Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ “vạch xương cá” có tên gọi là vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V. Đây là vạch dùng để giới hạn phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy và để chia các dòng giao thông trên đường.
Khi các lái xe gặp các vạch kẻ đường như vậy phải tuân thủ theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch, trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định Luật Giao thông đường bộ. Đối hành vi vi phạm lái xe lấn vạch kênh hóa sẽ bị xử phạt 100.000 - 200.000 đồng đối với xe máy và 200.000 - 400.000 đồng đối với ô tô.
Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, vạch xương cá được bố trí trên 1 số tuyến đường hiện nay chưa hợp lý, gây ra kiểu đánh đố, khó khăn cho người tham gia giao thông. Đơn cử như trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn cách chung cư The Manor (quận Binh Thạnh) vài chục mét cũng xuất hiện 1 vạch xương cá.
Theo các tài xế, đoạn đường này hay xảy ra tình trạng các phương tiện xếp hàng rất dài chờ đèn theo hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 1. Do đó, việc bố trí vạch xương cá tại vị trí này là không hợp lý, dễ gây ùn tắc giao thông. Anh Đạt (1 tài xế taxi) cho biết, anh bị phạt nguội vì lỗi đè vạch xương cá tại đây.
Theo anh Đạt, các xe khi lưu thông qua đây rất dễ chạy đè lên vạch xương cá nếu không quen đường: "Cái đoạn Nguyễn Hữu Cảnh, cái làn trái có kẻ vạch xương cá và mũi tên chỉ đường, mà giờ cao điểm hay kẹt xe thì sao mà lấy ra được, ở đó là lúc nào cũng kẹt xe giấc sáng và chiều. Mà ờ đó có gì đâu mà lại kẻ cái đó, chẳng khác nào bẫy người dân, tôi cũng bị cái biên bản và nhiều tài xế bị lắm”
Suýt bị xảy ra va chạm giao thông trên đường Võ Văn Kiệt (thuộc quận 5) do 1 xe ô tô chạy song song né vạch xương cá, anh Hiển (ngụ TP.HCM) cho biết, vạch xương cá đường Võ Văn Kiệt đoạn gần đến cầu Chữ Y được nằm trong làn hỗn hợp là rất nguy hiểm.
Do khu vực này có lượng xe có nhu cầu rẽ rất nhiều nên việc việc phải chuyển làn để né vạch xương cá rất dễ xảy ra va chạm với các xe lưu thông phía sau: “Thì mình cũng đang chạy thẳng, thì ông anh đó ông cũng chạy song song với mình, thì thấy xương cá ông bất ngờ, cái bất ngờ tay lái ông đánh lái qua, cũng may là mình xử lý kịp. Tại vì tất cả làn di chuyển liên tục thì tới đó tự nhiên vạch xương cá lòi ra, làm cho người muốn quẹo thì bắt buộc họp phải quẹo vào làn giữa là xe xảy ra va chạm hoặc va quẹt. Mà nếu không lấn vào mà cán lên thì bị phạt, mà cái khúc này cũng có rất nhiều phương tiện có nhu cầu quẹo lên.”.
Ngoài ra, hàng loạt vạch xương cá trên nhiều tuyến đường hiện nay như tại giao lộ Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị (quận thuộc Gò Vấp), đường Mai Chí Thọ (TP. Thủ Đức), trên quốc lộ 13 (tỉnh Bình Dương) cũng gây ức chế cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, 1 số vạch xương cá trên đường Phạm Văn Đồng đoạn qua quận Bình Thạnh và TP. Thủ Đức quá mờ khiến nhiều phương tiện lưu thông qua đây là liên tục bị mắc lỗi đè vạch.
Theo người dân, đối với tình trạng giao thông hiện nay của TP.HCM không nên để vạch xương cá, trong khi đã có mũi tên, biển báo phân làn.
"Mình cứ xóa vạch đó đi, ví dụ như xe nào rẽ trái thì cho đậu đó để rẽ trái thôi. Mình có bảng chỉ dẫn, vạch kẻ đường mà, thì anh nào đi sai, đi thẳng mà nằm bên quẹo thì đóng phạt thôi"
"Bỏ cái đó đi để cho cái len nó thẳng lên, ví dụ người ta đứng chờ ở đó thì người ta cũng không bị cán lên cái vạch xương cá"
"Cái đường nhỏ thì khỏi, mấy đường lớn thì nên để vạch xương cá, còn mấy đường nhỏ quá thì mình không nên để"
Theo Tiến sĩ Khoa học Giao thông vận tải Nguyễn Đinh Vinh Mẫn (trường Đại học Việt Đức) khi vạch xương cá bố trí không hợp lý, tài xế có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định, dẫn đến tình trạng bị phạt một cách không công bằng. Điều này có thể khiến người tham gia giao thông cảm thấy bị “gài bẫy,” làm giảm niềm tin vào hệ thống quản lý giao thông.
Ngoài ra, sự không rõ ràng trong bố trí vạch có thể gây ra tình trạng hỗn loạn trên đường, đặc biệt là trong các khu vực có lưu lượng giao thông cao, làm gia tăng nguy cơ tai nạn.
“Cần tiến hành đánh giá lại toàn bộ hệ thống vạch kênh hóa dòng xe trên các tuyến đường, đặc biệt tại các điểm mà tài xế phản ánh. Việc này nên được thực hiện bởi các chuyên gia, kết hợp với các phản hồi từ người tham gia giao thông. Từ đó, điều chỉnh hoặc loại bỏ những vạch kênh hóa dòng xe không cần thiết hoặc không hiệu quả, thay thế bằng các biện pháp điều tiết giao thông khác như biển báo, đèn tín hiệu, hoặc thậm chí cải tiến cơ sở hạ tầng giao thông”, TS Nguyễn Đinh Vinh Mẫn cho biết.
TS Mẫn cũng cho rằng, việc bỏ hoàn toàn các vạch kênh hóa dòng xe không phải là giải pháp hợp lý, vì vạch này có vai trò trong việc điều tiết giao thông tại các khu vực phức tạp. Thay vào đó, việc cải tiến và bố trí hợp lý các vạch này mới là cách tiếp cận đúng đắn: “Việc nghiên cứu, điều chỉnh và bố trí hợp lý các vạch này mới là cách tiếp cận đúng đắn và phù hợp, thay vì chúng ta loại bỏ hoàn toàn. Việc bố trí vạch kênh hóa dòng xe cần được thực hiện cẩn thận và khoa học, đảm bảo chúng thực sự phục vụ cho an toàn và điều tiết giao thông.”
Liên quan đến vấn đề này, Sở GTVT TP.HCM cho biết, thời gian tới Sở GTVT sẽ tổ chức khảo sát từng vị trí cụ thể để có điều chỉnh phù hợp.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.