Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ kinh tế xã hội được giao thì TP.HCM cũng đang rất khẩn trương để hoàn thành bản điều chỉnh quy hoạch chung của mình. Đây được xem là 1 nhiệm vụ quan trọng để giúp TP.HCM trở thành một siêu đô thị với mức tăng trưởng 2 con số, là đầu mối giao thông, là trung tâm logistics, là nơi hội tụ bản sắc văn hoá vùng miền với điểm nhấn là con sông Sài Gòn thi vị.
Dù mới ở giai đoạn giữa kỳ và cần hoàn thiện nhiều hơn, song bản điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM lần này đã cơ bản tìm được lời giải cho những bài toán hóc búa lâu nay. Qua đó hướng đến sự đột phá trong tăng trưởng, bảo tồn các giá trị truyền thống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Điều mà nhiều người quan tâm chính là TP.HCM sẽ làm gì để hiện thực hoá được bản điều chỉnh quy hoạch chung này, hay nói cách khác là làm sao đưa những nội dung trong quy hoạch vào thực tiễn càng nhiều càng tốt, hạn chế thấp nhất tình trạng quy hoạch “treo” hay cài cắm lợi ích nhóm sau mỗi lần điều chỉnh quy hoạch.
Để làm được vậy, TP.HCM cần xây dựng một bản kế hoạch thực hiện với từng đầu việc, mốc thời gian hoàn thành cụ thể. Song song đó là cơ chế giám sát, đôn đốc thường xuyên để đảm bảo thực hiện đúng chất lượng và tiến độ của quy hoạch. Trong quá trình đó triệt để áp dụng yếu tố công nghệ hay phát huy tối đa tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức.
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch không phải là việc một sớm một chiều mà là cả một quá trình kéo dài nhiều thập kỷ, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều trong quá trình triển khai cũng như những tác động nhất định đến đời sống của người dân.
Vì thế, người làm quy hoạch nói riêng và bộ máy chính quyền TP.HCM cần vững tâm với mục tiêu vì sự phát triển chung của thành phố, chỉ có vậy thì đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM mới có thể đi vào thực tiễn, giao diện của đô thị mới có cơ hội được thay đổi.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…