Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Long An là tỉnh nằm ngay cửa ngõ lưu thông từ TPH.CM về Miền Tây. Theo nhận định của Phòng CSGT Công an tỉnh Long An, dịp lễ 2/9, người dân lưu thông trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ N2 và tuyến Quốc lộ 62 về miền Tây sẽ gia tăng đột biến, tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông. Chính vì vậy, Phòng CSGT công an tỉnh Long An đã chủ động tham mưu cho Công an tỉnh ban hành kế hoạch đảm bảo TTATGT.
Thượng tá Trần Minh Hoàng - Trưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh Long An cho biết, sẽ tập trung tối đa lực lượng CSGT để tổ chức tuần tra, kiểm soát, phân luồng đảm bảo TTATGT trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm, đặc biệt tại các nút giao có nguy cơ xung đột giao thông cao như ngã tư Long Kim, ngã tư Bình Nhật; tuyến Quốc lộ N2 qua địa bàn Đức Hòa; tuyến Quốc lộ 62 qua khu vực huyện Thạnh Hóa và Tân Thạnh.
"Chỉ đạo lực lượng CSGT các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để phân luồng, điều tiết giao thông trên các tuyến trọng điểm, các khu cụm công nghiệp, đặc biệt là các tuyến Quốc lộ, cũng như các tuyến đường kết nối với TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Kiên quyết không để xảy ra ùn tắc giao thông phức tạp, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân", Thượng tá Trần Minh Hoàng cho biết.
Tương tự, để đảm bảo xe cộ lưu thông an toàn, Công an tỉnh Tiền Giang cũng đã lên kế hoạch phối hợp Sở GTVT trong điều hòa giao thông. Trong đó, Công an tỉnh sẽ thành lập 23 tổ công tác túc trực phân luồng, điều tiết giao thông trên tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 và các tuyến đường dẫn vào cao tốc. Trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài trên tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 60 Phòng CSGT tỉnh Tiền Giang sẽ phối hợp với lực lượng CSGT các tỉnh lân cận đề điều tiết, phân luồng phương tiện từ xa, giúp người dân đi lại được dễ dàng hơn.
Trung tá Lê Anh Tuấn- Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông- phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết: "Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang đã chủ động xây dựng phương án để phân luồng, phân tuyến, bố trí lực lượng ở các nút giao đặc biệt là cầu Rạch Miễu để phân luồng. Phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh Bến Tre tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi lại.
Khuyến cáo bà con khi đến khu vực ùn tắc giao thông cố gắng theo dõi các thông tin để biết được khu vực dễ ùn tắc giao thông để chọn tuyến đi phù hợp nhất. Đặc biệt khi ùn tắc giao thông cầu Rạch Miễu đề nghị bà con nên đi tuyến phà Rạch Miễu để giáp áp lực cho tuyến Quốc lộ 60 qua cầu Rạch Miễu."
Còn tại trung tâm đô thị Cần Thơ, dự báo mật độ phương tiện cũng sẽ gia tăng đột biến do du khách đổ về các điểm du lịch để tham quan, nghỉ dưỡng. Nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, Ban ATGT TP cũng đã có văn bản yêu cầu lực lượng công an sẵn sàng các phương án đảm bảo giao thông; phân công lực lượng trực tại khu vực cửa ngõ như nút giao IC3, nút giao IC4, khu vực sân bay, bến tàu, phà để kịp thời điều tiết, phân luồng phương tiện. Ngoài ra, ngành chức năng sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải ở các điểm du lịch trên sông nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho du khách.
Ông Mai Minh Ngoan- Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Cần Thơ thông tin thêm:"Khu vực chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều thường xuyên cử lực lượng để tuần tra, kiểm soát đảm bảo việc lưu thông đường thủy. Những khu vực tổ chức hoạt động vui chơi giải trí như khu du lịch Cồn Sơn sẽ được kiểm soát về vận tải. Kiểm tra các phương tiện đưa dón khách ngang sông. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện, cũng như hành khách không mặc áo phao sẽ bị xử lý nghiêm."
