Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Phan Nhơn: Thứ hai 25/03/2024, 12:04 (GMT+7)

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Hôm nay, VOV Giao thông gửi đến quý vị thính giả một góc nhìn trong nghề công tác xã hội, một khía cạnh của những người đang làm công tác xã hội trong ngành y - nơi được xem là điểm tựa cuối cùng của bệnh nhân, bệnh nhi hiểm nghèo.

Từ thực tiễn của một đất nước đang phát triển và hội nhập, vào năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội” giai đoạn 2010-2020. Từ đó, nước ta có thêm một nghề mới, qua hành trình 14 năm nghề đã phát triển sâu rộng trong đời sống người dân.

Tiến sĩ Đỗ Thị Nga, Phó Trưởng Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM cho biết, cử nhân ngành ra trường đảm nhiệm nhiều vị trí lĩnh vực như: nhân viên công tác xã hội các cơ sở xã hội; điều phối viên các tổ chức phi chính phủ; giám đốc các dự án, trung tâm, nhà mở; nhân viên bệnh viện; hỗ trợ cộng đồng cho nhóm người HIV, người bị nghiện… Đặc biệt, riêng Bộ Y tế vào năm 2016 có Thông tư 43 ban hành thì các bệnh viện bắt đầu thành lập các phòng, tổ công tác xã hội để hỗ trợ cho thân nhân, bệnh nhân rất thiết thực.

TS Nga chia sẻ: “Khi Thông tư 43 ra đời cho phép thành lập các phòng, tổ công tác xã hội tại bệnh viện đã giải quyết rất nhiều vấn đề về khám chữa bệnh cũng như các vấn đề tâm lý cho bệnh nhân, thân nhân và nhân viên y tế, làm môi trường y tế hoặc là môi trường trong bệnh viện trở nên thân thiện, gần gũi. Rồi giải quyết được những mâu thuẫn từ nhiều phía để làm cho hoạt động khám, chữa bệnh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, cũng như là giúp cho nhân viên y tế cũng làm việc cũng dễ dàng và thuận lợi hơn”.

Bệnh viện thường tổ chức những lễ hội cho các bệnh nhi trong các dịp tết thiếu nhi và trung thu

Bệnh viện thường tổ chức những lễ hội cho các bệnh nhi trong các dịp tết thiếu nhi và trung thu

Đến với nghề công tác xã hội như một sự tình cờ, chị Nguyễn Thị Thúy xuất thân từ một nhân viên tổ chức sự kiện, truyền thông báo chí của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM. Do yếu tố công việc yêu cầu phải kết nối các hoàn cảnh bệnh nhi nghèo với mạnh thường quân, báo chí để kêu gọi hỗ trợ kinh phí điều trị, từ đó chị bước một chân vào ngành công tác xã hội.

Chị Thúy cho hay, vào năm 2016, Bệnh viện có đề án thành lập Phòng Công tác xã hội, chị chuyển qua làm nhân viên và được viện cử đi học thêm để lấy bằng cử nhân. Giờ đây, chị tiếp tục học cao học và đảm nhận vị trí Phó trưởng phòng phụ trách Công tác xã hội Nhi đồng 2.

Từ bỡ ngỡ đến hôm nay, chị và đồng nghiệp đã bắt không biết bao nhiêu chiếc cầu nối cho mạnh thường quân tận tay hỗ trợ những trường hợp bệnh nhân nghèo.

“Mỗi ngày bệnh viện chúng tôi có hơn 1000 trẻ điều trị nội trú, khi nhập viện các con thường là những cá nặng, ở vùng sâu vùng xa rất khó khăn cần hỗ trợ viện phí. Công tác của chúng tôi là phối hợp nhiều quỹ, hiệp hội để hỗ trợ các ca khẩn cấp. Ví dụ  trung bình một ca mổ tim chúng tôi xin hỗ trợ từ 15-30 triệu/ ca. Rồi những ca ghép gan, ghép thận, ghép tế bào gốc số tiền lên đến 200-300 triệu cũng kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ được hết”, chị Thúy chia sẻ.

