Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Chuyện về nghề lái máy bay phun thuốc ở miền Tây

Thanh Phê: Thứ hai 07/11/2022, 10:09 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, bà con nông dân ĐBSCL không còn xa lạ với mô hình sử dụng thiết bị máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng, vườn, qua đó nâng cao hiệu quả, tiết kiệm sức lao động, bảo vệ sức khỏe cho người dân. 

Điển hình như tại Hậu Giang còn hình thành cả "đội bay" chuyên phun thuốc cho bà con trong vùng.

Hãy cùng gặp gỡ ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, để nghe ông chia sẻ về câu chuyện đổi mới, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang - Ảnh haugiang.gov

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang - Ảnh haugiang.gov

PV:  Xin ông cho biết, việc áp dụng cơ giới hóa, đặc biệt là máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh ra sao?

Ông Võ Xuân Tân: Khoảng 2 năm trở lại đây, nó có chiều hướng phát triển, mạnh lên. Tập huấn đào tạo, trình diễn, xây dựng mô hình, xong đó máy thương mại nhiều công ty, hiện nay Hậu Giang gần 40 máy, của khuyến nông khoảng 10 máy, còn 20 mấy, 30 máy là của người dân.

Rồi một số doanh nghiệp nữa, chi phí tùy theo máy dao động từ 350-700 triệu/máy, khả năng mình bay diện tích vòng vòng nhỏ, ít thì sắm chiếc nhỏ thôi, sắm chiếc 10 lít hoặc 20 lít, còn muốn làm dịch vụ lâu dài, dịch tích lớn thì máy 40 lít, bình lần bay là chưa được 40 lít nước, mấy máy nhỏ thì 10 lít.

PV: Được biết, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh cũng có đội bay và có thể nói hoạt động sớm nhất trong tỉnh. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

Ông Võ Xuân Tân: Trung tâm vẫn có đội bay mấy năm rồi, anh em vẫn tiếp tục bay nhưng sắp tới sẽ mở rộng thêm các doanh nghiệp nữa, hiện nay đội của anh trên 20 mấy người, trung tâm cũng 4-5 người gì đó, mỗi trạm cũng 2-3 người, khi bà con có nhu cầu bay dính địa bàn đó, trên đây xuống 1 người, huyện 1 người, xã 1 người sẽ xuống làm dịch vụ.

Bà con cho hay diện tích phun bao nhiêu, thời gian nào thì anh em có đội trưởng, đội phó, anh đội bay sẽ phân công, nếu bà con có nhu cầu liên hệ với trung tâm khuyến nông. Hôm giờ triển khai cho các HTX, nếu có nhu cầu đăng ký đầu vụ, ký hợp đồng, khi nào ngày nào thông tin bay thì anh em sẽ sắp xếp đi bay.

PV:  Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của máy bay phun thuốc mang lại, cũng như có những loại máy nào và chi phí cho mỗi lần phun?

Ông Võ Xuân Tân:  Anh nghĩ hiệu quả chắc 10 lần trở lên, 1ha phun 10 phút hà, như máy 20 lít hôm rồi mới bay khoảng 1 tuần 1 buổi bay gần 30ha.

Hiện có 2 dòng máy, 1 là béc phun ly tâm, có những bộ phận, nước xuống đánh nhiễm ra dạng sương mù, không bị nghẹt bét, dạng thứ 2 phun áp lực, giống như phun bình thường nhưng gắn vào máy, do có lực cánh quạt cũng mịt ra nhưng bằng béc ly tâm, thuốc dạng bột hay  nghẹt .

Giá dịch vụ trước đây là 200 ngàn/ha/lần phu, nhưng giờ máy nhiều giảm xuống còn 180 ngàn/ha/lần phun.

PV: Cảm ơn ông Võ Xuân Tân, đã dành thời gian chia sẻ cùng Mekong FM hôm nay.

Hướng dẫn sử dụng máy bay phun thuốc tại HTX Kiến Thành, xã Vị Bình, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Danviet

Hướng dẫn sử dụng máy bay phun thuốc tại HTX Kiến Thành, xã Vị Bình, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Danviet

Cầm trên tay lịch hẹn, ông Bùi Văn Út ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cùng thành viên trong tổ phun thuốc bảo vệ thực vật dịch vụ bằng máy bay không người lái (drone) lại lên đường làm nhiệm vụ.

Hành trang của biệt đội phun thuốc của ông Út rất cơ động, gồm máy bay phun thuốc, bộ điều khiển, pin, sổ sách và các dụng cụ pha thuốc… Nhờ được xá nông thôn được thuận lợi mà “đồ nghề”, được ông Út chở bằng xe máy tới thẳng địa điểm nông dân cần phun.

Hôm nay, khách hàng của ông Út là ông Lê Văn Sáu ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, người nông dân được mệnh danh là tỷ phú sầu riêng ở Hậu Giang. Vườn sầu riêng rộng khoảng 5,5 ha, cây cao, tán lớn được trồng theo hàng thẳng tắp nên việc phun thuốc được diễn ra dễ dàng nhờ vào chức năng định vị để máy lập trình đường bay.

