Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Để mai đây ĐBSCL vươn ra biển

Kim Loan: Thứ năm 03/11/2022, 19:51 (GMT+7)

Từ xa xưa, khai thác và chế biến hải sản luôn là thế mạnh của các địa phương ven biển ĐBSCL. Thời gian qua các tỉnh thành trong khu vực đã có nhiều chủ trương, giải pháp để đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa những lợi thế này.

Nhiều năm qua, tại vùng ven biển và các bãi bồi cửa sông thuộc địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã xuất hiện nhiều bãi nghêu và sò huyết giống với trữ lượng lớn. Tận dụng ưu đãi của biển cả, nhiều hợp tác xã thủy sản đã ăn nên làm ra, đời sống xã viên thoát nghèo nhờ biển.

Hợp tác xã Đồng Tiến là 1 trong 5 HTX điển hình tiên tiến của tỉnh Bạc Liêu, rất thành công trong kĩ thuật nuôi nghêu thịt trên diện tích 900 hecta, cho doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, nhiều diện tích nghêu của HTX Đồng Tiến đang đến kỳ thu hoạch, trung bình mỗi lao động có thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng/ngày, mùa cao điểm tăng lên từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày.

Ông Trần Út – Xã viên HTX nuôi nghêu Đồng Tiến, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình cho biết: Hợp tác xã giúp cho đủ ăn đủ xài, đủ sống. Bây giờ nhà tôi 4 người thì đi làm hết cũng có thu nhập. 2 đưa con nó hợp sức với cha mẹ thì một ngày kiếm được 400 – 500 – 600 ngàn/người đó.

Vùng biển ĐBSCL có vị thế quan trọng khi cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng. Đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước hằng năm. Bên cạnh nguồn lợi hải sản trời phú cá –tôm – nhuyễn thể… thì chủ động khai thác hải sản nhờ vào nước biển cũng là hướng đi mới và đột phá mà Kiên Giang là tỉnh dẫn đầu. 

Empty

Mặc dù sở hữu sảng lượng đánh bắt đạt 500.000 tấn/năm nhưng Kiên giang vẫn tận dụng tối đa ưu thế nước biển để kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển nghề “nuôi biển” theo hướng hiện đại. Toàn tỉnh Kiên Giang có 3.612 lồng nuôi cá bóp, cá mú, cá chim vây vàng, cá hồng mỹ. Sản lượng thu hoạch trên 3.000 tấn, tập trung quanh huyện Kiên Hải, Phú Quốc, Kiên Lương và TP Hà Tiên.

Việc kêu gọi đầu tư “nuôi biển” công nghệ cao vừa kiểm soát môi trường, tăng sản lượng, giảm hao hụt do thiên tai và kéo theo chuỗi du lịch trải nghiệm, thúc đẩy nghề “nuôi biển” của Kiên Giang thành ngành kinh tế biển có giá trị gia tăng cao.

Ông Lê Quốc Anh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Ngoài đa dạng về sinh học thì Kiên Giang là một vùng biển được che chắn bởi các vịnh, yếu tố khí hậu, bão tố gần như rất ít. Nên chúng ta có một hệ sinh thái hết sức đa dạng từ biển để du lịch đến biển để nuôi trồng… rất là hiếm. Rõ ràng ta có không gian biển rộng lớn và tiềm năng, chúng ta sẽ biến tiềm năng đó thành lợi thế, phải hành động vùng biển không mãi mãi là tiềm năng.

Khai thác nguồn năng lượng điện gió cũng đang là xu hướng và thu hút nhiều nhà đầu tư đổ bộ vào khắp các tỉnh ven biển từ: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Nhà máy điện gió Bạc Liêu là nhà máy có công suất lớn nhất trong số 4 dự án điện gió đang hoạt động thương mại tại Việt Nam. Ở Cà Mau, các nhà đầu tư đề xuất trên 20 dự án điện gió, với tổng công suất 8.480MW và đã được tỉnh đồng ý đưa 7 dự án vào tiếp cận nghiên cứu.

Còn Sóc Trăng thì đã được TW chấp thuận bổ sung quy hoạch 20 dự án điện gió, đang trong tiến độ triển khai, đến năm 2023 sẽ vận hành. Riêng Bến Tre, từ nay đến năm 2030 được Bộ Công Thương phê duyệt về phát triển điện gió ở vùng đất liền ven biển và vùng bãi bồi với diện tích 39.320 hecta. 

Empty

Bên cạnh những chiến lược đang được khai thác thì vùng biển ĐBSCL còn các khối tiềm năng đang khơi mào cho “cuộc đua” xây dựng cảng biển nước sâu để khai thác tối đa giá trị của ngành vận tải biển. Mới đây, cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đã được đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Bộ GTVT cho biết sẽ nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển bến cảng Trần Đề phục vụ cho ĐBSCL. Mặc dù cảng Trần Đề còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả nhưng theo lý giải của Kĩ Sư Doãn Mạnh Dũng, Nguyên Chủ Tịch – tổng thư kí Hội Khoa học kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM thì Trần Đề có ưu thế hơn hẳn các địa phương khác:

- Thị trường của cảng Trần Đề cực kì lớn, ta nhớ rằng ĐBSCL vận tải chính là đường sông, mà vận tải bằng đường sông thì giá cực kì rẻ. Đồng thời thị trường không chỉ của riêng ĐBSCL mà lên tận Phôm – Pênh của Campuchia. Từ trước năm 1975 thì chúng ta đã có tàu 2 ngàn tấn từ ĐBSCL lên được Phôm Pênh mà. Cho nên khi cảng Trần Đề hình thành thì thị trường không chỉ của riêng ĐBSCL mà có cả thị trường Đông Bắc Campuchia.

