Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Có nên đổi rừng lấy cảng?

Quách Đồng - Hải Hà : Thứ năm 14/12/2023, 13:50 (GMT+7)

Theo Đề án của Sở GTVT TP.HCM, TP sẽ lấy 86 ha đất rừng phòng hộ để triển khai thực hiện siêu dự án cảng Cần Giờ và trồng rừng thay thế với diện tích 258 ha. Đây là khu vực thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, có vai trò quan trọng đối với môi trường.

Tuy vậy, cần cân đối giữa việc phát triển các dự án hạ tầng cảng biển với mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm khí phát thải như thế nào?

Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh: Portcoast

Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh: Portcoast

Theo nội dung Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vừa được UBND TP.HCM lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ dự kiến được xây dựng tại khu vực cù lao Con Chó, ở cửa sông Cái Mép (huyện Cần Giờ, TP.HCM), cách bến cảng Cái Mép đang khai thác khoảng 1km. Dự kiến, diện tích tự nhiên tại khu vực này khoảng hơn 86ha, thuộc vùng đệm của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM cho rằng cần cân nhắc mục tiêu xây dựng cảng quốc tế Cần Giờ, bởi vị trí dự kiến xây cảng chỉ cách cảng Cái Mép- Thị Vải (Vũng Tàu) khoảng 1km thì sẽ khó thu hút doanh nghiệp tàu biển sử dụng, hoặc sẽ lãng phí cảng Cái Mép – Thị Vải:

"Phải đánh giá cảng Cần Giờ có cần thiết không, trong khi bên Vũng Tàu có cảng rồi, mà cảng bên đó cũng rất lớn. Cũng như sân bay vậy, cứ bày ra nhu cầu, nhu cầu, nhưng có ai sử dụng đâu. Bởi vậy khi đặt ra nhu cầu một cảng thì phải đánh giá cảng lân cận và vị trí dự kiến xây dựng cảng cách xa bao nhiêu, và nó gần thì nó không có nhu cầu. Người ta sẽ dùng cảng bên đó. Cho nên bên cảng biển phải có những con số, cách xa bao nhiêu nó mới hợp lý", PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.

Tương tự, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng, việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ mà phải lấy tới 86 ha rừng tự nhiên là không thực tế. Theo ông Sơn, việc giữ lại khu dự trữ sinh quyển không chỉ có lợi về mặt môi trường cho TP.HCM mà cho cả các tỉnh thành trong vùng, nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai:

"Nếu như TP.HCM nhất định muốn làm cảng trung chuyển quốc tế, có nghĩa là không phải chở hàng của TP.HCM, mà chỉ chở hàng trung chuyển thôi thì đường kết nối chỉ nên đi từ phía Bà Rịa – Vũng Tàu nối qua. Nghĩa là có làm thêm cảng thì cảng đó nằm trong quần thể cảng Thị Vải – Cái Mép, chứ còn không khuyến khích làm cảng quá lớn ở Cần Giờ vì nó không thực tế. Ngày nào mình còn muốn bảo tồn khu dự trữ sinh quyển thì ngày đó việc làm cảng sẽ không thực tế".

Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

Dẫn chứng từ các dự án cao tốc Bắc- Nam phía Đông cũng đang vướng giải phóng mặt bằng vì có diện tích rừng tự nhiên, đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác phải theo một quy trình, thủ tục riêng. Bởi theo quy định của Luật Lâm nghiệp, chuyển đổi trên 50ha diện tích rừng tự nhiên phải thông qua Quốc hội. Bởi vậy, việc sử dụng đến 86ha đất rừng ngập mặn Cần Giờ để xây dựng siêu cảng Cần Giờ phải được nghiên cứu, đánh giá rất kỹ:

"Quy trình đánh giá tác động môi trường của các dự án phải được thẩm định một cách chặt chẽ, phải lưu ý và cân nhắc một cách chặt chẽ đối với các công trình có tác động đến môi trường, phải có quy trình giám định, giám sát chặt chẽ. Người ta sẽ cân đối cái lợi, cái hại. Đó là mô hình rồi. Cần Giờ trở thành một cảng trung chuyển lớn, quốc tế, thì phải quyết định việc đó", đại biểu Nguyễn Tạo nêu ý kiến.

Ông Trần Công Hùng, cán bộ Ban quản lý Dự án lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cả nước hiện có khoảng 150 nghìn ha rừng ngập mặn ven biển, phân bố ở 28 tỉnh, thành phố. Trong đó, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có diện tích 30 nghìn ha, trong đó khu vực lõi có diện tích 50 nghìn ha và còn lại là diện tích ở khu vực hồ sinh thái.

