Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Đầu vụ Đông Xuân: Lại lo giá vật tư nông nghiệp

Tuấn Triều: Thứ năm 24/11/2022, 09:35 (GMT+7)

Nông dân các tỉnh, thành vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất lúa Đông Xuân 2022 - 2023 với nhiều khó khăn, nhất là giá phân bón cùng nhiều loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đã tăng cao thời gian qua và dự báo ít có khả năng giảm mạnh thời gian tới

Hiện nay, dù giá xăng dầu có giảm nhưng giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn ở mức cao, trong khi đầu ra của lúa gạo thường xuyên xuống thấp, nhất là lúc thu hoạch rộ… Điều này trở thành gánh nặng đối với nhà nông.

Chọn, mua lúa giống là một trong nhưng khâu quan trọng mà nông dân chuẩn bị cho vụ lúa này. Mặc dù không chiếm chi phí cao nhất cho cả vụ, nhưng giống lúa cũng tiêu của bà con một khoản không nhỏ. Thế nhưng, tình hình thời tiết đầu vụ mùa lại khiến cho bà con “than trời”.

Đơn cử như trường hợp của ông Sa Râm ở ấp Giồng Giữa A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Nhà ông có khoảng 1ha đất đang trồng lúa. Diện tích lúa xuống giống chưa bao lâu thì bị ngập úng, tiền mua lúa giống coi như mất trắng.

Ông Sa Râm cho biết: Lúa sạ lên gần cho phân rồi thì nó ngập từ đó đến nay luôn, đâu xổ nước ra được đâu, lúa thiệt hại 100%. Năm nay coi như thất bại.

Giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao (ảnh: danviet.vn)

Giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao (ảnh: danviet.vn)

Chi phí phân thuốc mới là vấn đề khiến các nhà nông lo lắng hơn cả. Theo ghi nhận tại các tỉnh, thành ĐBSCL, giá nhiều loại phân bón hóa học như Urê, DAP, Kali… tiếp tục tăng thêm từ 40.000-80.000 đồng/bao (50kg) và đang ở mức cao hơn gấp đôi so với hồi đầu năm và cùng kỳ năm trước.

Do giá nguyên liệu nhập khẩu và chi phí sản xuất đầu vào tăng, một số mặt “leo thang” tới 30 - 40%, tương đương mức tăng từ 10.000 - 50.000 đồng/chai hoặc gói. Hiện giá lúa giống, xăng dầu, giá thuê mướn nhân công và nhiều loại máy móc cơ giới phục sản xuất cũng tăng mạnh.

Bà Nguyễn Thị Hạnh – Nông dân ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ than thở: Nhà tôi vừa mua phân DAP với giá hơn 1,2 triệu/bao. Bây giờ bắt đầu vào vụ Đông Xuân, nên mua phân thuốc gì cũng mắc hơn trước. Tính chi phí sản xuất mỗi công lúa vụ này, chắc là chúng tôi phải bỏ ra số tiền lên tới 3 triệu đồng”.

Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang… giá các loại phân Urê (đạm) như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau và Urê Ninh Bình đã ở mức 900.000-950.000 đồng/bao, cao hơn cùng kỳ khoảng 10%.

Còn giá DAP Đình Vũ và DAP nhập khẩu từ Trung Quốc và Philippines đang ở mức từ 980.000-1.350.000 đồng/bao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá các loại Kali ở mức từ 840.000-880.000 đồng/bao, tăng hơn gấp đôi so với hồi đầu năm.

Theo nhiều đơn vị, doanh nghiệp, giá nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… có khả năng còn tăng và tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới do chi phí sản xuất, vận chuyển tăng và ảnh hưởng bởi giá thế giới tăng và nhu cầu tiêu thụ tăng do bước vào vụ sản xuất đông xuân 2022-2023.

Ông Thạch Phi Rùm - Xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cho biết, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng đã làm cho nông dân nhất là người trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thậm chí không có lãi: Nếu giá phân hiện tại như vầy chi phí tăng gần gấp đôi (50%). Cây lúa ăn phân nhiều nên bị ảnh hưởng lắm, khổ cho bà con nhiều lắm.

