Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Có một Hà Nội không bao giờ cũ

Lê Tùng - Huy Văn: Thứ hai 23/01/2023, 08:55 (GMT+7)

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội” – Đó là câu hát mà hẳn nhiều người, nhất là những người đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô nghĩ ngay tới khi nhắc về vẻ đẹp của Hà Nội.

Cảnh sắc Hà Nội, con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội hay lịch sử Hà Nội, tất cả đều là đề tài ưa thích của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu.

Hiện nay, nhiều nét thơ của Hà Nội dần phai màu theo thời gian, nhưng Hà Nội vẫn thu hút con người ta tìm tới, say mê tìm hiểu rồi đem lòng yêu lúc nào không hay. Bởi lẽ, “Hà Nội chưa bao giờ cũ”.

Văn chương, thơ ca về Hà Nội từ xưa đến nay đếm không xuể, bởi mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa là nơi khơi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ.

Hà Nội là mạch nguồn vô tận cho những tác phẩm văn học của nhiều nhà văn như Tô Hoài, Vũ Bằng hay Nguyễn Ngọc Tiến; hay những ai yêu vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội thì không thể không biết tới tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái lừng danh với thương hiệu “Phố Phái”.

Người thích nghe nhạc thì nhớ tới những bài hát kinh điển như Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, hay Có phải em mùa thu Hà Nội được thể hiện vô cùng thành công từ ca sĩ Hồng Nhung…

Văn chương, thơ ca về Hà Nội từ xưa đến nay đếm không xuể, bởi mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa là nơi khơi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ

Văn chương, thơ ca về Hà Nội từ xưa đến nay đếm không xuể, bởi mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa là nơi khơi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ

Cứ thế, dù là những điều thân quen tưởng chừng như ai cũng biết, nhưng trong con mắt của người nghệ sĩ, họ lại tìm thấy những chất riêng, lại có những cảm nhận khác nhau về Hà Nội. Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thanh Vân (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) chia sẻ về nguồn cảm hứng của ông khi sáng tác về Hà Nội:

“Tôi có may mắn là trong 5 năm đời sinh viên được gắn bó với cái tiếng leng keng của tàu điện Hà Nội và gần 20 năm làm việc nơi trụ sở cơ quan mà chỉ cần vài bước chân là đã đến hồ Gươm. Tôi yêu Hà Nội, tôi thích đi bộ và lang thang nơi phố cổ. Cảnh quan, nhịp sống của Hà Nội đã cho tôi nhiều cảm xúc để viết".

Còn với nhà văn trẻ Nguyễn Trương Quý, người đã có hàng chục tác phẩm về Hà Nội, với anh, sự gắn bó với Hà Nội đến từ niềm đam mê văn học ngay từ nhỏ:

“Có lẽ đến với văn học bắt đầu từ việc đọc từ hồi nhỏ. Mình cũng khá là ham đọc, lúc đấy thật ra cũng do hoàn cảnh thôi, cũng không có nhiều phương tiện giải trí, phương tiện tiếp nhận trí thức nào ngoài sách in và báo chí.

Khi mà lớn lên mình lại thích học vẽ. Sau đó, bắt đầu mình thấy rằng là cái việc viết nó vẫn có một sức quyến rũ, thỏa mãn cái khả năng là mình biểu đạt những cái tư duy của mình một cách trực tiếp hơn.

Thế nên khi là mình bắt đầu tập viết những bài viết đầu tiên và cũng rất là tình cờ trong bài đầu tiên lại về Hà Nội, vì nó là thành phố mà mình đang sống và sinh ra, lớn lên ở đó.

Và mình cũng ấn tượng với câu truyện truyền thuyết, những cái sự tích hay những di tích lịch sử, hay những cái vẻ đẹp của các công trình xưa. Tất cả những điều đó ở Hà Nội đều có sẵn, mình chỉ việc là sẽ ngồi mình viết thế nào”.