Ông Hùng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ: "Rừng ngập mặn có tác dụng là rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ bờ biển chống sạt lở, chống nước biển dâng, chống xâm nhập mặn và  gần đây chúng ta nói đến việc giao dịch tín chỉ carbon. Khu vực Cần Giờ được coi là lá phổi xanh của thành phố, có giá trị rất lớn về điều hòa khí hậu, về cảnh quan để phòng hộ biển để tạo sinh kế cho người dân ở vùng Cần Giờ. Diện tích rừng Cần Giờ chiếm 50% diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ, vì vậy nó có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc điều tiết khí hậu cho TP.HCM".

Ông Hùng cho biết thêm, tùy vào quy mô và loại rừng, các dự án phát triển kinh tế hạ tầng có liên quan đến chuyển đổi rừng tự nhiên cần phải được sự cho phép của Quốc hội, Chính phủ. Các dự án trừng trồng mới, đặc biệt là rừng ngập mặn phải mất rất nhiều thời gian để phát triển và có được sự đa dạng sinh học. Do vậy, cũng đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn địa điểm để trồng mới.

TS Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường biển cũng cho rằng, trước khi thực hiện một dự án, đặc biệt những dự án liên quan đến rừng, thì phải đánh giá tác động môi trường chiến lược của dự án đó. Đối với dự án siêu cảng Cần Giờ, cần đánh giá tác động môi trường chiến lược cấp quốc gia:

"Với quy mô siêu cảng, khi đánh giá tác động môi trường cảng Cần Giờ cần đánh giá tác động môi trường chiến lược. Khi đánh giá sẽ xác định được ô nhiễm môi trường hiện tại và trong tương lai, cần xác định những tác động tiềm ẩn. Về mặt sinh học khi chuyển đổi từ rừng sang các khu công nghiệp thì sẽ mất đi của những loài quý hiếm, những loài trong sách đỏ. Ngoài ra cần đánh giá về mặt xã hội, kinh tế. Ví dụ như đời sống dân cư, những người sinh sống ở khu vực đấy bám vào thiên nhiên thì bây giờ chuyển đổi người ta làm gì?", TS Dương Thanh Nghị cho biết.

Một số ý kiến cho rằng, dự án xây dựng siêu Cảng Cần Giờ có tác động lớn đến môi trường nên cần thực hiện việc đánh giá tác động môi trường ở nhiều cấp độ và cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định.

Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng mức đầu tư gần 129.000 tỉ đồng (5,5 tỉ USD). Ảnh: Portcoast

Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng mức đầu tư gần 129.000 tỉ đồng (5,5 tỉ USD). Ảnh: Portcoast

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, các đô thị lớn của Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có ngập úng đô thị, ô nhiễm môi trường. Phát triển kinh tế là cần thiết nhưng không được đánh đổi môi trường, mà cần có sự hài hòa, cân đối để phát triển bền vững.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Gao thông: "Tăng trưởng kinh tế không đánh đổi môi trường". 

Khai thác những lợi thế của vùng ven biển để tạo động lực phát triển kinh tế là cách nhiều thành phố đã và đang thực hiện, Tuy nhiên, theo đề án xây dựng siêu cảng Cần Giờ của TP.HCM đề xuất mới đây, dự kiến chuyển đổi 86 ha đất rừng phòng hộ, trong đó 83 ha đất có rừng ngập mặn tự nhiên là một vấn đề cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái Được và cái Mất khi triển khai dự án.

Bởi lẽ, hiện tại tỷ lệ diện tích rừng trên đầu người của người Việt Nam đạt khá nhưng tỷ lệ rừng tự nhiên trên đầu người của Việt Nam rất thấp, nhất là sau giai đoạn phát triển nóng, đề cao sự tăng trưởng kinh tế.

Xét ở góc độ kinh tế, khi được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, Cảng Cần Giờ dự kiến sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 6.000-8.000 lao động và đóng góp cho ngân sách khoảng 34 nghìn- 40 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị kinh tế lớn, là nơi tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân và khai thác lợi thế cho hoạt động du lịch. Mặt khác, nó cũng giúp cho TP.HCM tiết kiệm một số lượng tiền lớn để thành phố giải quyết phần nào ô nhiễm không khí, và bảo vệ khỏi tình trạng nước biển dâng và chống sói lở, chống lấn biển.

