Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Công khai lãi suất cho vay, khơi thông tín dụng (Phần 1)

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ hai 08/04/2024, 20:03 (GMT+7)

Hiện, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng dồi dào, lãi suất thấp nhất trong gần 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng quý 1 năm 2024 mới đạt khoảng 0,9%, con số này khá thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân do đâu? Giải pháp nào tháo gỡ, khơi thông nguồn vốn tín dụng.

Ảnh minh họa: Báo Đầu tư

Ảnh minh họa: Báo Đầu tư

Mặc dù mức lãi suất hiện đã trở về mốc khá hấp dẫn, nhưng tín dụng quý 1 tăng vẫn chậm, chưa đạt tới 1% so với cuối năm 2023.

Các chuyên gia tài chính và ngân hàng thương mại cho rằng tăng trưởng tín dụng quý 1 chậm hơn so với cùng kỳ của các năm trước bất chấp thanh khoản đang rất dồi dào, nguyên nhân là do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ. Thông thường vào quý 4 hàng năm, tăng trưởng tín dụng sôi động, các hoạt động cho vay cũng sôi động hơn. Còn vào tháng 1, tháng 2, do trùng vào đợt nghỉ Tết Nguyên đán nên hoạt động tín dụng thường giảm. 

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính phân tích: "Thực tế, tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung vào 3 tháng cuối năm, tháng 10, 11,12, tăng cao lắm. Còn đến tháng 1 dù là tín dụng vẫn tăng trưởng nhưng không nhanh bằng, và đến tháng 2 thì rơi vào tháng nghỉ tết nên mọi người sẽ không quá lo lắng về lãi suất trong tháng tết nghỉ dài. Và đặc biệt, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều. Và khi tháng 3 hoạt động sản xuất tăng lên nên đó là lý do khiến tăng trưởng tín dụng quý 1 chỉ khoảng 1%".

Ngoài ra, năm nay còn có thêm một yếu tố nữa là kinh tế thế giới chưa khởi sắc, thị trường tài chính cũng chưa phục hồi mạnh mẽ và kinh tế trong nước vẫn đang khó khăn, cầu tín dụng suy giảm nên tăng trưởng tín dụng thấp.

Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng MB cho biết: "Nhu cầu tiêu dùng của người dân đã đáp ứng từ cuối năm ngoái, sang đến đầu năm nay, nguồn cầu đã cạn, số người trả nợ nhiều hơn người đi vay, đó là lý do vì sao tín dụng các tháng đầu năm lại thấp như vậy".

Tuy nhiên, về nguyên nhân chủ quan, NHNN cho rằng, một số ngân hàng còn thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng do nợ xấu tăng. Một số khoản nợ cũ lãi suất cao chậm được điều chỉnh giảm để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Một số ngân hàng quy trình thủ tục cho vay vẫn chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng.

Chia sẻ thêm về những khó khăn của doanh nghiệp và người dân trong vấn đề tiếp cận vốn, TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Hà Nội cho biết: "Hiện nay, vay tín chấp tương đối khó. Bên cạnh đó, việc cho vay thế chấp, định giá còn nhiều bất cập, đặc biệt là với các tài sản bất động sản, chưa định giá đúng và sát với thị trường. Đôi khi khó cho các doanh nghiệp khi định giá quá thấp đối với tài sản mà các doanh nghiệp thế chấp, dẫn đến việc khi đưa vào vay thì không vay được".

Trước bối cảnh này, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đề xuất: "Trước hết, việc bổ trợ cho các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nhiều doanh nghiệp có khả năng vay nhưng họ không vay được vì không có đầu ra. Nhưng với doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn thì họ không vay được vì không đảm bảo các điều kiện của các ngân hàng, đặc biệt là không có tài sản đảm bảo. Do đó, cần có một quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia, để có thể bảo lãnh cho các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro. Từ đó cho vay các doanh nghiệp".

Bên canh đó, mặc dù tình trạng hiện nay là mặt bằng lãi suất được nhận định là ở mức thấp so với chục năm qua, nhưng vẫn còn cao ở những khoản vay cũ chưa được điều chỉnh. Ông Hồng Minh, đại diện một doanh nghiệp vận tải chia sẻ: "Trong tình hình hiện tại việc vay vốn mở rộng kinh doanh thì chúng tôi cũng lo ngại lợi nhuận không bù đắp được lãi suất vay. Việc định giá tài sản thế chấp cũng mất nhiều thời gian".

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 32 ngày 5/4/2024 về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Theo đó, để tăng tiếp cận vốn, Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng công khai mặt bằng lãi suất cho vay, thông tin triển khai các gói tín dụng trước ngày 10/4. Tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật. Các ngân hàng đang triển khai công bố thông tin ra sao? Việc công khai lãi suất sẽ tác động thế nào đến việc khơi thông tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho người dân và doanh nghiệp?

Thông tin trong nước

Ảnh: kinh tế đô thị

Ảnh: kinh tế đô thị

# Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định về Kế hoạch kiểm tra 10 DN hoạt động kinh doanh xổ số, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và 6 DN kinh doanh casino trong năm 2024. (VGP)

# Còn tại Dự thảo sửa đổi quy định về phát hành tín phiếu, NHNN vừa đề xuất bổ sung đối tượng được mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành.

# Trong báo cáo mới phát hành, HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6% cho năm 2024, nhưng điều chỉnh dự báo theo quý với kỳ vọng sự phục hồi sẽ lan rộng hơn nữa trong 6 tháng cuối năm 2024.

Rủi ro lạm phát gia tăng nhưng HSBC cho rằng, cơ quan quản lý tiền tệ vẫn giữ lãi suất điều hành ổn định ở mức 4,5% trong giai đoạn này và kéo dài sang năm 2025. 

# Với lĩnh vực BĐS: Theo Cushman & Wakefield, trong 1 thập kỷ qua, giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng trưởng 109%, bình quân 9%/năm.

Còn tại TP. HCM giá căn hộ đã tăng 158%, trung bình 11%/năm. Hiện tại, giá trung bình nhà ở tại Hà Nội đang ở mức cao tiệm cận TP HCM. 

# Sở Công thương TPHCM vừa bổ sung thêm nhiều loại hàng hóa vào chương trình bình ổn, như: lương thực thực phẩm, thiết bị học tập, hàng tiêu dùng thiết yếu... Thời gian thực hiện chương đến hết ngày 31-3-2025. 

# Còn tại Hà Nội, theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong Quý I tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng doanh thu bán lẻ tăng 9,8%.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Thị trường có phiên mất điểm thứ 4 liên tiếp sau quá trình giằng co. VNIndex đóng cửa ở ngưỡng 1.250,4 điểm, giảm 4,8 điểm

# VN30 giảm nhẹ hơn mặt bằng chung. Áp lực của GAS, VRE, VNM, MWG được nâng đỡ một phần bởi các mã Ngân hàng BID, CTG, HDB, TCB. Hiếm hoi nhóm Thép – Tôn mạ cũng khởi sắc nhờ HPG nhích nhẹ.

Qua đó, hầu hết nhóm ngành còn lại tiếp tục mất điểm. Trong đó, nhóm Bán lẻ, Chứng khoán, CNTT chịu áp lực khá lớn.

# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh sàn HOSE giảm lại 24% so với phiên trước, về mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2 là 18,4 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại quay lại bán ròng 154 tỷ đồng./.

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành 'phao cứu sinh' cho xe máy

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành "phao cứu sinh" cho xe máy

Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…