Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Video

Đã chọn nghề giáo, hãy tận tâm...

Mai Ngọc: Chủ nhật 19/11/2023, 07:29 (GMT+7)

Hỏi đến những năm tháng thanh xuân, cô Thắm chỉ ứa nước mắt. Đó là hành trình 23 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, 18 năm chọn giáo dục đặc biệt, và dặm dài năm tháng là một người mẹ cáng đáng cho gia đình, vất vả nuôi các con lớn khôn...

Đến với giáo dục đặc biệt như một lối rẽ không ngờ tới của cuộc đời, nhưng cô Lê Thị Hồng Thắm đã gắn bó, đồng hành với các em học sinh trường Chuyên biệt Bình Minh (quận Tân Phú, TP.HCM) 18 năm nay.

"18 năm lặng thầm đưa đò, có những lúc chán nản, tuyệt vọng; nhưng tôi phải tự động viên mình. Trong xã hội còn nhiều nghề vất vả hơn mình nữa.... Khi mình đã chọn cho mình một nghề nào đó rồi, thì mình phải tận tâm và yêu lấy cái nghề mà mình đã chọn”, cô Thắm tâm sự.

ĐÃ CHỌN NGHỀ GIÁO, HÃY TẬN TÂM

Thiện Nhân đã bước vào tuổi 15, vào trường Bình Minh lúc 6 tuổi. 9 năm qua, cô Thắm đã dìu dắt Nhân từ chỗ gặp khó khăn trong vận động nay đã có thể cầm bút viết những chữ cái đầu tiên.

Thiện Nhân đã bước vào tuổi 15, vào trường Bình Minh lúc 6 tuổi. 9 năm qua, cô Thắm đã dìu dắt Nhân từ chỗ gặp khó khăn trong vận động nay đã có thể cầm bút viết những chữ cái đầu tiên.

Bà Phạm Thị Thanh Thuỷ, mẹ của Thiện Nhân xúc động: “Cháu đã đi đứng, chạy nhảy rất mạnh mẽ. Tuy vận động còn yếu nhưng nhờ sự chăm sóc của cô Thắm và các cô, hiện khả năng tự phục vụ của cháu rất tốt. Cháu có thể tự ăn, tự đi vệ sinh, biết tự chăm sóc bản thân. Khi nhìn thấy cháu làm được những việc đó, mình thực sự ứa nước mắt. Biết ơn các cô rất nhiều...”

Bà Phạm Thị Thanh Thuỷ, mẹ của Thiện Nhân xúc động: “Cháu đã đi đứng, chạy nhảy rất mạnh mẽ. Tuy vận động còn yếu nhưng nhờ sự chăm sóc của cô Thắm và các cô, hiện khả năng tự phục vụ của cháu rất tốt. Cháu có thể tự ăn, tự đi vệ sinh, biết tự chăm sóc bản thân. Khi nhìn thấy cháu làm được những việc đó, mình thực sự ứa nước mắt. Biết ơn các cô rất nhiều...”

---

---

“Trước hết phải có tình yêu thương và sự thấu cảm với các con, có sự đồng cảm với phụ huynh. Do nhận thức của các con khi dạy các con một kiến thức nào đó, chúng ta phải lặp đi lặp lại nhiều lầ. Những gì mà các con khó khăn, mình phải hỗ trợ các con kịp thời”, cô Thắm nói.

“Trước hết phải có tình yêu thương và sự thấu cảm với các con, có sự đồng cảm với phụ huynh. Do nhận thức của các con khi dạy các con một kiến thức nào đó, chúng ta phải lặp đi lặp lại nhiều lầ. Những gì mà các con khó khăn, mình phải hỗ trợ các con kịp thời”, cô Thắm nói.

---

---

Cô Thắm trước đây là giáo viên Tiểu học ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Năm 1998, cô theo chồng về TP.HCM sinh sống và có 8 năm ở nhà để chăm sóc mẹ chồng và các con nhỏ. Đến năm 2006, khi hai con đã lớn, cô quyết định quay lại với nghề giáo vì đây là nghề truyền thống 3 đời của gia đình bên ngoại. Nhưng năm đó, giáo viên Tiểu học trong quận đã đủ, chỉ có trường chuyên biệt đang thiếu giáo viên.

Cô Thắm trước đây là giáo viên Tiểu học ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Năm 1998, cô theo chồng về TP.HCM sinh sống và có 8 năm ở nhà để chăm sóc mẹ chồng và các con nhỏ. Đến năm 2006, khi hai con đã lớn, cô quyết định quay lại với nghề giáo vì đây là nghề truyền thống 3 đời của gia đình bên ngoại. Nhưng năm đó, giáo viên Tiểu học trong quận đã đủ, chỉ có trường chuyên biệt đang thiếu giáo viên.

“Tôi đã rất phân vân vì lúc đó tôi chưa có một kiến thức gì về giáo dục chuyên biệt. Nhưng khi tôi đến trường Bình Minh, trò chuyện với cô hiệu trưởng, vào lớp để tham quan, một cảm xúc mạnh mẽ chạm đến trái tim tôi. Khi bước vào lớp, thì tự nhiên các con chạy lại, ôm chầm lấy tôi.... Tôi đã thay đổi quyết định và gắn bó với các con từ đó”, cô Thắm chia sẻ

“Tôi đã rất phân vân vì lúc đó tôi chưa có một kiến thức gì về giáo dục chuyên biệt. Nhưng khi tôi đến trường Bình Minh, trò chuyện với cô hiệu trưởng, vào lớp để tham quan, một cảm xúc mạnh mẽ chạm đến trái tim tôi. Khi bước vào lớp, thì tự nhiên các con chạy lại, ôm chầm lấy tôi.... Tôi đã thay đổi quyết định và gắn bó với các con từ đó”, cô Thắm chia sẻ

---

---

Nhưng hỏi đến những năm tháng thanh xuân, cô Thắm chỉ ứa nước mắt. Đó là hành trình 23 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, 18 năm chọn giáo dục đặc biệt, và dặm dài năm tháng là một người mẹ cáng đáng cho gia đình, vất vả nuôi các con lớn khôn...