Bên cạnh đó, nó cũng là lá phổi xanh, điều khóa khí hậu cho thành phố, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu nhất là vấn đề nước biển dâng và nhiệt độ tăng. Khu vực Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích khoảng 32,6 nghìn ha rừng, với trên 15 triệu tấn Các bon. Với giá bán ước khoảng 10 USD/ tấn, những giá trị kinh tế mang lại của Rừng ngập mặn Cần Giờ là không nhỏ.

Nếu không triển khai dự án siêu cảng Cần Giờ sẽ bảo tồn được nguyên trạng toàn bộ đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận vào năm 2000 gồm trên 1.300 loài hệ động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như cóc đỏ, rái cá…

Việc lựa chọn xây dựng cảng Cần Giờ cần phải xem xét kỹ lưỡng, có ý kiến của các nhà quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, cảng biển, bởi khi đây là dự án nằm ngoài Quy hoạch cảng biển mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào năm 2021.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng thuộc ngành giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thông, lâm nghiệp… chính quyền địa phương cần cùng nhau phối hợp, mời các tổ chức uy tín thực hiện đánh giá tác động của dự án, bao gồm đánh giá về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Việc đánh giá cần được thực hiện kỹ lưỡng có giá trị định lượng và định tính rõ ràng. Đồng thời, Dự án cũng cần có kế hoạch cụ thể với lộ trình rõ ràng về vị trí, thời gian, điểm trồng rừng thay thế.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu với thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, TP.HCM đối mặt với nhiều vấn đề về ngập úng, triều cường và xâm nhập mặn. Bảo tồn và giữ gìn Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là cách giúp thành phố tăng khả năng chống chịu với thiên nhiên, đảm bảo môi trường sống bền vững.

Bài học về sự phát triển nóng, chặt phá, chuyển đổi mục đích rừng để phát triển kinh tế đã để lại nhiều hậu quả về ngập úng, sạt lở, ô nhiễm môi trường vẫn còn đó. Chủ trương phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường đã được Việt Nam theo đuổi và thực hiện trong nhiều năm qua. Bởi vậy, đây là thời điểm, các cơ quan quản lý nhà nước cần cân nhắc 3 bước:

- TP.HCM có nhất thiết phải xây dựng siêu cảng tại TP.HCM?

- Nếu buộc phải thực hiện, có nhất thiết phải lựa chọn vị trí xây dựng cảng tại khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ?

- Trong trường hợp  buộc phải xây dựng cảng tại khu vực này, thì cần có bước chuẩn bị ra sao để hạn chế thấp nhất những tác động, ảnh hưởng đến diện tích rừng tự nhiên?

Chỉ khi nào, những câu hỏi trên được trả lời thì việc xây dựng siêu cảng mới có thể hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng, tác động đến môi trường và thành phố lớn nhất cả nước có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Quách Đồng - Hải Hà /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Người dân nâng cao ý thức từ khi áp dụng Nghị định 168

Hơn 8.000 vi phạm bị phát hiện lập biên bản. Trong đó, gần 2.000 phương tiện bị tạm giữ, hơn 1.000 giấy phép lái xe bị tước và bị trừ điểm giấy phép lái xe. Đây là con số sau 10 ngày thực hiện Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Bến xe miền Tây đã sẵn phương án phục vụ dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết nguyên đán năm nay, người lao động được nghỉ 9 ngày, dự báo lượng khách đi lại qua bến xe Miền Tây sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngày cao điểm 27 tháng Chạp, bến xe phục vụ lượng khách nhiều nhất lên tới hơn 62.000 ngàn người.

Mùa Xuân trên phố

Mùa Xuân trên phố

Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, những cành đào thắm, quất vàng rực rỡ đã lác đác xuất hiện trên phố, đường phố trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, mọi người bắt đầu tranh thủ đi sắm tết khi hôm nay đã là ngày Rằm tháng Chạp...

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Việt Nam được gì sau 6 năm gia nhập CPTPP?

Sau 6 năm gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng hóa Việt Nam đã được tiếp cận với một số thị trường mới. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của hiệp định này còn rất nhiều việc phải làm.

Siết quản lý thuế với bán hàng online

Siết quản lý thuế với bán hàng online

Trong năm 2025 này, ngành thuế đang có những biện pháp “siết” quản lý thuế với bán hàng online.

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật

Thầy Trần Đình Vương (70 tuổi) và rất nhiều các thầy cô giáo khác đã nghỉ hưu tại Quảng Ngãi, dù tóc điểm bạc màu, nhưng trái tim vẫn tràn đầy nhiệt huyết soi sáng hi vọng cho những cô cậu học trò đặc biệt. Đó là những bạn nhỏ khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) để định danh người bán trên các sàn TMĐT thông qua VneID.