Trước làn sóng hội nhập, không khó hiểu khi nhiều nét Hà Nội xưa dần phai mờ theo thời gian

Trước làn sóng hội nhập, không khó hiểu khi nhiều nét Hà Nội xưa dần phai mờ theo thời gian

Hà Nội xưa trong văn học, thơ ca là một nơi lãng mạn, thanh lịch đến từ những nét đẹp bình dị như tà áo dài của người con gái, màu đỏ rực của mùa hoa phượng hay vẻ đẹp của 36 phố phường…

Nhưng Hà Nội nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của cả nước. Trước làn sóng hội nhập, không khó hiểu khi nhiều nét Hà Nội xưa dần phai mờ theo thời gian.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Vân chia sẻ:

“Hà Nội là kinh kỳ, là nơi tập trung nhiều người. Nhiều người đến đây sinh sống và mang theo những văn hóa của miền quê đến Hà Nội. Dù Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp và văn hóa riêng mà 1000 năm đã hun đúc lên, nhưng bây giờ Hà Nội đã có những thay đổi.

Những thay đổi đó như việc các con phố ngày một mở rộng ra, con người càng đông lên, cuộc sống ồn ào và gây ra cho chúng ta một cảm giác mà nếu chúng ta không yêu, không có những phút lắng lặng thì ta không thấy được nét đẹp của Hà Nội.

Thực ra Hà Nội có hồ Gươm, hồ Tây, có những con phố rất đẹp như Phan Đình Phùng, phố Trần Phú với những tháng tư mùa rơi lá rất đẹp mà không nơi nào có được. Hà Nội đấy, nếu ai đi, lắng lặng và có một lối quan sát tinh tế thì ta vẫn thấy một Hà Nội rất xưa, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của phố cổ, của 36 phố phường”.

Sự thay đổi của Hà Nội hiện nay đến từ sự thay đổi của đời sống văn hóa – nền tảng làm nên những giá trị của Hà Nội

Sự thay đổi của Hà Nội hiện nay đến từ sự thay đổi của đời sống văn hóa – nền tảng làm nên những giá trị của Hà Nội

Không thể phủ nhận Hà Nội ngày nay đã khác hơn nhiều so với ngày trước. Những tòa cao ốc mọc lên ngày một nhiều, giao thông cũng ngày một phức tạp khi giờ tắc đường đã trở thành chuyện cơm bữa với bất cứ ai. Nhưng không có nghĩa là Hà Nội không còn đẹp.

Theo nhà văn Trần Bảo Hưng, thay đổi là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là làm cách nào để gìn giữ, dung hòa những nét văn hóa còn lại với nhịp sống hiện đại ngày nay:

“Những năm 54, Hà Nội chỉ có dân số 15 vạn, bây giờ đã là chục triệu. Những người mới đến Hà Nội 2 chục năm trở lại đây thì không còn những nét hào hoa, thanh nhã của người Hà Nội gốc. Nhưng không có nghĩa là họ xấu. Nếu không có những cái mới thì sẽ không có Hà Nội ngày nay.

Từng người thay đổi rồi thì đất nước, Thủ đô cũng phải thay đổi, không thể khác được. Nhưng ta phải làm sao để sự truyền thống và hiện đại hài hòa với nhau. Để có được Hà Nội như bây giờ là đã qua bao nhiêu lần thay đổi rồi, chứ không phải là bất biến”.

Sự thích ứng của Hà Nội trước những đổi thay của thời gian là một trong những nét thú vị mà nhà văn Nguyễn Trương Quý vô cùng yêu thích

Sự thích ứng của Hà Nội trước những đổi thay của thời gian là một trong những nét thú vị mà nhà văn Nguyễn Trương Quý vô cùng yêu thích

Đồng tình với quan điểm này, nhà văn Nguyễn Trương Quý cũng cho rằng, sự thay đổi của Hà Nội hiện nay đến từ sự thay đổi của đời sống văn hóa – nền tảng làm nên những giá trị của Hà Nội.

Đời sống văn hóa thay đổi, có những giá trị bị hao hụt, mất đi dẫn đến nền tảng “giá trị thương hiệu” của Hà Nội thay đổi, khiến người ta cho rằng, những nét đẹp thanh lịch đã không còn nữa.

Nhưng Hà Nội cũng thích ứng vô cùng nhanh với sự đổi thay của thời đại. Ngày nay, Hà Nội nổi tiếng với những quán café có mặt ở hầu hết những con phố, hay nổi bật về ẩm thực với món café trứng, phở và bánh mỳ, được bạn bè thế giới biết đến và yêu thích.

Sự thích ứng của Hà Nội trước những đổi thay của thời gian là một trong những nét thú vị mà nhà văn Nguyễn Trương Quý vô cùng yêu thích:

“Cái sự thích ứng đó ở Hà Nội rất nổi bật. Nhìn vào khu tập thể cũ, bây giờ rất nhiều nhà tập thể cơi nới, để tăng thêm diện tích bằng cách họ cấy những chuồng cọp. Nó cũng là một kiểu thích ứng.