Trước thực tế này, đòi hỏi bà con nông dân cần phải có những giải pháp sản sản hiệu quả nhằm tăng năng suất, chất lượng… thông qua sự hỗ trợ của chính quyền và doanh nghiệp. Ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, thời gian qua để nâng cao giá trị cây lúa, Đồng Tháp có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến như “1 phải - 5 giảm”, “giảm - 3 tăng”, ứng dụng cơ giới hoá toàn diện, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hoá trong một số mô hình đã được triển khai, để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất đã giúp tăng thêm thu nhập trung bình cho người nông dân trồng lúa từ 5,3 - 7,7 triệu đồng/ha.

Ông Lê Quốc Phong nhấn mạnh: Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều giải pháp có thể cùng kết hợp để giúp người dân trồng lúa nâng cao thu nhập, để người dân an tâm sản xuất lúa bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và có cuộc sống sung túc hơn; để trong hành trình tìm đến sự sung túc, phát triển của ĐBSCL luôn luôn có sự hiện diện của cây lúa và có những lời giải từ cây lúa mang đến những giá trị mới, bền vững hơn.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt cho biết, kế hoạch sản xuất lúa Đông Xuân 2022-2023, Nam bộ sẽ xuống giống khoảng 1,58 triệu ha, sản lượng ước đạt 11 triệu 189 ngàn tấn, cơ cấu giống phù hợp để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các thị trường. Trong đó, vùng ĐBSCL khoảng 1,5 triệu ha, còn lại là vùng Đông Nam bộ.

Cục Trồng Trọt lưu trong vụ lúa Đông Xuân này các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra; xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô.

Ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh: Đối với sản xuất lúa của vùng ĐBSCL chúng ta không được chủ quan, bởi vì một cái vụ lúa nào nó cũng có những bất lợi riêng về thời tiết, thủy văn. Vì thế chúng ta luôn luôn dựa theo tinh thần cảnh giác cao nhất, ví dụ nếu ĐBSCL có xâm mặn sớm vào tháng 12 và tháng giêng và kéo dài cho đến tháng 4 đến tháng 5 thì chúng ta làm thế nào đó thời điểm này vùng mà nguy hiểm nhất chúng ta không có cây trồng trên đồng ruộng.

Empty

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong vụ lúa Đông Xuân 2022 – 2023, các địa phương sẽ xuống giống đúng lịch thời vụ, đối với 400.000 ha của 8 tỉnh ven biển xuống giống trong tháng 10 để tránh hạn mặn có thể xảy ra. Còn khoảng 700 ha xuống giống trong tháng 11, số diện tích còn lại xuống giống dứt điểm trong tháng 12.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đặc biệt lưu ý xâm nhập mặn khả năng ảnh hưởng đến 4 tỉnh ven biển với gần 60.000 ha, gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng, nông dân cần tính toán cơ cấu giống, phân bón phù hợp để phục nhu cầu trong nước và xuất khẩu:

- Bà con nông dân các địa phương đã giảm được lượng phân bón rất nhiều, giảm phân bón năng suất không bị giảm và một điểm quan trọng nữa là lượng giống sạ những năm vừa qua chúng ta đã có chuyển biến nhưng chậm, hiện nay các địa phương vẫn còn sử dụng quá nhiều giống lúa để sạ, vừa gây phí hạt giống, vừa gây phát thải khí nhà kính, rồi tiêu tốn nước, cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Chúng tôi đề nghị chúng ta phải tập trung cao độ hơn nữa trong xây dựng gói kỹ thuật hướng tới giảm chi phí, nhất là lượng phân bón rồi thuốc bảo vệ thực vật và lượng giống sạ.

Vùng ĐBSCL chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của cả nước và đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất khi đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới, bảo đảm an ninh lương thực và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn của vùng.

Đặc biệt, Đông Xuân là vụ lúa mang tính quyết định đến sản lượng lúa hằng năm của toàn vùng, nên rất được ngành chuyên môn và bà con nông dân chú trọng, từ khâu bố trí lịch thời vụ đến cơ cấu giống và giải pháp canh tác... Nhưng cái khó vẫn nằm ở chi phí đầu vào, nhân công, chí phí thu hoạch… tăng tỷ lệ thuận theo mỗi năm.

Do vậy, để đảm bảo sản xuất vụ lúa Đông Xuân có lời, nông dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm chi phí sản xuất, mà sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, chính quyền các địa phương trong vùng và các Bộ ngành hữu quan là vô cùng cần thiết.

 

Tuấn Triều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.