Trong khi đó, đối với giao thông đường thủy, các bến phà cũng đã lên kế hoạch tăng cường thêm hàng trăm chuyến phà để vận chuyển hàng khách vượt sông. Ghi nhận tại An Giang, Công ty Cổ phần Phà An Giang cho biết, dịp lễ này, công ty sẽ bố trí 38 chiếc phà có trọng tải từ 30 tấn đến 200 tấn phục vụ hành khách vượt sông ở 9 bến đơn vị quản lý gồm phà Vàm Cống; Châu Giang; Tân Châu; Năng Gù; Thuận Giang; Trà Ôn; Mương Ranh; An Hoà và phà Ô Môi.
Còn cụm phà Vàm Cống, ông Lê Văn Mười- Giám đốc Cụm phà Vàm Cống cũng cho biết, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ, Cụm phà đã có văn bản yêu cầu các xí nghiệp phà gồm Đình Khao, Đại Ngãi, Kênh Tắt và phà Láng Sắt tăng cường thêm phương tiện. Đồng thời tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng bến bãi, phương tiện để đảm bảo an toàn trong quá trình phục vụ. Ở bộ phận bán vé sẽ bố trí nhân viên làm tăng ca. Đặc biệt, khi lưu lượng phương tiện đổ về đông sẽ tổ chức bán vé lưu động cho các tài xế nhằm giảm ùn tắc.
Ông Lê Văn Mười- Giám đốc Cụm phà Vàm Cống cho biết:"Chỉ đạo các phòng bán vé tăng người để đảm bảo công tác phục vụ hành khách. Rồi tăng chuyến, bến phà Đại Nghãi bình thường hoạt động mỗi nhánh sông 3 phà, còn dịp lễ hoạt động 4 tổ phà. Thời điểm từ 8h đến 11h, buổi chiều từ 15h đến 18h, lưu lượng rất đông. Chúng ta qua phà những ngày cao điểm nên tính toán giờ làm sao hạn chế giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc."
Ghi nhận ở bến phà Đình Khao, thời điểm này mọi công tác phục vụ hành khách đi lại dịp lễ đã được đơn vị quản lý bến hoàn tất; kế hoạch tăng ca, tăng chuyến đã được bố trí đầy đủ. Theo nhận định của bến phà Đình Khao, qua theo dõi ở các kỳ nghỉ lễ trước, lượng khách qua bến dịp lễ 2/9 dự báo sẽ tăng khoảng 20% so với ngày thường. Để đảm bảo phương tiện phục vụ hành khách, bến phà Đình Khao sẽ tăng cường hoạt động thêm 1 chiếc phà loại 100 tấn.
Ông Lê Hoàng Thông - Bến trưởng bến phà Đình Khao cho biết: "Về phương tiện chúng tôi triển khai 5 phà gồm 2 phà 200 và 3 phà 100, tăng so với ngày thường là 1 phà. Về ATTT, bến phà phối hợp với CSGT và lực chức năng 2 đầu bến để đảm bảo TTAT. Nếu như có ùn tắc, xe ô tô đi Quốc lộ 1, hoặc đi theo Quốc lộ 57, nối dài Quốc lộ 53. Còn xe máy thì đi bến phà An Bình."
Thực tế, bên cạnh những nỗ lực của các ngành chức năng, thì ý thức tự giác chấp hành nghiêm luật giao thông của người dân khi lưu thông trên đường vẫn là yếu tố quan trọng nhất để hạn chế tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. Hy vọng rằng, với sự chung tay của cơ quan chức năng và người dân, năm nay lộ trình về quê chơi lễ, du lịch của người dân sẽ được thuận lợi và an toàn.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.
Đường sắt dừng chạy tàu qua cầu Long Biên để đảm bảo an toàn hành khách. Tàu sẽ đón, trả khách tại ga Gia Lâm.