Tất nhiên là có những kiểu thích ứng vừa tích cực, cũng vừa tiêu cực, nó không bao giờ là rành mạch, phụ thuộc vào cái luật lệ, vào quy định được đặt ra.

Cái sự cũ mới ở đây nó còn liên quan đến khả năng phát triển của các không gian sống nữa. Tôi thấy rằng là, cái khả năng thích ứng còn là cái chỗ mà người Hà Nội cũng dựa trên cái sự xô bồ, với sự nhộn nhào đấy, nhưng mà người ta vẫn có những cái phút tạo ra những khoảng thong dong.

Vẫn còn đó những cái cảm giác mà ai đến Hà Nội cũng bảo là có cảm giác xưa cũ, có cảm giác gì đấy của một thời đã xa vẫn còn đọng lại ở đây”.

Chẳng ai biết trà đá vỉa hè có từ bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, thức uống lề đường này dường như đã trở thành một nét của người dân Hà Thành

Chẳng ai biết trà đá vỉa hè có từ bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, thức uống lề đường này dường như đã trở thành một nét của người dân Hà Thành

Điểm thú vị nhất với Hà Nội, theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, đó là văn hóa “trà đá vỉa hè”. Rõ ràng, nếu xét về khoản thanh lịch, thì trà đá vỉa hè không phải là kiểu như vậy. Cũng chẳng ai biết trà đá vỉa hè có từ bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, thức uống lề đường này dường như đã trở thành một nét của người dân Hà Thành.

Hà Nội ngày nay hiện đại với nhiều hàng quán đầy đủ tiện nghi, những nhà hàng xa hoa cũng có, nhưng lại chẳng hấp dẫn bằng vài ly trà mạn, có thể thêm vài điếu thuốc, gói hướng dương cùng vài chiếc ghế nhựa.

Theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, trà đá vỉa hè chính là hiện thân của sự gắn bó cộng đồng, là nơi cho anh rất nhiều cảm hứng trong sáng tác:

“Có lẽ là ở tính chất nó còn giữ được cái sự gắn bó cộng đồng. Cái này nó xuất phát đặc tính của cái làng, xóm cũ xưa vẫn còn rõ rệt ở đây. Trong cái sự đô thị hóa mà hướng tới giống như là một loạt các thành phố trên thế giới bây giờ, thì cái gì giữ lại Hà Nội là những cái không gian nhỏ đấy, những cái hàng xóm, láng giềng, những cái gì đấy có tính chất gần gũi”.

Tạm gác lại những góc nhìn độc đáo, những nguồn cảm hứng vô tận mà Hà Nội đem lại cho những thi sĩ, những nhà văn, khi nói đến tình yêu Hà Nội, đôi khi không nhất thiết phải là thứ gì đó cầu kỳ, ẩn dụ. Đó có thể chỉ đơn giản là những kỷ niệm, hay con người mà đã đi cùng chúng ta qua nhiều năm tháng.

Anh Nguyễn Sơn Tùng, một người dân sống tại phố Hàng Điếu chia sẻ:

“Có rất nhiều thứ để mà nói, nhưng đối với riêng bản thân tôi, do tình yêu xuất phát từ sự gắn bó, đó là khi mà tôi sinh ra và lớn lên ở đây, tôi có rất nhiều kỷ niệm ở đây, từ ông bà, bố mẹ, những người cùng lớn lên ở đây, cùng chơi với nhau, cùng học cùng nhau, rồi thì làm việc ở đây, có những mối tình ở đây, được chứng kiến những con người hàng ngày sinh sống, sinh ra, thậm chí là có những người đã mất đi rồi nhưng kỷ niệm của họ vẫn còn mãi.

Đối với tôi, tình yêu nhất là nó đến từ cái sự gắn bó qua rất nhiều năm tháng như thế”.

Như thế đó, mỗi người với những góc nhìn, quan điểm, cách thể hiện tình yêu riêng đã góp phần thêm những mảng màu vào bức tranh sinh động của một Hà Nội văn minh, hiện đại. Chỉ cần nghe những câu chuyện đó, có lẽ đã quá đủ để thấy rằng, Hà Nội sẽ chẳng bao giờ cũ cả.

Lê Tùng - Huy Văn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.