Trước khi cất cánh, máy được đến bãi đất trống, kiểm tra béc phun, thuốc được nhận từ chủ vườn, pha đúng liều lượng và được cho vào bình chứa. Điều mà chủ vườn hài lòng nhất là lượng thuốc xuống đều, thấm tới gốc do lực đẩy của các cánh quạt. việc phun thuốc bằng máy khá nhẹ nhàng. Ông Út tâm sự, thấy nông dân mang bình đi phun thuốc nhiều độc hại nên khi làm công việc này có niềm vui nhỏ nhỏ là giúp được bà con đỡ nhọc nhằn.

Ông Bùi Văn Út ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, chủ máy bay phun thuốc dịch vụ chia sẻ: "Làm dịch vụ giá xịt lúa nếu công tầm nhỏ 18 ngàn, còn xịt vườn, cây ăn trái thì tính bình, xịt nhiều thì một bình 80 ngàn, còn mấy người lẻ lẻ thì ăn 100 ngàn/bình. Bây giờ người ta xài dữ lắm, xịt lúa đồ khách hàng dữ lắm, cỡ 400-500 khách hàng, lúc đầu người ta chưa biết nên ít kêu, bây giờ người ta kêu dữ lắm, xịt không kịp".

Ưu điểm của thiết bị bay này cho thấy hạt thuốc khi ra khỏi béc phun có kích cỡ rất nhỏ, mịn, giúp tiết kiệm tối đa đến 90% lượng nước thực tế cần dùng và giảm từ 20 – 30% lượng thuốc BVTV sử dụng. Không những vậy, việc sử dụng thiết bị bay không người lái trong nông nghiệp giúp tiết kiệm nhân công lao động, thời gian phun chỉ từ 15 – 20 phút/ha mang lại hiệu suất cao gấp 20 lần so với hiệu suất của việc phun thuốc bằng phương pháp thủ công.

Xong việc, cả hai thu gom dụng cụ mang lên xe rồi di chuyển sang vườn cạnh bên. Sau vài lượt bay ra bay vào máy đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhanh, gọn lại hiệu quả cao. Ngoài ra, chỉ cần định vị lần đầu, máy sẽ lập trình đường bay và phun tự động cho các lần tiếp theo. 

Ông Bùi Văn Út, chia sẻ thêm: "Lúa đất liền liền nhau thì ngày cũng vài trăm công, cỡ 200-300 còn vườn cây ăn trái thì vô chừng lắm như gặp vườn ông sáu thì quất buổi sáng cũng 50-60 công, làm nhiều thì mối nhiều còn mấy người lẽ lẽ người ta cũng kêu, ké ké vậy người 5-6 công, 10 công dài dài đây nè, thuốc của người ta người ta muốn xịt gì thì xịt, mình chỉ ra công xịt thôi, xịt có khi người ta đuổi thừa thuốc giả này kia mất công lắm, thuốc người ta không có đuổi thừa, nói chung làm suốt luôn không có nghỉ ngày nào. Ngày nào cũng có, ít nhiều thôi, nói chung lúc này ít do lúa vụ 3 bỏ nhiều nên hơi giảm".

Trình diễn máy bay không người lái bằng điều khiển từ xa - Ảnh Danviet

Trình diễn máy bay không người lái bằng điều khiển từ xa - Ảnh Danviet

Nói với chúng tôi về lý do chọn hình thức phun mới này, ông Lê Văn Sáu (thường gọi là ông Sáu Bờ) ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bộc bạch: "Chú đi ngang chú thấy chiếc máy bay đang xịt lúa, chú mới đúng chú coi thì như vậy con rầy ở dưới lúa phải nằm sát gốc, mà máy bay bay ở trên nó liệt con rầy phải bay ra, lượng thuốc trên chụp xuống, chú nghiên cứu chú kêu ông chủ máy bay qua xịt cho chú thử một mẫu, xịt rồi chú ra coi là con rầy té liền, từ đó chú xịt bằng máy bay, một là hạn chế chi phí, thứ 2 là hạn chế công lao động của mình".

Trung tâm khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang cho biết, Mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô mô hình 02 máy cho 02 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Kết quả mô hình đã nhân rộng khá lớn. Hiện nay, người dân tự đầu tư nhân rộng mô hình đã nâng tổng số máy bay phun thuốc trên địa bàn hiện có 37 chiếc. Đến thời điểm hiện tại, máy bay phun thuốc trong mô hình của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang hỗ trợ từ năm 2021 đến nay đã phun dịch vụ trên 2.000 ha.

Thay đổi cách thức phun thuốc là một trong những cách thay đổi thói quen canh tác, ứng dụng mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của nông dân. Vấn đề cốt lõi là phải liên kết để tạo ra quy mô lớn, nhằm phát hiệu quả tối đa của cơ giới hóa, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đủ cả về số lượng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, xa hơn là xuất khẩu.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.