa nêu như một lời cảnh báo về nguy cơ đuối nước đối với học sinh, trẻ nhỏ khi bước vào mùa hè. Bởi thực tế, dù sinh sống ở vùng sông nước miền Tây, thế nhưng không phải em nào cũng biết bơi lội và được dạy các kỹ năng một cách bài bản.

Nhận thấy việc dạy bơi cho trẻ là điều cần thiết, lớp phổ cập bơi miễn phí cho trên 20 trẻ em ở trong và ngoài xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã khai giảng cách đây ít hôm. Lớp do cô Trần Thị Kim Thia hay còn gọi là bà Sáu Thia, hướng dẫn. Các em được cô Sáu Thia hướng dẫn những kỹ năng cơ bản về bơi lội và cách xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp trong khi bơi, qua đó giúp các em nắm những kỹ năng bơi cơ bản nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho cho các em trong dịp hè.

Cô Trần Thị Kim Thia, bộc bạch: Bây giờ từ 6 tuổi đến 15 tuổi nhiều em không biết lội, sợ nó trượt chân rồi chết đuối. Nên từ đó tôi cố gắng dạy trẻ tập bơi lội. Khó khăn cách mấy cũng phải cố gắng, làm vì trẻ em mà. Còn một hơi thở cuối cùng vẫn dạy. Kiểm tra mà em nào lội đúng là cho “tốt nghiệp” còn em nào lội chưa đúng thì tôi cho qua lớp khác để tiếp tục dạy đến khi nào biết bơi lội.

Bà Sáu Thia cần mẫn dạy bơi cho trẻ em nông thôn suốt hơn 20 năm qua (Ảnh: Báo Người Lao động)

Bà Sáu Thia cần mẫn dạy bơi cho trẻ em nông thôn suốt hơn 20 năm qua (Ảnh: Báo Người Lao động)

Sống ở vùng kênh rạch chằng chịt, nên những lớp dạy bơi của bà Sáu Thia đã giúp cho trẻ biết bơi để bảo vệ mình và những gia đình cũng nhẹ gánh lo thường trực. Hơn 20 năm qua, cô Trần Thị Kim Thia đã cần mẫn dạy bơi miễn phí cho trên 5.000 trẻ nhỏ ở trong và ngoài xã...

Bên cạnh các lớp năng khiếu, các chương trình sinh hoạt Hè, các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể thao, nhiều phụ huynh cũng lựa chọn các khu vui chơi, các điểm vui chơi để các em trải nghiệm, khám phá trong những ngày Hè. Suốt cả tuần bận rộn với công việc, cuối tuần là khoảng thời gian chị Hồng Loan cố gắng dành trọn cho con gái của mình, nhất là dịp hè này để con gái được vui chơi, có những kỷ niệm đẹp tuổi thơ.

Chị Loan nói: Cuối tuần thì mình hay dẫn bé đi bơi, hoặc là đi ra các công viên để bé chơi những trò chơi vận động ở ngoài công viên, cho bé có sức khỏe và tình cảm mẹ con gần gũi nhau hơn. Nguyên một tuần mình đã bận rộn rồi, không quan tâm được đến con nhiều nên bây giờ mình phải cho bé tiếp xúc với thiên nhiên chứ không bé ở nhà chỉ coi điện thoại với TV hoài thì ảnh hưởng tới bé rất là lớn.

Thực tế cho thấy, bước vào kỳ nghỉ hè, nhu cầu vui chơi, vận động của thanh thiếu nhi rất lớn. Đối với những địa bàn xa, gia đình khó khăn điều kiện tiếp cận với các sân chơi dịp hè là điều xa xỉ với các em ở khu vực nông thôn. Thầy Võ Minh Khánh, Trường Tiểu học Vĩnh Trung 3, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Trong quá trình dạy học cũng lồng ghép vô trong những tiết học những bài học có liên quan đều lồng ghép vô như bạo lực học đường, rồi tránh đuối nước cho trẻ vv…

Ở nơi vùng quê nên cũng không có điều kiện tổ chức các lớp, các câu lạc bộ cho học sinh sinh hoạt mà tập trung ở các vùng thành thị là đa số. Ở nông thôn học sinh chủ yếu học xong về chơi với ruộng vườn rất là thiệt thòi. Mình không có kinh phí, chủ yếu anh em giáo viên vận động nhau, bỏ tiền ra làm không hà cho nên nó cũng không duy trì được lâu dài.

