Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Kim Loan: Thứ hai 09/10/2023, 14:58 (GMT+7)

Sáng 9/10, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cùng các Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ-Ngành Trung ương và địa phương.

Sóc Trăng sẽ thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Trong đó, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng; đột phá cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực.

Sóc Trăng sẽ thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Trong đó, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng; đột phá cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực.

Ngày 25/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 995/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2030, Sóc Trăng trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 124 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 14.000 tỷ đồng.

Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40 - 45%; có 80/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 - 3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo 3 - 4%/năm.

Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ hiện đại và bền vững. Hình thành cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề và có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Có hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững. Có đủ năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng - an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Phấn đấu đến năm 2050, Sóc Trăng trở thành khu vực phát triển động lực của vùng ĐBSCL gắn với phát triển cảng biển Trần Đề. Song song đó, tỉnh sẽ có nền kinh tế phát triển khá của cả nước, vận hành theo phương thức chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đối với các hoạt động kinh tế - xã hội.

Các ngành sản xuất, dịch vụ thông minh với các mô hình kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các lĩnh vực xã hội phát triển hài hòa, môi trường và cảnh quan thiên nhiên được gìn giữ. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Để đạt mục tiêu này, tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng, trong đó tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng; đột phá cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực.

Phương án phát triển gắn với 3 trụ cột kinh tế: công nghiệp chế biến, nông nghiệp - thủy sản, dịch vụ - du lịch. Bên cạnh đó, khai thác các ngành kinh tế tiềm năng, như: Cảng biển, logistics, đô thị, chuyển đổi số, năng lượng và phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, Sóc Trăng sẽ có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh với tầm nhìn đến năm 2050 trở thành khu vực phát triển năng động của vùng ĐBSCL.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, Sóc Trăng sẽ có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh với tầm nhìn đến năm 2050 trở thành khu vực phát triển năng động của vùng ĐBSCL.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng năm 2023 là tiền đề, dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển giai đoạn tiếp theo của tỉnh. Sóc Trăng sẽ có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh với tầm nhìn đến năm 2050 trở thành khu vực phát triển năng động của vùng ĐBSCL.

Để thực hiện thành công Quy hoạch, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị các Bộ - Ngành Trung ương cần ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho các tỉnh ĐBSCL nói chung và Sóc Trăng nói riêng huy động tối đa mọi nguồn lực, tranh thủ hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhà đầu tư để tăng tốc phục hồi và phát triển.

Một trong những nhiệm vụ trong tâm khi thực hiện Quy hoạch của Sóc Trăng là phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Một trong những nhiệm vụ trong tâm khi thực hiện Quy hoạch của Sóc Trăng là phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị Sóc Trăng tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Địa phương tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng lưu ý với Sóc Trăng, địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi, từ tìm hiểu, lập dự án đầu tư đến cả quá trình sản xuất kinh doanh. Làm tốt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước, tư nhân và các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư tại tỉnh.

Theo Quy hoạch, Sóc Trăng sẽ tổ chức 4 vùng kinh tế - xã hội: vùng ven biển, vùng ven sông Hậu, vùng nội địa, vùng Cù Lao Dung.

Vùng ven biển: gồm toàn bộ diện tích đất liền của thành phố Sóc Trăng với đất liền, phần không gian biển của thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Đây là vùng động lực, trung tâm phát triển, lan tỏa. Phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: đô thị - công nghiệp - thương mại, dịch vụ hậu cần logistics - du lịch - nông nghiệp, thủy sản gắn với kinh tế biển, cảng biển.

Vùng ven sông Hậu: gồm toàn bộ diện tích của huyện Châu Thành, huyện Kế Sách và huyện Long Phú. Phát triển kinh tế theo hướng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả cao, công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

Vùng nội địa: gồm toàn bộ diện tích của thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Tú và huyện Mỹ Xuyên. Phát triển kinh tế theo hướng khai thác các điều kiện thuận lợi sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp, đô thị và dịch vụ (nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến).

Vùng Cù lao Dung: Riêng huyện Cù Lao Dung với định hướng phát triển chủ yếu về du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp.

Ý kiến của bạn
Hà Nội: Thu giữ kẹo hình mắt người bán ở cổng trường học

Hà Nội: Thu giữ kẹo hình mắt người bán ở cổng trường học

Chỉ riêng từ ngày 28 - 30/11/2023, Đội Quản lý thị trường số 13 – Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã kiểm tra và xử lý các cửa hàng gần khu vực cổng trường THCS Nghĩa Tân và trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thu giữ 430 chiếc kẹo dẻo hình mắt người.

Bệnh viện mắt Hồng Sơn chủ động phòng chống cháy nổ

Bệnh viện mắt Hồng Sơn chủ động phòng chống cháy nổ

Mặc dù hiện nay chưa tổ chức điều trị nội trú (không có bệnh nhân ở lại qua đêm), nhưng Bệnh viện mắt Hồng Sơn luôn chủ động trong công tác phòng chống cháy nổ.

Xúc phạm cảm xúc

Xúc phạm cảm xúc

Trái tim của cả nước, nơi hội tụ tinh hoa của mọi miền, nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”… chính vì thế, Hà Nội có rất nhiều công trình nghệ thuật độc đáo, là niềm tự hào. Nhưng vẫn còn đó sự xô bồ, hỗn loạn, thiếu văn hóa, ý thức trong tham gia giao thông;

Làm đường sắt thay BRT, ổn không?

Làm đường sắt thay BRT, ổn không?

Với mức đầu tư 55 triệu USD, từ khi vận hành đến nay, doanh thu trung bình của tuyến buýt nhanh BRT 01 chỉ khoảng 25 tỷ đồng mỗi năm. Mỗi chuyến xe chở từ 42 đến 45 khách, chưa bằng nửa công suất thiết kế. Mức trợ giá liên tục tăng, từ 26% thời điểm đầu, lên hơn 62% vào năm 2021.

Thúc đẩy thành lập thị trường tín chỉ carbon, không còn là quá sớm

Thúc đẩy thành lập thị trường tín chỉ carbon, không còn là quá sớm

Bên cạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh thì TPHCM mà nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang từng bước chuẩn bị thành lập thị trường tín chỉ carbon.

Người dân mong mỏi công trình cải tạo rạch Tham Lương - Bến Cát

Người dân mong mỏi công trình cải tạo rạch Tham Lương - Bến Cát

Công trình cải tạo Rạch Tham Lương Bến Cát giai đoạn 2 được khởi công từ tháng 2 – 2023 với kỳ vọng giải quyết tiêu thoát nước, chống ngập cho 14.900ha của thành phố, giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông các khu dân cư quanh tuyến kênh, tăng năng lực giao thông đường bộ và đường thủy.

Làm sao để quy định không cản trở hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất?

Làm sao để quy định không cản trở hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất?

Thảo luận dự án Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, một số ĐBQH đề xuất, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền mặt đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá, nhằm tăng trách nhiệm các bên tham gia và giảm vấn đề tiêu cực.