Nhưng hỏi đến những năm tháng thanh xuân, cô Thắm chỉ ứa nước mắt. Đó là hành trình 23 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, 18 năm chọn giáo dục đặc biệt, và dặm dài năm tháng là một người mẹ cáng đáng cho gia đình, vất vả nuôi các con lớn khôn...

“Là thầy cô giáo, ai cũng mong muốn được chứng kiến các con trưởng thành... Với tôi, sự trưởng thành của các con là sự tiến bộ từng ngày, từng chút, từng chút một... Có những em ra trường, có thể tự chăm sóc bản thân; có những em đi làm những công việc như phụ quán ăn, lâu lâu các em trở lại trường, hỏi thăm cô; có em còn nhắn tin trên zalo nói nhớ cô và các bạn. Niềm vui đó, không thể so sánh. Tôi cũng không cảm thấy chạnh lòng...”

“Là thầy cô giáo, ai cũng mong muốn được chứng kiến các con trưởng thành... Với tôi, sự trưởng thành của các con là sự tiến bộ từng ngày, từng chút, từng chút một... Có những em ra trường, có thể tự chăm sóc bản thân; có những em đi làm những công việc như phụ quán ăn, lâu lâu các em trở lại trường, hỏi thăm cô; có em còn nhắn tin trên zalo nói nhớ cô và các bạn. Niềm vui đó, không thể so sánh. Tôi cũng không cảm thấy chạnh lòng...”

---

---

Bà Vũ Thị Cẩm Thuý, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Bình Minh cho biết: “Cô Lê Thị Hồng Thắm là giáo viên rất cần mẫn và chăm chỉ, rất kiên nhẫn. Cô đến với các em với tình thương, coi các em như những đứa con của mình. Cô đã đưa đò được nhiều thế hệ học sinh trưởng thành. Đặc biệt hình thành cho các em kỹ năng sống để sau này khi các em về với gia đình thì ít nhiều có thể hoà nhập với cộng đồng và có thể giúp đỡ được bố mẹ những công việc đời thường”.

Bà Vũ Thị Cẩm Thuý, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Bình Minh cho biết: “Cô Lê Thị Hồng Thắm là giáo viên rất cần mẫn và chăm chỉ, rất kiên nhẫn. Cô đến với các em với tình thương, coi các em như những đứa con của mình. Cô đã đưa đò được nhiều thế hệ học sinh trưởng thành. Đặc biệt hình thành cho các em kỹ năng sống để sau này khi các em về với gia đình thì ít nhiều có thể hoà nhập với cộng đồng và có thể giúp đỡ được bố mẹ những công việc đời thường”.

---

---

Điều mà bà Vũ Cẩm Thuý và các giáo viên trường chuyên biệt luôn trăn trở đó là do tính chất công việc vất vả cùng những áp lực nên hiện ngành giáo dục đặc biệt thiếu hụt nhân sự trầm trọng.

Điều mà bà Vũ Cẩm Thuý và các giáo viên trường chuyên biệt luôn trăn trở đó là do tính chất công việc vất vả cùng những áp lực nên hiện ngành giáo dục đặc biệt thiếu hụt nhân sự trầm trọng.

Tôi có hai mong ước. Đó là mong ước cho tôi có được nhiều sức khoẻ để giảng dạy, chăm sóc và giáo dục các em. Mong ước thứ hai của tôi là mong cho các quận, huyện trong TP.HCM có thêm những trường dành riêng cho học sinh khuyết tật trí tuệ để khi các em 18 tuổi, các em có thể đến đó để học được một cái nghề sau này về các em có thể phụ giúp gia đình hoặc tự nuôi sống bản thân mình, không là gánh nặng cho gia đình, xã hội”, cô Thắm chia sẻ.

Tôi có hai mong ước. Đó là mong ước cho tôi có được nhiều sức khoẻ để giảng dạy, chăm sóc và giáo dục các em. Mong ước thứ hai của tôi là mong cho các quận, huyện trong TP.HCM có thêm những trường dành riêng cho học sinh khuyết tật trí tuệ để khi các em 18 tuổi, các em có thể đến đó để học được một cái nghề sau này về các em có thể phụ giúp gia đình hoặc tự nuôi sống bản thân mình, không là gánh nặng cho gia đình, xã hội”, cô Thắm chia sẻ.

Cô Lê Thị Hồng Thắm là một trong 50 nhà giáo tiêu biểu vừa được tôn vinh Giải thưởng Võ Trường Toản 2023 (Cô Thắm đứng thứ hai từ trái sang)

Cô Lê Thị Hồng Thắm là một trong 50 nhà giáo tiêu biểu vừa được tôn vinh Giải thưởng Võ Trường Toản 2023 (Cô Thắm đứng thứ hai từ trái sang)

Empty
Empty
Empty

 

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.