Bà Trần Hoàng Hồng Cẩm, năm 2018 đưa 2 con khám tầm soát BV Nhi đồng 2 phát hiện cả 2 đều bị suy thận giai đoạn cuối, gia đình gần như bế tắc về kinh tế. Sau 3 năm bám bệnh viện là nhà, 3 mẹ con được Công tác xã hội kết nối với báo VietNamnet, bài báo kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng đã góp được hơn 100 triệu giúp 3 mẹ vượt qua năm đại dịch 2021.

Đến năm 2023, con gái đầu bà Cẩm được chuyển sang BV Chợ Rẫy tiếp tục chạy thận và điều kỳ diệu xảy ra khi bệnh nhân được nhận thận hiến từ người cho chết não. Bác sĩ gần như mổ miễn phí, Phòng công tác xã hội Chợ Rẫy tiếp tục hỗ trợ 10 triệu nhưng hoàn cảnh bà không đủ đóng số tiền còn lại.

Bà Cẩm xúc động: “Đến lúc xuất viện thì gia đình vẫn còn thiếu bệnh viện 34 triệu mấy trăm, song hoàn cảnh cũng không thể nào chi trả. Nhờ cô điều dưỡng khoa Niệu làm hướng dẫn đến Công tác xã hội hỗ trợ cho số tiền còn lại. Cũng nhờ phòng công tác xã hội 2 bệnh viện mà con tôi khỏe, bé lớn ghép thận giờ đã đi học trở lại. Đến giờ này không từ nào diễn tả để nói hết tấm lòng cảm ơn đến các nhà hảo tâm, người làm công tác thiện nguyện”.

Bệnh nhi mong ước một lần được làm lính cứu hỏa được bệnh viện kết hợp lực lượng PCCC tổ chức buổi trải nghiệm

Bệnh nhi mong ước một lần được làm lính cứu hỏa được bệnh viện kết hợp lực lượng PCCC tổ chức buổi trải nghiệm

Tương tự, anh Lê Thanh Hùng có cha điều trị ung thư trực tràng tại BV Ung Bướu TP.HCM được hỗ trợ từ Công tác  xã hội đã giúp gia đình hỗ trợ kinh phí 5/ 8 toa thuốc điều trị: “Ba mình điều trị mỗi toa thuốc khoảng hơn 50 triệu, do bảo hiểm chỉ chi trả 50 %, 2 tuần vô thuốc một lần phải mất hai mươi mấy triệu. Cũng may công tác xã hội xin các mạnh thường quân hỗ trợ một phần cho gia đình vượt qua khó khăn tạm thời trước mắt”.

Ths. Nguyễn Hồng Diễm, Trưởng phòng Công tác Xã hội BV. Ung Bướu TP.HCM cũng xuất thân từ nhân viên hành chính, gắn bó với công tác xã hội giúp chị nhận được nhiều điều ý nghĩa, và đặc biệt chị cảm thấy ấm lòng khi giúp nhiều bệnh nhi khó khăn.

“Hầu hết 99% bệnh nhi đều nhận hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần từ Phòng công tác xã hội. Có bé được hỗ trợ từ lúc mấy tháng cho đến 10 tuổi, có khi các bé gọi các cô phòng công tác là mẹ, dì, có thể thấy các bạn vui đến như vậy, được còn hỗ trợ thì mình cảm thấy rất ấm lòng”. 

Những bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo là những thân phận yếu thế, kém may mắn. Họ cần 1 liều  “morphin tinh thần” ủi an để vượt qua nghịch cảnh. Nghề công tác xã hội có lịch sử phát triển gần 1 thế kỷ, ngày nay trở thành một nghề chuyên nghiệp, riêng ở Việt Nam chỉ gần 15 năm phát triển, còn non trẻ, song lực lượng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội ngành y vẫn âm thầm quan tâm hỗ trợ nhóm người yếu thế.

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.