Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Đám cưới thời nay ngày càng rườm rà và lãng phí

Phạm Quang Vinh: Thứ hai 25/11/2024, 08:30 (GMT+7)

Có một nhà thơ đã từng nói rằng “Cuộc sống sẽ ngày càng trở nên nghèo nàn bởi chúng ta giàu có”. Điều đó có vẻ là một nghịch lý khó tin. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào cách tổ chức các đám cưới như chia sẻ của tác giả Phạm Quang Vinh, chúng ta sẽ phải suy nghĩ về nhận xét trên.

Nếu để chọn một hoạt động để bắt đầu cho việc chấn hưng văn hóa, thay đổi các hành vi xã hội một cách tốt đẹp hơn, tôi sẽ chọn việc xây dựng một phong tục cưới hỏi khác cho người Việt Nam.

Tôi nói vậy vì với nhiều người khi nhận được tấm thiệp mời đi đám cưới, hoặc khi quan sát những sinh hoạt xung quanh việc kết hôn của chúng ta sẽ thấy, đám cưới thời nay ngày càng rườm rà và lãng phí.

Nếu bạn có cơ hội đọc những ghi chép của cụ Phan Kế Bính về tục lệ cưới hỏi trong cuốn “Việt Nam phong tục”, hoặc tìm hiểu về những phong tục trước đây của người Việt về cưới hỏi, thì bạn sẽ thấy ở đó có rất nhiều tục lệ liên quan đến thói quen, tín ngưỡng và kể cả trách nhiệm xã hội.

Tôi lấy ví dụ từ phong tục các nam thanh niên khi hỏi vợ, cưới vợ phải chuẩn bị ít gạch để lát thêm vào con đường làng… và nhiều phong tục khác thể hiện một phần tín ngưỡng, văn hóa của người Việt.

Đám cưới thời xưa

Đám cưới thời xưa

Còn bây giờ chúng ta có gì?

Với việc kết hôn, có rất nhiều thủ tục, từ thủ tục pháp lý cho đến các thủ tục trong nhà, thủ tục bên ngoài. Trước hết, với việc đăng ký kết hôn, đang được các cơ quan chức năng thực hiện một cách hết sức sơ sài. Mọi người chỉ đến nộp giấy tờ, khai giấy tờ rồi lại đi lấy giấy tờ đăng ký kết hôn về. Không có một thủ tục trang trọng nào tại cơ quan hành chính đối với một hoạt động được coi là quan trọng trong cuộc đời của các công dân.

Còn việc tổ chức kết hôn ở nhà thì nó là một hoạt động (tôi xin được gọi là) hỗn độn. Trước đây, chúng ta thường gọi là “Vu quy”, treo chữ song hỷ, còn giờ nào là “Lễ ăn hỏi” , “Lế thành hôn” cùng với những thủ tục cũ được cải biên, được đưa thêm vào.

Và đặc biệt, phải kể tới cuộc liên hoan mừng đám cưới, tôi thường nói vui là nếu lựa chọn bữa ăn mà lãng phí và chất lượng có thể là đáng e ngại nhất, đó chính là các bữa cỗ cưới. Lãng phí vì tôi hầu như ít thấy mâm cỗ cưới nào mọi người ăn được hết một nửa số thực phẩm trên bàn.

Còn phần lễ, phần trình diễn mới là một thứ có thể nói là hỗn độn. Từ việc chúng ta lấy một chút phong tục của nhà thờ khi để cô dâu, chú rể đi từ ngoài vào vị trí tổ chức. Cho đến việc luôn phải có một người làm MC hướng dẫn chúng ta phải làm gì, phải cắt bánh, rót rượu, hay giờ còn có cả thủ tục tưới cây…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có người nói rằng, các thủ tục này là mượn từ các nước phương Tây, nhưng nếu chúng ta từng tiếp xúc với văn hóa của các nước phương Tây thì sẽ thấy, những thứ đó ít khi xuất hiện trong văn hóa của một nước phương Tây nào cả. Mà ở ta, mỗi nơi lại thêm một chút, mỗi chỗ thêm một thủ tục, khiến cho việc cưới hỏi trở thành một sinh hoạt tương đối kệch cỡm và lãng phí, làm e ngại cho cả người tổ chức lẫn người đến dự.

Thật đáng tiếc, với những thủ tục rườm rà trong đám cưới của người Việt Nam ngày nay, thay vì có ai đó nói ra để thay đổi, thì nó lại ngày càng trở nên lãng phí và phiền nhiễu hơn.

Cho nên, trong lúc chúng ta đang nói nhiều về chuyện chấn hưng văn hóa, tôi nghĩ cũng giống như trước đây, chúng ta nên thay đổi văn hóa tổ chức đám cưới – đó là một thành phần của văn hóa, của xã hội.

Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu, những cơ quan quản lý về văn hóa nên quan tâm đến việc thay đổi cách tổ chức các đám cưới, từ thủ tục đăng ký kết hôn, đừng coi đây là một loại giấy tờ pháp lý mà nó còn là thủ tục trang trọng với cả cơ quan nhà nước lẫn người tham dự. Cho đến việc phải thay đổi các sự kiện khác trong các đám cưới, để phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, tránh phô trương và lãng phí./.

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.