Hè là dịp đặc biệt quan trọng để giúp cho trẻ tái tạo lại những năng lượng để chào đón cho một năm học mới, trong dịp hè cũng là thời gian để trẻ có thể tham gia những hoạt động giúp trẻ tăng cường về thể chất, cũng như có thể học thêm những kiến thức về kỹ năng sống. Rèn luyện những ý chí, nghị lực trong cuộc sống và điều thật sự quan trọng chính là cha mẹ sẽ cùng bàn luận với trẻ để xem thật sự trẻ yêu thích những điều gì, trẻ đang cần bổ sung những khiếm khuyết, những thiếu sót nào để chúng ta cùng định hướng và đăng ký cho trẻ để tham gia.

Tiến sĩ Tâm lý Đào Lê Hòa An, chia sẻ: Hiện nay chúng tôi thấy rằng có rất nhiều chương trình hè để giúp cho trẻ về ý chí, nghị lực, về sức khoẻ, niềm tin. Ví dụ như những chương trình học kỳ quân đội được tổ chức ở các tỉnh, thành. Ở nhà thiếu nhi, nhà văn hoá thanh niên cũng có những khoá học về kỹ năng sống để giúp trẻ tự tin hơn hoặc gia tăng những kiến thức về kỹ năng sống, như kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng ứng phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống, tuỳ vào sự phát triển, định hướng cũng như nhu cầu, sở thích của trẻ thì quý phụ huynh có thể cùng trẻ có thể tìm kiếm những mô hình, những sân chơi, hoạt động thật sự là phù hợp và bổ ích cho chính đứa trẻ.

Vậy hãy tận dụng tuỳ vào những hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình chúng ta sẽ có thể thiết kế những hoạt động thật sự phù hợp giúp cho trẻ có mùa hè thật sự bổ ích, ý nghĩa.

Việc tạo ra những sân chơi ngày hè đúng nghĩa sẽ giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Có như vậy, những ngày hè của các em mới thực sự có ý nghĩa.

Bà Sáu Thia tâm niệm, còn sức khỏe thì tiếp tục dạy bơi cho các em

Bà Sáu Thia tâm niệm, còn sức khỏe thì tiếp tục dạy bơi cho các em

 

Mùa hè là thời điểm nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ tăng cao. Không phải đến trường, nhiều trẻ được gia đình gửi về quê hoặc được phụ huynh tìm cho các sân chơi, các câu lạc bộ hữu ích trong thời gian này. Vậy nên, làm sao để trẻ có sân chơi an toàn, phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng nhóm tuổi là mong muốn của không chỉ các bậc phụ huynh mà là mối quan tâm của toàn xã hội.

Đáp ứng nhu cầu đó, cùng với các lớp học năng khiếu, điểm vui chơi dành cho trẻ em với đa dạng các loại dịch vụ, góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển kỹ năng cho trẻ đã ra đời. Bởi xã hội ngày càng phát triển, thì đi cùng với đó nhu cầu sân chơi mang tính chất giải trí, rèn luyện kỹ năng sống càng cần thiết đối với thiếu nhi.

Nếu không có không gian chơi lý tưởng và tham gia các hoạt động bổ ích, trẻ sẽ vùi mình vào điện thoại, máy tính bảng hay những trò chơi mang tính bạo lực hoặc các hoạt động nguy hiểm. Vì lẽ đó, cần nhiều hơn những hành động thiết thực từ các cơ quan chức năng để có được những sân chơi vui, khỏe, an toàn cho trẻ mỗi khi mùa hè về.

Trên thực tế, tại các tỉnh ĐBSCL, các điểm vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em mặc dù có đầu tư nhưng chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở các khu vực trung tâm các địa phương. Với những địa bàn có điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc tiếp cận với các hoạt động này đối với các em nhỏ còn lắm rào cản, đó là về điều kiện đi lại và một số phụ huynh vì cơm áo gạo tiền nên chưa dành thời gian để đưa các em đến các điểm vui chơi, lớp kỹ năng.

Để từng bước giải bài toán sân chơi cho trẻ em trong dịp hè, các địa phương cần sớm có kế hoạch duy tu, tôn tạo, xây dựng mới các điểm vui chơi an toàn, thân thiện đối với trẻ. Căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức các hoạt động với nội dung bổ ích, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp nhu cầu của trẻ.

Ngoài ra, trong mùa hè là thời điểm giúp cho trẻ và gia đình có sự gắn kết, cha mẹ cũng có thời gian gần gũi và hiểu con nhiều hơn và ngược lại con cũng hiểu cha mẹ, vì vậy các bậc phụ huynh cần dành thời gian cho con cái nhiều hơn hoặc tổ chức những hoạt động cùng nhau hay đi du lịch…

Những kiến thức, kỹ năng và hoạt động ý nghĩa sẽ giúp các em có chơi lành mạnh, bổ ích, tránh xa những cám dỗ tiêu cực, trò chơi nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như sự phát triển tâm hồn và trí tuệ của trẻ em, đồng thời giảm nguy cơ thương tích từ những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.