Trước Trần Đề, Trà Vinh cũng ngỏ ý mong muốn được xây dựng cảng nước sâu. Theo phân tích của Trà Vinh, khu bến cảng tổng hợp Định An với thiết kế gồm 3 bến cảng, có khả năng tiếp nhận tàu container, tàu hàng hóa từ 30.000 tấn đầy tải đến 50.000 tấn giảm tải.

Đây chính là điểm thuận lợi để nâng cấp cảng Định An thành cảng nước sâu với công suất tới 100.000 - 160.000 tấn, đưa tỉnh trở thành trung tâm năng lượng, cảng biển lớn của khu vực.

Ông Phạm Anh Tuấn – Giám đốc công ty cổ phần thiết kế cảng – kỹ thuật biển Portcoast cho rằng: Chúng ta đã có 20 nghiên cứu, nếu phát triển cảng ngoài khơi, cảng nổi, cảng cứng thì nó rất khó khả thi. Trong khi khu vực Duyên Hải lại là lý tưởng. Chúng ta đã có sơ sở bề cảng trên 540 hecta mặt nước thì chúng ta nên tận dụng để coi là cảng đầu mối. Cộng với lợi thế ta có 2 con sông Tiền và sông Hậu kẹp giữa duyên hải sẽ cho phép chúng ta có một hệ thống vận tải đường thủy để gom hàng và đưa cảng Định An trở thành cảng nước sâu lớn nhất ĐBSCL.

Cà Mau cũng từng lập dự án kêu gọi đầu tư xây dựng cảng nước sâu Hòn Khoai là cảng biển trung chuyển quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 250.000 tấn, năng lực thông qua cảng 40 triệu tấn/năm. Dự án này từng được đưa ra từ năm 2012, thậm chí đã có thông tin nhà đầu tư ngỏ ý bỏ 2,5 tỉ USD để xây cảng.

Thu “đậm” nhất là dịch vụ du lịch vùng ven biển hải đảo. Các dự án du lịch chất lượng cao đã và đang được đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác ở thành phố Phú Quốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế-xã hội ở Phú Quốc một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó vùng biển Hà Tiên, Ba Động, Hòn Đá Bạc… cũng đang được kêu gọi đầu tư để phát triển ngành “công nghiệp không khói” lấy lợi thế từ biển. 

Empty


Để mai đây đồng bằng vươn ra biển

Trong 10 năm qua, vùng ĐBSCL đã đạt được những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế biển. Rõ ràng, du lịch đảo, khai thác và nuôi trồng hải sản, sản xuất năng lượng tái tạo mới ven biển và trên biển đang có những bước đi thành công. Nhưng để vùng biển ĐBSCL “vươn ra biển lớn” thì ắt hẳn phải xem xét cũng như triển khai nhiều chiến lược phù hợp trong khai thác những tiềm năng đang “ngủ quên” dưới đáy đại dương.

Trước tiên là phải tiếp tục kêu gọi nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực kinh tế -xã hội – môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa và tạo bước đột phá. Thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắt bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đồng thời thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương, hiện đại hóa doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển.

Trong đó, cần thúc đẩy phát triển nhanh một số ngành lĩnh vực kinh tế biển, như: Dịch vụ cảng biển quốc tế, vận tải biển viễn dương, hiện đại hóa và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp đóng sửa tàu biển, phát triển du lịch đảo và du lịch trên biển, nuôi trồng hải sản vùng xa bờ và sản xuất năng lượng tái tạo mới ven biển. 

Có người ắt sẽ có chợ, việc xây dựng chuỗi “đô thị ven biển” và chuỗi “đô thị đảo” cũng là cách mở rộng không gian biển. Khi đó các tiểu khu kinh tế tập trung ắt sẽ hình thành. Tạo nên một mối liên kết về mặt kinh tế - giao thương mạnh mẽ trên vùng biển ĐBSCL.

Thứ hai, cần nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại trong điều tra cơ bản, quản lý, giám sát, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Phòng tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo. Quan trắc, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.

Cần huy động cộng đồng tham gia vào việc kiên cố hóa đê điều, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tạo hành lang bảo vệ đê biển. Tổ chức các tổ đoàn kết, hợp tác xã vận tải trên biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản… để có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất ứng phó với bão tố.

Và tất nhiên, để đồng bằng vươn ra biển lớn, hướng biển để làm giàu, chính quyền các địa phương cũng cần chú trọng cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển và trên đảo để người dân vừa là công dân bám biển, gìn giữ chủ quyền vừa sống được với nghề biển.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.